Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Slovakia
[MINH HUỆ 02-12-2019] Ngày 30 tháng 11 năm 2019, các học viên đến từ Cộng hòa Séc và Slovakia đã tổ chức Pháp hội Chia sẻ Trải nghiệm Tu luyện Pháp Luân Đại Pháp tại Povazska Bystrica, thuộc vùng Tây Bắc của Slovakia. 10 học viên đã kể về những trải nghiệm của bản thân khi áp dụng nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn vào cuộc sống hàng ngày của mình.
Pháp hội Chia sẻ Trải nghiệm Tu luyện Pháp Luân Đại Pháp tại Povazska Bystrica, Slovakia, hôm 30 tháng 11 năm 2019
Các học viên chia sẻ các câu chuyện của bản thân tại Pháp hội Chia sẻ Trải nghiệm Tu luyện ở Povazska Bystrica
Vấn đề quan trọng nhất trong cuộc đời chúng ta
Cô Mariana bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp khoảng 10 năm trước. Vài năm nay, cô đã làm việc cho một công ty truyền thông tin tức. Công việc này khiến cô luôn bận rộn và hiếm khi có thời gian rảnh rỗi. Sau một thời gian, cô Mariana cảm thấy kiệt sức và mong được nghỉ ngơi, hoặc ít nhất là có thời gian để đi dạo. Sau đó, cô bắt đầu trở nên thất vọng, nghĩ rằng những ngày tươi đẹp lần lượt trôi qua trong khi cô chỉ ngồi trước máy tính.
Cô Mariana nhớ lại: “Cảm xúc này đã khiến tôi phải suy xét lại cảnh ngộ của bản thân mình – Tại sao tôi lại ở đây và mục đích cuối cùng của tôi là gì? Trước đây, tôi đã luôn mong có cơ hội để chứng thực Pháp. Hiện giờ, tôi có cơ hội đó, nhưng tôi lại cảm thấy lúng túng bởi tôi không thể tận hưởng cuộc sống.” Điều này đã chỉ ra nhiều chấp trước mà cô đã hình thành trong nhiều năm qua.
Thông qua việc không ngừng học Pháp, cô Mariana nhận thức được rằng những thành quả mà cô đã trải nghiệm qua việc sử dụng máy tính quan trọng và quý giá hơn thế giới xung quanh cô.
Cô chia sẻ: “Thực ra, đây là một khảo nghiệm xem tôi có thực sự tín Sư tín Pháp, và [hiểu được] tầm quan trọng của việc cứu độ chúng sinh hay không.” Với niệm đầu này, cô có thể tập trung hơn vào các hạng mục Đại Pháp và không còn nghĩ ngợi gì về việc nghỉ ngơi nữa.
Mặc dù thời gian nghỉ hè vô cùng ít ỏi nhưng cô cùng một vài đồng nghiệp dự định sẽ tới Ấn Độ để đào tạo nhóm. Cô giải thích: “Điều thú vị là, giờ đây, tôi không còn chấp trước vào việc du lịch hay thời tiết ấm áp nữa. Thay vào đó, tôi luôn nghĩ làm sao để làm những dự án của chúng tôi ở đó [được thực hiện] tốt hơn.”
Cô Mariana cũng phát hiện ra rằng, khi dành thêm thời gian học Pháp vào buổi sáng, cô sẽ có một trí tuệ minh mẫn hơn cho cả ngày làm việc. Chẳng hạn, cô có thể dễ dàng nhìn thấu các sự việc và giải quyết các vấn đề một cách đơn giản và sáng suốt. “Đúng như Sư phụ đã giảng, học Pháp giúp chúng ta làm được nhiều hơn nhưng [công sức] ít hơn”, cô nói thêm.
Không ngừng đề cao
Anh Marek, một chuyên gia công nghệ thông tin đến từ Slovakia, đã chia sẻ về những quan niệm người thường của anh trong việc chấp trước vào danh, và anh đã thay đổi thái độ của mình như thế nào.
Sự việc bắt đầu khi anh đi phỏng vấn xin việc. Có lần, anh được yêu cầu viết một chương trình máy tính đơn giản ngay trong cuộc phỏng vấn, nhưng anh không thể làm được và thậm chí còn nhầm lẫn các ngôn ngữ lập trình khác nhau. Người phỏng vấn nhìn anh mỉm cười và nói: “Thế này mà anh cho mình là một nhà phát triển phần mềm được sao?” Anh Marek chia sẻ rằng anh cảm thấy rất xấu hổ và muốn biến mất vào một cái lỗ ở trên sàn.
Trải nghiệm này đã khiến anh nhận ra rằng điều khiến anh lo lắng nhất không phải việc anh gặp rắc rối khi viết các chương trình máy tính, mà sợ bị mất mặt trước ba người phỏng vấn mới là điều anh lo sợ nhất.
Với thể ngộ này, là một học viên, anh có thể học được từ những lỗi lầm và bài trừ tạp niệm. Điều này đã trợ giúp anh ở nhiều khía cạnh. Ví dụ, dần dần anh có thể giới thiệu các chương trình nghệ thuật biểu diễn Shen Yun cho nhiều người hơn, và anh cũng tìm được một công việc như mong đợi. Giờ đây, anh có thể áp dụng những kỹ năng anh mới học được vào các hạng mục Đại Pháp.
Loại trừ những cảm xúc tiêu cực và tâm ích kỷ
Cô Jana là một học viên đến từ Slovakia. Một hôm, trong khi cô đang ngồi trên xe ô tô cùng một vài người khác, cô định gửi một tin nhắn tranh luận cho một học viên đã làm phiền cô. Nhưng rồi một giọng nói vang lên trong tâm trí cô: “Cô không được làm điều đó, bởi vì cô là một học viên.” Cùng lúc đó, một ý nghĩ tiêu cực xuất hiện: “Cứ tiếp tục gửi đi – không vấn đề gì đâu.” Cô đã cố gắng gửi tin nhắn đó nhưng không thành công. Sau đó, xe ô tô đột nhiên va chạm với một phương tiện đi phía trước và điện thoại di động văng khỏi tay cô.
May mắn là cô Jana ngồi ở ghế sau và có đeo dây bảo hiểm. Tuy nhiên, cô bị chấn động và ngay lập tức hiểu ra rằng sự giận giữ của cô đã gây ra tai nạn này. Cô Jana không có thương tích nào nghiêm trọng ngoại trừ một vết bầm tím nhỏ do dây bảo hiểm gây ra. Tin nhắn đó đã không được gửi đi, nhưng trải nghiệm này là một lời cảnh báo nghiêm túc dành cho cô. Kể từ đó, cô luôn kiểm soát sự giận dữ của mình bất cứ khi nào nó xuất hiện.
Cô Jana cũng chia sẻ về tầm quan trọng của việc tu khẩu. Cô dẫn một ví dụ, ngay sau khi cô khắc khẩu với một ai đó, cô sẽ bị đau ở miệng và cô rất khó có thể mở miệng để nói chuyện. Khi cô Jana chú ý hơn đến điều này, và cân nhắc nhiều hơn về lời nói thì tình trạng của cô mới được cải thiện.
Cô Jana còn chia sẻ về những chấp trước mà cô đang cố gắng loại bỏ, đó là tâm tranh đấu. Khi lần đầu tiên Jana muốn giúp đỡ một người bạn vượt qua khó khăn, người bạn đó đã rất cảm kích. Nhưng khi cô viết những email tiếp theo nhằm cố gắng thuyết phục người bạn đó, cũng như chứng minh là cô đúng thì người bạn đó đã từ chối lắng nghe. Về sau, cô Jana hiểu ra rằng tâm cạnh tranh của cô bắt nguồn từ sự ích kỷ, và đó là thứ mà cô cần phải tu bỏ.
Không ngừng cố gắng
Anh Peter đến từ Slovakia, đang làm việc cho Đài truyền hình Tân Đường Nhân (NTD) tại New York. Anh làm công việc liên lạc giữa các bộ phận và chịu trách nhiệm xin giấy phép.
Để đạt hiệu quả cao hơn trong công việc, anh Peter đã đặt một tiêu chuẩn cao cho mình: làm việc 6 ngày một tuần, mỗi ngày làm việc 8 tiếng. Thật không hề dễ dàng để duy trì theo cường độ đó, đặc biệt là vì công việc của anh cần hướng dẫn chi tiết và đòi hỏi phải tập trung cao độ. Trong suốt một năm, anh hiếm có thời gian nghỉ ngơi ngoại trừ hai ngày nghỉ vào dịp lễ giáng sinh. Thời gian trôi qua, [mặc dù] công việc buồn tẻ, nhưng là một học viên, anh không ngừng đề cao bản thân và duy trì động lực tinh tấn.
Học Pháp, luyện công và phát chính niệm trước khi làm việc đã giúp anh rất nhiều. Nếu không, anh nhận thấy mình dễ bị can nhiễu, và đôi khi còn không muốn đọc email-bởi vì điều đó có nghĩa là có nhiều vấn đề hơn đang đợi giải quyết. Thế nhưng, khi anh có thể làm tốt ba việc, anh có thể bảo trì được tâm thái hòa ái và giải quyết hết vấn đề này đến vấn đề khác.
Một trong những trách nhiệm khác của anh Peter là đào tạo nhân viên mới, nhiều người trong số họ sau đó được cử đi Ấn Độ. Đây thật sự là quá trình khảo nghiệm sự kiên nhẫn của anh. Đủ loại suy nghĩ tiêu cực thường xuyên khởi lên: “Điều đơn giản như vậy, sao cậu ta lại không biết thế nhỉ” hoặc “Mình đã nói với cô ta điều tương tự như vậy nhiều lần rồi mà cô ta vẫn không chịu tiếp thu!” “Tại sao cậu ta lại quá lười, hoặc quá chậm như vậy nhỉ?” “Nếu cậu ta còn tiếp tục mắc lỗi này một lần nữa thì mình sẽ bị cấp trên khiển trách.” Khi những ý nghĩ này xuất hiện thì máy tính của anh sẽ gặp vấn đề, anh sẽ không thể kết nối mạng internet. Các đồng nghiệp của anh đột nhiên trở nên rất khắt khe, và mọi thứ gần như vượt khỏi tầm kiểm soát.
Tuy nhiên, thông qua việc không ngừng học Pháp, anh Peter đã ngộ ra rằng mình đã sai. Do vậy, anh bắt đầu trân quý từng thành viên trong nhóm làm việc của mình cũng như cơ hội được làm việc cùng với họ. Nhờ sự cải thiện này và những kinh nghiệm [làm việc] của anh với NTD mà gần đây anh Peter đã được đề bạt làm quản lý. Anh muốn có những đóng góp quan trọng hơn nữa ở vai trò mới này.
Phúc lành từ Đại Pháp
Một số học viên gốc Việt Nam cũng chia sẻ những thể ngộ của mình. Trong số họ có học viên Hoàng, 14 tuổi, đến từ Cộng hòa Séc. Hoàng chia sẻ rằng tu luyện Pháp Luân Đại Pháp đã giúp em chữa khỏi các vấn đề dạ dày của mình. Để giới thiệu môn tu luyện cho nhiều người hơn, em đã tham gia hàng loạt sự kiện mà tại đó em có thể chia sẻ với mọi người về Đại Pháp và về cuộc bức hại ở Trung Quốc, đồng thời trao tặng các cuốn tài liệu thông tin về Đại Pháp.
Cô Quỳnh, một học viên người Việt Nam khác tại Cộng hòa Séc, đang điều hành công việc kinh doanh riêng của mình. Cô chia sẻ: “Pháp Luân Đại Pháp đã dạy tôi làm một người tốt, bởi vậy tôi không còn bán những sản phẩm pha trộn và kém chất lượng nữa.” Ban đầu, chồng cô không hiểu được điều đó. Bằng sự kiên nhẫn và từ bi, cô Quỳnh đã thuyết phục chồng mình rằng làm một người tốt sẽ mang lại lợi ích cho xã hội và cho cả công việc kinh doanh của họ.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/12/2/396550.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/12/9/181018.html
Đăng ngày 13-12-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.