Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Australia

[MINH HUỆ 22-10-2019] Kính chào Sư phụ tôn kính, chào các bạn đồng tu!

Tôi xin được nhân dịp Pháp hội này nhìn lại con đường tu luyện của mình và chia sẻ kinh nghiệm với các đồng tu và với Sư phụ.

Đến Trung Quốc để bảo vệ thanh danh cho Sư phụ và Đại Pháp

Ngày 20 tháng 7 năm 1999, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã bắt đầu cuộc bức hại Pháp Luân Công, còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp. Tôi đọc thấy trên Minh Huệ Net rằng cuộc bức hại tại Trung Quốc càng lúc càng tàn khốc trong khi đó cũng càng có nhiều học viên giảng chân tướng về Pháp Luân Công. Tôi nghĩ rằng vì chúng tôi tu luyện theo Đại Pháp, học viên bên trong hay ngoài Trung Quốc Đại lục đều là một chỉnh thể. Tôi cảm thấy mình nên đến Bắc Kinh và lên tiếng bảo vệ Sư phụ và Đại Pháp.

Visa đến Trung Quốc của tôi bị lãnh sự quán Trung Quốc ở Sydney từ chối bởi trước đó tôi đã từng bay đến Hong Kong, vì rằng ĐCSTQ chia sẻ cơ sở dữ liệu về những người bất đồng chính kiến trên toàn cầu. Tôi tự nhủ: “Được rồi, mình đã nỗ lực hết sức, và mình nên quay về Australia.” Nhưng có một giọng nói khác trong tâm tôi: “Tu luyện giống như chèo thuyền ngược dòng, không tiến ắt phải lùi.” Tôi biết mình chưa sẵn sàng bỏ cuộc. Cuối cùng, một học viên đã tìm ra cho tôi một cách – tôi thuê một chiếc tàu tư nhân và có thể đi đến Trung Quốc.

Đến nơi, tôi liên lạc với những học viên địa phương. Một người kể với tôi rằng bà Trần Tử Tú tại thành phố Duy Phường, Tỉnh Sơn Đông đã bị ĐCSTQ bức hại đến chết. Đây là sự việc đầu tiên được biết đến của loại tội ác này. Tôi được yêu cầu lái xe đến Duy Phường để có được tư liệu gốc về học viên Trần Tử Tú và tải thông tin lên Minh Huệ Net để phơi bày tội ác.

Tôi đứng trước nhiều thử thách: Đoạn đường hơn 900km, tôi không quen lái xe làn bên phải và GPS thời điểm đó thì không có. Nhưng Pháp của Sư phụ vang vọng trong tâm tôi:

“[nhưng nếu] chư vị thấy [việc] sát nhân phóng hoả mà không quản thì đó lại là vấn đề tâm tính; nếu không thì thể hiện là người tốt sao được? Sát nhân phóng hoả mà chư vị cũng chẳng quản, thì hỏi chư vị quản việc gì nữa đây?” (Bài giảng thứ chín – Chuyển Pháp Luân)

Vì vậy, tôi trầm tĩnh đáp rằng tôi sẽ đi. Sáng hôm sau chúng tôi khởi hành và đến Duy Phường vào nửa đêm. Chúng tôi gặp con gái của học viên Tử Tú và những học viên địa phương khác. Họ đưa cho chúng tôi một vài bức ảnh và hồ sơ về trường hợp của bà. Sau khi chợp mắt vài giờ, chúng tôi bắt đầu hành trình trở về. Một học viên nhắc nhở chúng tôi rằng cảnh sát canh giữ kín đặc ở lối vào thành phố và đề nghị chúng tôi cất kỹ tài liệu trên xe ô tô.

Tôi bình tĩnh lại và nhìn thấy có rất nhiều con mắt, của cả Thần và ma đang quan sát tôi. Tôi nghĩ rằng không gì an toàn hơn là tự mang theo tài liệu, nên tôi đặt tài liệu vào túi áo trong của mình và chuẩn bị bảo vệ chúng bằng tất cả những gì mà tôi có thể. Tôi nhẩm Pháp lý của Đại Pháp “Chân- Thiện-Nhẫn” vài lần trước khi xuất phát.

Tại trạm gác, một cảnh sát kéo tôi ra và bắt đầu lục soát người tôi. Tôi nhắc nhở bản thân phải bảo trì thanh tĩnh, như lời Sư phụ dạy chúng ta:

“Một cái bất động sẽ ức chế vạn động!” (Giảng Pháp tại miền Trung Mỹ quốc)

Dưới sự bảo hộ của Sư tôn, tôi đã vượt qua vọng gác đó thành công và đã quay về Bắc Kinh. Tại một nhà hàng, tôi đã chuyển tài liệu một cách an toàn cho một học viên có liên lạc với Minh Huệ Net, và trường hợp của học viên Tử Tú đã được báo cáo trên phạm vi toàn cầu.

Bị bắt và bị tạm giam ở nhà tù Quận 6 Bắc Kinh

Vài ngày sau, chúng tôi nghe tin có một nhà báo của tờ Washington Post đã đến Sơn Đông. Chúng tôi quyết định tìm ông ấy, thực hiện một cuộc phỏng vấn và phơi bày tội ác nhiều hơn. Tuy nhiên, tôi đã bị các cảnh sát mặc thường phục bắt giữ trong khi rời Bắc Kinh và bị đưa vào trại tạm giam Quận 6 Bắc Kinh.

Trong tù, tôi nói với những tù nhân về Pháp Luân Công, về cuộc bức hại của ĐCSTQ và vì sao và làm thế nào tôi đến Bắc Kinh. Tôi nói rằng tất cả là vì tôi muốn bảo vệ Đại Pháp và Sư phụ. Tôi cũng giải thích cho họ cộng đồng quốc tế đã hỗ trợ và bảo vệ Pháp Luân Công như thế nào. Lòng chân thành của tôi đã làm họ tin tưởng và cảm thông, tuy nhiên họ lo lắng cho tình huống của tôi.

Tôi nhớ đến lời Sư phụ giảng:

“Gốc của tôi gắn trên vũ trụ, ai có thể động tới chư vị, người ấy có thể động đến tôi; nói thẳng ra, người ấy có thể động đến vũ trụ này.” (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)

Tôi bảo với họ đừng lo lắng vì chỉ những gì Sư phụ của chúng tôi nói thì mới được tính. Họ dường như không hiểu hết những gì tôi nói.

Nửa đêm, khi bị cảnh sát thẩm vấn, tôi cũng giới thiệu Pháp Luân Công với cảnh sát. Viên cảnh sát phì phèo điếu thuốc và nói: “Bà đã vào Đại Lục mà không có visa hợp pháp, như vậy là phạm luật, vì thế chúng tôi có thể kết án bà nhập cảnh bất hợp pháp.” Tôi không hề sợ hãi và trả lời: “Nhiều người nhập cảnh bất hợp pháp vào Đài Loan, Châu Âu và Mỹ quốc, nhưng ông có bao giờ nghe về người nào nhập cảnh bất hợp pháp vào Trung Quốc chưa? Tôi đã chính thức nộp đơn xin visa nhiều lần để về thăm gia đình và họ hàng nhưng lần nào cũng bị từ chối. Chính quyền Trung Quốc đã tước đoạt quyền cơ bản nhất của tôi là du lịch. Đó là chính phủ đã sai. Hồng Kông được trao trả về Trung Quốc năm 1997 và Trung Quốc quản lý theo hình thức “Một quốc gia hai chế độ.” Vì tôi vào Trung Quốc qua ngả Hồng Kông, là thông hành trong cùng một quốc gia và không có gì là nhập cảnh bất hợp pháp cả.”

Cảnh sát rất ấn tượng, không nói lời nào khác, và chỉ bảo tôi ký tên vào một hồ sơ. Tôi viết “Pháp Luân Đại Pháp hảo” trước khi ghi tên. Tôi thấy ánh sáng lấp lánh phát ra từ những ký tự đó. Tôi tưởng mình bị mỏi mắt và cay mắt vì lúc bấy giờ đã là 3 giờ sáng, nên tôi dụi mắt, nhưng những ký tự ấy vẫn sáng lấp lánh.

Sư phụ giảng:

“Chư vị về nhà cũng lấy bút viết mấy chữ, chữ dù đẹp hay xấu, [đều] có công!” (Bài giảng thứ sáu, Chuyển Pháp Luân)

Tôi nhận ra đây chính là Sư phụ đang khích lệ tôi. Con xin tạ ơn Sư tôn! Cảm tạ Đại Pháp!

Một tuần lễ trôi qua nhanh chóng. Một đêm trước khi ngủ, tôi nói với Sư phụ: “Bởi vì mọi người ở đây đã nghe về Đại Pháp, và nhiều người ở Úc châu thì chưa, con nghĩ rằng con cần phải về nhà.” Sáng hôm sau, một cảnh sát nói với tôi: “Hãy sửa soạn đồ đạc, chúng tôi sẽ đưa bà về Úc.” Sau khi đóng gói hành lý, tôi chào tạm biệt tất cả mọi người: “Tôi sắp quay về Úc. Tôi hy vọng rằng sau khi được thả ra, các bạn có thể học Pháp Luân Công. Nó có lợi cho bản thân các bạn và cho xã hội.” Có người đáp: “Thực sự đúng là như chị nói – những gì Sư phụ của chị nói mới được tính. Sư phụ của chị thật vĩ đại!”

Tuân theo chỉ dẫn của Sư phụ và học Pháp tốt

Trong hơn 20 năm tu luyện, tôi thường hằng ghi nhớ lời dạy của Sư phụ:

“Để có thể chân chính giúp chư vị tu luyện lên trên, tôi đã dùng một biện pháp, [đó là] lấy tất cả những gì tôi có thể cấp cho chư vị, tất cả những gì tôi có thể trợ giúp cho chư vị, ép nhập tất cả vào bộ Pháp này, chỉ còn xem chư vị tự mình có muốn đắc [Pháp này] hay không.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Australia [1999])

Khi tôi học Pháp mỗi ngày, Sư phụ thường xuyên khai ngộ nhiều tầng Pháp lý mới cho tôi. Tôi cũng nhìn thấy cột công trụ của tôi tăng trưởng một cách nhanh chóng đáng kinh ngạc.

Tuy nhiên, có đôi khi tôi bị xao nhãng và không thể đề cao lên được. Một ngày khi tôi nhẩm Chuyển Pháp Luân đến dòng “là một người luyện công” (Bài giảng thứ sáu, Chuyển Pháp Luân) ký tự công bằng tiếng Trung xoay tròn và chuyển thành ký tự công – trong từ công cộng (cùng cách phát âm). Điều này nhắc nhở tôi rằng đã đến lúc tôi cần phải thay đổi thể ngộ căn bản về tu luyện.

Từ lúc bắt đầu, tất cả những điều tôi mong muốn thực thi là về tu luyện. Tôi muốn đề cao, không ai có thể can nhiễu tôi, tôi muốn làm cách này, cách khác v.v… Tôi ôm giữ cái tôi cự đại như thế. Thậm chí khi hồng Pháp và làm việc trong hạng mục, tôi vẫn còn đặt mình làm trung tâm. Tôi bắt đầu nhận ra rằng tôi nên đặt Pháp ở vị trí ưu tiên và lấy Pháp đối chiếu mọi sự việc; tôi nên đồng hóa với Pháp thay vì hướng về những mong muốn của bản thân.

Tôi thực sự cảm thấy giống như Sư phụ giảng:

“Liễu ám hoa minh hựu nhất thôn” (Bài giảng thứ chín, Chuyển Pháp Luân)

Lần học Pháp kế tiếp, tôi đã thể ngộ nhiều Pháp lý ở tầng cao hơn. Tôi nhận ra rằng một cá nhân giống như một lạp tử của Pháp, chuyển động trong vũ trụ dựa trên pháp của vũ trụ.

Một lần trong khi luyện tĩnh công, tôi đã nhìn thấy vô số Phật, Đạo, Thần trong không gian của tôi đang quan sát tôi. Họ nói: “Huyền quan thiết vị đã qua. Đứa trẻ này có thể dạy dỗ được.” Sau đó họ lần lượt biến mất. Giọng nói của Sư phụ vang lên: “Chư vị cần luyện một vũ trụ.”

Thời khắc đó, tâm tôi hoàn toàn trống rỗng. Rồi tôi bắt đầu nghĩ về sự gian nan khi luyện một vũ trụ. Sư phụ dường như nhìn thấy những lo phiền của tôi và một đoạn Pháp hiện lên trong tâm trí tôi:

“[điều] luyện được tương đương với cả vũ trụ.” (Bài giảng thứ năm, Chuyển Pháp Luân)

Sau đó một ký tự to lớn hiện ra trước mắt tôi: “đồng hóa.” Nó làm tôi tăng cường tín tâm và tôi đã tĩnh lặng sẵn sàng tu và luyện.

Vì ôm giữ quá nhiều quan niệm hậu thiên mà đôi khi tôi rơi vào những cuộc tranh luận không dứt. Một ngày nọ tôi đọc đoạn Pháp này:

“có thể bắt đầu từ huyệt bách hội (cũng có thể xuất phát từ huyệt hội âm), chạy dọc theo chỗ giao giới của hai mặt âm dương.” (Bài giảng thứ tám, Chuyển Pháp Luân)

Tôi nhận ra rằng một người tu luyện tinh tấn nên thoát ra khỏi âm và dương [nữ giới – âm, nam giới – dương]. Khi tôi không ở trong nó, tôi thăng hoa và thoát khỏi những xung đột như thế.

Có lần, một tầng thứ khác của Pháp trong đoạn Pháp sau của Sư phụ triển hiện:

“Bởi vì công của chúng ta luyện được rất lớn; [điều] luyện được tương đương với cả vũ trụ. Như vậy mọi người thử nghĩ xem, trong vũ trụ này có hai ‘gia’ lớn là Phật gia và Đạo gia, loại trừ đi bất kỳ ‘gia’ nào cũng không cấu thành nên vũ trụ hoàn chỉnh được, không thể nói là vũ trụ hoàn chỉnh được;” (Bài giảng thứ năm, Chuyển Pháp Luân)

Đồng tu của chúng ta đến từ những thế giới khác nhau, từ Phật gia, từ Đạo gia, và cũng có người đến từ Kỳ Môn công pháp. Vì thế tôi càng nên viên dung với mọi người hơn nữa.

Tôi nhận ra rằng mỗi từng mâu thuẫn là cơ hội tốt để tôi đề cao bản thân. Hễ khi tôi cảm thấy “không vui,” chắc hẳn là tôi có chấp trước nào đó, và đó là lúc tôi tìm ra và tu bỏ nó đi. Hễ khi tôi tìm ra những khuyết điểm của người nhà hoặc bạn bè, tôi sẽ tự nhủ rằng: “Đến lúc mình cần đề cao rồi.”

Sư phụ giảng:

“Đạo gia vẫn thường coi nửa trên thân là dương, nửa dưới thân là âm;” (Bài giảng thứ năm, Chuyển Pháp Luân)

Tôi nghĩ rằng nếu tôi luôn luôn nhìn thấy những thiếu sót của người khác, thì cũng đồng dạng như tôi nhìn người khác từ giác độ của nửa bên dưới. Bởi vì tôi đã dùng giác độ thấp kém đó, nên tôi chỉ thấy được phần tiêu cực, phần âm, mặt xấu; chỉ khi đề cao tâm tính tôi mới có thể thấy được phần trên (dương), hoặc là mặt tốt của người khác.

Đề cao trong khi phát báo Đại kỷ nguyên

Quyền lực mềm của ĐCSTQ đã thâm nhập vào nhiều Chính phủ Phương Tây và Úc châu với những lời dối trá về Pháp Luân Công. Nhiều người không thể nhìn thấy được mục đích hiểm độc của ĐCSTQ. Đầu năm nay, tờ báo Đại Kỷ Nguyên phiên bản tiếng Anh EET vốn bị gián đoạn, cuối cùng đã xuất bản lại. Đây là cơ hội tuyệt vời để giảng chân tướng cho thế giới Phương Tây.

Canberra được xác định là một thành phố quan trọng trong mạng lưới phân phối EET. Bởi vì báo giấy được in ở Sydney, nên mỗi khi in xong thì cần người lái xe đưa báo đến Canberra.

Một ngày một học viên đề nghị tôi nhận trách nhiệm vận chuyển báo đến Canberra. Tôi nhẩm tính rằng việc đi lại này mất hơn 10 giờ mỗi ngày trong mỗi tuần. Nếu công việc của tôi rơi vào ngày tôi đi Canberra thì tôi sẽ bị mất thu nhập vào ngày hôm đó. Do đó tôi đã từ chối. Nhưng vì học viên ấy van nài, nói rằng rất khó tìm được người nhận lãnh việc này, khẩn khoản nhờ tôi cân nhắc và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đưa báo EET tiếp cận đến viên chức Chính phủ và giới chủ lưu.

Đảm nhận việc này hay không với tôi đúng là khó quyết định. Sau đó tôi nghĩ: “chẳng phải mình theo Sư phụ hạ thế để cứu độ chúng sinh sao? Đây là nhiệm vụ của mình”. Vì thế tôi đồng ý. Trong suốt quá trình này, tôi có thể thấy rằng tôi vẫn còn dính mắc vào lợi ích nơi xã hội người thường.

Một đêm, tôi đọc đoạn Pháp của Sư phụ:

“Mọi người thử nghĩ xem, [người] chịu khổ một cách minh bạch chẳng đúng là chư vị, [người] phó xuất chẳng đúng là chủ nguyên thần của chư vị, khi mất đi những thứ tại người thường, chẳng phải chư vị chịu mất một cách minh bạch đúng không? Công ấy nên để chư vị được, ai mất thì được.” (Bài giảng thứ tám, Chuyển Pháp Luân)

Tôi cảm thấy hổ thẹn vì những ý nghĩ trước đây của mình. Úc châu là quốc gia dân chủ, và nhân viên Chính phủ là người đại diện của người dân ở đây. Nếu họ hiểu chân tướng và lựa chọn một tương lai tươi sáng, đồng nghĩa rằng những người mà họ đại diện cũng sẽ có lựa chọn đúng đắn. Đó cũng giống như những người tu luyện là đại biểu cho chúng sinh trong thế giới của họ. Tôi nhận ra đây là một việc lớn lao, nên tôi cảm thấy an tâm với quyết định của mình.

Vào ngày thứ hai trong chuyến đi đến Canberra của tôi, tôi đã làm thêm việc phân phối, bao gồm đưa báo đến 11 Nghị sĩ, hai thành viên Quốc hội và một thành viên Liên bang. Con xin tạ ơn Sư phụ, Đại Pháp. Tôi xin cảm ơn các đồng tu ở EET. Tôi rất vinh dự có được cơ hội thực hiện những công việc này.

Xin hãy cùng nhau trân quý cơ hội tu luyện vạn cổ mới có này và làm ba việc thật tốt. Chúng ta nên tỉ học tỉ tu, để đề cao trong chỉnh thể và cứu độ thêm nhiều chúng sinh!

Con xin tạ ơn Sư phụ! Cảm ơn các đồng tu!

(Bài chia sẻ được trình bày tại Pháp hội Australia 2019)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/10/22/394853.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/11/3/180590.html

Đăng ngày 12-12-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share