Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Đài Loan

[MINH HUỆ 24-11-2019] Con xin kính chào Sư phụ, xin chào các bạn đồng tu!

Tôi đắc Pháp năm 1998. Ban đầu thấy Pháp này quá tốt nên tôi đã học thuộc một lần cuốn Chuyển Pháp Luân, sau này cảm thấy tiến độ quá chậm nên đã quay lại thông đọc. Thời kỳ đầu mỗi lần thông đọc tôi đều thấy có rất nhiều thể ngộ. Vài năm sau, dần dần tôi bắt đầu học Pháp không nhập tâm, đặc biệt khi tham gia học Pháp tập thể thì chỉ đọc cho xong, hoàn toàn không nhớ mình vừa đọc qua những gì, có lúc học Pháp như để lấy lệ. Học Pháp không nhập tâm thì cũng coi như không học, còn lãng phí thời gian, hơn nữa còn liên quan đến vấn đề bất kính với Pháp. Vì vậy, tôi thường thấy rất khổ não và rất ngưỡng mộ những đồng tu có thể học Pháp nhập tâm hay những người không đọc sai một chữ nào, cảm thấy họ thật giỏi.

Bởi vì học Pháp không tốt nên tôi xuất hiện một số trạng thái, cũng sinh ra tâm an dật, làm ảnh hưởng đến cứu độ chúng sinh mà bản thân không tự biết. Khi đó tôi đã nghĩ đến học thuộc Pháp nhưng không thể kiên trì được lâu. Đến tận năm 2014, trạm phụ đạo ở địa phương chúng tôi bắt đầu định ra từ tháng sau, mỗi tháng học thuộc Chuyển Pháp Luân và Hồng Ngâm, tôi mới hạ quyết tâm quay lại học thuộc Pháp. Vừa học thuộc xong tôi lập tức có được thể ngộ mới từ Pháp, giống như thời kỳ đầu mới bước vào tu luyện. Do đó, tôi đã định ra tiến độ tự học Pháp của mình, dũng mãnh tiến về phía trước.

Ban đầu là học thuộc từng đoạn từng đoạn, chỉ cần có thể học thuộc hoàn chỉnh một đoạn tôi liền học đoạn tiếp theo, khi nhẩm lại nếu không nhớ hết thì đọc lại từ đầu cũng không vấn đề gì. Lúc đó tôi nghĩ chỉ cần mình từng đoạn từng đoạn không ngừng học thuộc, không ngừng học thuộc, rồi sẽ có một ngày có thể học thuộc toàn bộ.

Có lần tôi học thuộc đến Bài giảng thứ 3 phần “Các học viên Pháp Luân Đại Pháp truyền công như thế nào”, Sư phụ giảng:

“Không cho phép chư vị dùng lời nói nguyên gốc của tôi mà nói thành lời của chư vị; nếu không, đó chính là hành vi trộm Pháp. Chư vị chỉ có thể dùng lời nguyên gốc của tôi mà giảng, [nói] thêm rằng Sư phụ đã giảng như vậy, rằng trong sách đã viết như vậy; chỉ có thể nói như thế. Tại sao? Bởi vì một khi chư vị nói như thế, thì có mang theo lực lượng của Đại Pháp”.

Tôi nghĩ: Chiểu theo lời nói nguyên gốc của Sự phụ mà giảng sẽ có uy lực của Pháp, vậy quá tốt rồi, do đó tôi phát nguyện vọng cần phải học thuộc cả cuốn Chuyển Pháp Luân.

Ngoài thời gian cố định học Pháp mỗi ngày, tôi tận dụng tất cả thời gian trống như đi đường, đợi xe để nhẩm lại Pháp. Có lúc khi ăn cơm cũng không nhịn được muốn học thuộc Pháp. Về sau tôi thấy một ngày ăn ba bữa quá lãng phí thời gian, nên đã giảm xuống chỉ ăn hai bữa và đơn giản hóa những việc có thể đơn giản của người thường. Tuy nhiên, tôi học thế nào cũng chỉ nhớ được nội dung Pháp trong hai ngày, còn trước nữa thì tôi không nhớ nổi. Có những lúc cảm thấy rõ ràng hôm trước đã học rất thuộc, nhưng ngủ dậy, thì hoàn toàn không nhớ gì. Giống như căn phòng tôi đã xây xong nhưng 2 ngày lại bị phá mất đi một phần. Nó không ngừng bị phá, còn tôi thì không ngừng xây. Nhưng tôi tin rằng chỉ cần tốc độ xây của tôi nhanh hơn tốc độ bị phá, cuối cùng một ngày tôi sẽ xây xong.

Khi tôi học thuộc Pháp đến lần thứ tám, một hôm tôi luyện bài công pháp thứ năm mà không thể nhập tĩnh, tôi liền nghĩ đến việc nhẩm lại đoạn Pháp đã học thuộc hôm trước. Lúc đó tôi đang học thuộc đến Bài giảng thứ hai phần “Vấn đề liên quan đến thiên mục”. Đây là đoạn Pháp dài nhất trong 60 trang sách của Chuyển Pháp Luân, tổng cộng có 15 trang. Mặc dù không phải đã học rất thuộc, nhưng không vấn đề gì cả, tôi sẽ tiếp tục nỗ lực học. Nhưng tôi vẫn băn khoăn không biết học thuộc Pháp lúc luyện công rốt cuộc có được hay không! Một hôm tôi đọc đến đoạn hỏi đáp sau trong bài Giảng Pháp tại Pháp hội Houtson:

“Đệ tử: Khi luyện công không thể nhập tĩnh có thể học thuộc ‘Chuyển Pháp Luân’ không?

Sư phụ: Có thể.”

Như vậy, tôi có thể chuyên tâm luyện công thì luyện công, khi thật sự không thể tĩnh thì nhẩm thuộc Pháp. Trước đây luyện tĩnh công tôi rất dễ rơi vào trạng thái ngủ gật, khi chăm chỉ học thuộc Pháp thì không còn buồn ngủ nữa. Hiện tại, mặc dù đã học thuộc Chuyển Pháp Luân hơn 10 lần rồi, nhưng mỗi lần học lại từ đầu, tôi lại quên một vài chỗ, chỉ là càng học càng nhanh thuộc. Trong quá trình này tôi ngộ được hàm nghĩa của một câu chuyện mà khi còn nhỏ tôi có ấn tượng rất sâu là “Ngu Công dời núi”, đó chính là xác định con đường cần đi, lặng lẽ, tiếp tục kiên định, ngày qua ngày, cuối cùng cũng có thể đến đích! Ngày trước chưa tu luyện, tôi cho đây chỉ là câu chuyện tưởng tượng ra, dùng để khích lệ con người. Hiện tại thì tôi cho rằng, rất có thể trước đây thực sự tồn tại câu chuyện này, là đặt định văn hóa tu luyện cho thời kỳ Chính Pháp.

Học thuộc Pháp cũng là quá trình không ngừng thuần tịnh tư tưởng của tôi, Sư phụ đã giảng trong Bài giảng thứ sáu, Chuyển Pháp Luân:

“Con người ta sống cần phải suy nghĩ. Bởi vì con người mê ở chốn người thường, nên trong tư tưởng hay sản sinh những ý niệm theo danh, lợi, sắc, nóng giận, v.v.; dần dần sẽ tạo thành một loại nghiệp lực tư tưởng rất lớn mạnh.”

Sau khi tu luyện Đại Pháp, đối với việc tiêu diệt nghiệp tư tưởng vẫn không ngừng xuất hiện những niệm đầu sản sinh do chấp trước vào danh, lợi, tình gây nên. Những niệm đầu này nổi lên ngay cả khi tôi luyện công, đợi xe, đi đường hoặc lúc rảnh rỗi. Sau khi học thuộc Pháp thì những tư tưởng không tốt này dần được thay thế bằng Pháp. Điều này không chỉ giúp tôi giảm thiểu sản sinh ra những niệm đầu bất hảo, mà còn có thể khiến bản thân hoà tan trong Pháp.

Tôi tham gia một hạng mục, công việc chủ yếu là biên tập, hàng ngày đều đối diện với máy tính, không có cảm giác mãnh liệt cũng không giống những va chạm nhân tâm khi giảng chân tướng trực diện, cũng không có những cái khổ như phải đứng ngoài trời mưa to gió lớn. Chính là ngồi trước máy tính, gõ chữ, tĩnh tĩnh làm, lặng lẽ làm. Tôi có cảm giác rất giống với “Ngu Công dời núi”, ông ta lặng lẽ làm, kiên trì. Tự bản thân mình minh bạch rõ ràng những gì mình đang làm có liên quan đến cứu độ chúng sinh, vậy là đủ rồi.

Hạng mục của chúng tôi có giao lưu học Pháp chia sẻ định kỳ, đa số tôi đều có thể nói ra tâm đắc của mình, điều này có quan hệ trực tiếp với việc tôi học thuộc Pháp. Khi không ngừng lặp lại học thuộc Pháp, thường thường sẽ dung nhập vào cảnh giới bản thân có thể hiểu được, thậm chí là nội tâm vô cùng cảm động, mấy lần khi học thuộc “Hồng Ngâm” thậm chí muốn rơi lệ. Trong giao lưu tôi cũng nói về những thể ngộ và cảm động của bản thân.

Sau khi học thuộc Pháp tôi phát hiện bản thân có hai phương diện đột phá rất rõ ràng:

1. Đặc biệt chú ý đến tư tưởng của bản thân

Sư phụ giảng trong Chuyển Pháp Luân Pháp giải:

“Về thực chất tu chính là tu cái tâm này của chư vị.”

Sư phụ cũng giảng trong sách Chuyển Pháp Luân:

“Tốt xấu xuất tự một niệm của người ta, sai biệt ở một niệm ấy đưa đến hậu quả khác nhau.”

Do đó, bình thường tôi thường rất để ý đến tư tưởng của mình, khi có tư tưởng phụ diện thì liền nhanh chóng phát hiện, chẳng hạn như khi có quan niệm về đồng tu nào đó, tôi liền cảnh giác nó sau đó phát chính niệm thanh trừ. Ban đầu khi nghĩ đến chuyện rắc rối tôi thường dùng nhân tâm để suy xét, sau khi cảnh giác liền dùng chính niệm để suy xét, nhưng cũng có lúc không thể giữ vững. Rốt cuộc phải làm thế nào mới có thể chính diện đối đãi những vấn đề này đây? Khi đó tôi nghĩ, nếu tôi là Thần Phật, tôi sẽ đối đãi với chuyện này thế nào. Mặc dù tôi không biết cụ thể Thần Phật sẽ đối đãi như nào, nhưng khi nghĩ như vậy tôi liền có một cảm giác Thần thánh vĩ đại. Niệm đầu về trạng thái vừa động, tôi liền nghĩ rằng đây là chính niệm.

Đương nhiên, cũng có lúc động tâm hết sức nghiêm trọng, cũng phải giằng co giữa chính và phụ, nhưng tôi biết rằng tôi cần thanh trừ nó. Khi thân thể tôi gặp phải ma nạn, tôi cũng hết sức chú ý đến tư tưởng của mình. Sư phụ giảng trong sách Chuyển Pháp Luân:

“Khi chư vị cho rằng có bệnh, như thế có thể dẫn đến mắc bệnh. Bởi vì khi mà chư vị cho rằng nó có bệnh, thì tâm tính của chư vị cũng cao như người thường.”

Tôi thể ngộ được, niệm đầu của tôi động ở đâu thì trạng thái thân thể của tôi sẽ ở đó, vậy nên giữ vững tư tưởng của bản thân là hết sức then chốt.

Sư phụ cũng giảng trong bài Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế New York 2004:

“Dù ở hoàn cảnh nào đều cần kiên định chính niệm, bởi vì chư vị là đệ tử Đại Pháp, chư vị là sinh mệnh đặc thù.”

2. Phát hiện tư tâm của bản thân và loại bỏ chúng

Tôi đã từng trải qua thời gian gần 2 năm không muốn đi ra ngoài giao lưu, việc trao đổi biên tập qua mạng cũng rất ít khi nói. Nhưng sau khi rời khỏi hoàn cảnh giao lưu tập thể mặt đối mặt, thì liền ít đối chiếu tỷ học tỷ tu, cũng ít gặp phải những ma sát về tâm tính như khi tiếp xúc giữa người với người, do vậy không dễ phát hiện ra những phương diện tu chưa tốt của bản thân, thậm chí còn cho rằng mình tu tốt lắm. Trong 2 năm đó mỗi lần nói tôi đều cảm thấy rất nhọc sức, luôn cảm thấy cổ họng không được thoải mái. Có một ngày, buổi tối khi tôi đang học Pháp thì cổ họng cảm thấy rất khó chịu, giống như cổ chướng lên.

Trong đầu tôi thoáng nghĩ ra 1 niệm, cổ chính là phần cổ chai (bị thắt lại), đây chẳng phải là tôi đang gặp phải nút thắt trở ngại hay sao? Sau đó tôi chia sẻ với đồng tu, họ nhắc nhở tôi nên đến điểm học Pháp chung. Tôi suy nghĩ cẩn thận xem tại sao hai năm nay tôi lại không muốn đến điểm luyện công. Mặc dù có đủ loại lý do, nhưng căn nguyên chung đằng sau tất cả những lý do đó chỉ có một – chính là “tư”. Sinh mệnh nguyên lai cũng chính vì tư mà rớt từ cao tầng xuống, vậy tại sao tôi lại mãi ôm cứng những điều này không chịu buông bỏ? Do đó tôi đã bắt đầu quay lại điểm học Pháp chung ở địa phương chúng tôi.

Một hôm tôi thấy một đồng tu cầm cốc trà ở điểm học Pháp, uống xong liền đi rửa cốc rồi để lại vào giá chén. Tôi rất ngạc nhiên, tại sao cô ấy và tôi không giống nhau? Lần trước tôi đến điểm học Pháp có đồng tu rót trà cho tôi, sau đó tôi uống hết trà liền lên tầng học Pháp, tôi hoàn toàn không nghĩ đến việc rửa sạch chén, thật sự chưa từng nghĩ đến việc đó.

Điều này đối với tôi mà nói không phải là vấn đề nhỏ, vì sao tôi không nghĩ đến việc đi rửa cốc trà? Cái “tư” thâm căn cố đế này nó vẫn còn ở đó. Một thời gian về sau, có một vài chuyện đã làm trước đây bỗng xuất hiện trong đầu não như một bộ phim sống động, chẳng hạn như trước đây người khác làm điều gì đó có lỗi với tôi, hoặc ai đó đắc tội với tôi, thì ra đều là tôi đã không suy nghĩ cho đối phương nên tôi mới cảm thấy họ sai. Những chuyện đã xảy ra từng màn từng màn xuất hiện, đúng là rất phiền não.

Một hôm tôi học thuộc Pháp đến đoạn Pháp trong Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân:

“Là người luyện công chúng ta sẽ đột nhiên gặp mâu thuẫn. Xử lý thế nào? Bình thường chư vị luôn luôn bảo trì trái tim từ bi, [bảo trì] tâm thái hoà ái; [khi] gặp vấn đề thì sẽ xử lý được tốt, bởi vì nó có một khoảng hoà hoãn. Chư vị luôn từ bi, lấy Thiện đãi người, làm việc gì đều luôn luôn cân nhắc đến người khác, mỗi khi gặp vấn đề thì trước hết nghĩ rằng: ‘Việc này đối với người khác có thể chịu được không, đối với người khác có phương hại gì không’; như vậy sẽ không xuất hiện vấn đề gì. Do đó chư vị luyện công cần theo tiêu chuẩn cao, tiêu chuẩn cao hơn nữa mà yêu cầu bản thân.”

Trước đây tôi đã học thuộc đoạn Pháp này, nhưng không có cảm giác đặc biệt gì. Hiện tại tôi đã biết, phải từ một sinh mệnh vị tư vị ngã trong vũ trụ cũ, tu thành bậc Giác giả vô tư vô ngã, tiên tha hậu ngã. Đây là điều chúng ta nhất định phải làm được.

Tôi muốn chia sẻ cùng các đồng tu về quá trình học thuộc Pháp của mình, bởi vì khi học thuộc Pháp xác thực có thể khiến tôi nhập tâm học Pháp, từ đó rất nhanh đột phá những chấp trước của bản thân trong tu luyện. Khi Chính Pháp vũ trụ đã hướng đến quá độ Pháp Chính Nhân Gian, cần học Pháp tốt mới có thể dũng mãnh bước trên con đường trở thành Thần.

Trên đây là thể ngộ cá nhân của tôi, chỗ nào chưa đúng xin đồng tu từ bi chỉ rõ. Con xin cảm tạ Sư phụ, cảm ơn các bạn đồng tu.

(Bài chia sẻ trình bày tại Pháp hội Giao lưu Tâm đắc thể hội Đài Loan 2019)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/11/24/学好法-在神的路上奋起直追-396186.html

Đăng ngày 27-11-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share