Bài viết của một học viên mới tại Argentina

[MINH HUỆ 08-10-2019] Kính chào Sư phụ tôn kính, chào các đồng tu!

Năm nay tôi 25 tuổi. Viết bài chia sẻ tâm đắc thể hội là một gánh nặng không nhỏ với tôi vì tôi hiểu rằng tôi không tu luyện tinh tấn, rằng tôi không đặt Pháp làm ưu tiên hàng đầu và rằng tôi cũng chưa tận dụng tốt thời gian. Nhưng, viết bài chia sẻ cũng là một cơ hội để tôi phơi bày những chấp trước và đề cao bản thân trong tu luyện. Tôi hy vọng từ nay tôi có thể làm tốt hơn nữa. Con xin tạ ơn Sư phụ đã ban cho con cơ hội này.

Đắc Pháp

Khi tôi học năm cuối cấp trung học phổ thông, tôi được giới thiệu về Pháp Luân Đại Pháp. Tôi đang suy nghĩ về việc bắt đầu chương trình học đại học như thế nào, và thậm chí dù đã chọn nghề nghiệp, tôi vẫn mù mờ về tương lai của mình. Tôi cảm thấy rất khổ não và lo lắng, vì tôi không hài lòng với cuộc sống hiện tại. Tôi chưa bao giờ hòa đồng với phần lớn bạn bè cùng lớp. Tôi cũng có một nhóm bạn nhỏ, mà tôi cố làm một số việc như nhảy nhót và uống rượu cùng, nhưng tôi cảm thấy hầu hết bọn họ đều nông nổi và ngốc nghếch. Những việc của người thường dường như quá nhạt nhẽo với tôi và tôi tự hỏi rằng ý nghĩa của cuộc sống là gì. Tôi tin rằng không gì có thể lấp đầy khoảng trống trong lòng cho đến khi tôi được giới thiệu về Pháp Luân Đại Pháp. Cuối cùng tôi cũng có thể hiểu ý nghĩa của cuộc sống.

Tôi không hài lòng với cuộc sống, lại có phần chán nản, kiêu ngạo và tật đố trong thời gian đó. Tôi đã đến khám ở chỗ một bác sỹ Trung Y người Argentina mà tôi tin tưởng và là người đã điều trị giảm đau cho tôi. Anh ấy đưa cho tôi một tờ rơi và khuyên tôi nên tập Pháp Luân Đại Pháp.

Trước khi tu luyện Đại Pháp, tôi coi bản thân mình là một người vô Thần. Tôi cảm thấy rằng Tôn giáo không trả lời được câu hỏi nào của tôi. Tôi quyết định rằng không có gì là tồn tại thực sự. Vì thế, tôi không hiểu mục đích của một cuộc sống trống rỗng như vậy, và không gì có ý nghĩa với tôi. Ở trường trung học, có nhiều giáo viên giới thiệu những tư tưởng của Chủ nghĩa Cộng sản với tôi. Và bởi vì tôi không tìm được câu trả lời trong Tôn giáo và có một cái nhìn khá bi quan về cuộc sống, nên tôi bị lôi cuốn bởi tư tưởng về việc phải đấu tranh để có “một thế giới tốt đẹp hơn.”

Giờ đây, tôi đã hiểu rằng tư tưởng vô Thần và Chủ nghĩa Cộng sản là trở lực to lớn ngăn con người được đắc Pháp và được cứu. Đó là con đường ma quỷ hủy diệt nhân loại. Và tôi, một người thường, cũng bị những tư tưởng này áp đảo. Tuy nhiên, tôi đã đủ may mắn khi tìm được Đại Pháp và biết được sự thật.

Khi tôi bước chân vào tu luyện Đại Pháp, tôi đã không thực tu. Những tháng đầu tiên, tôi chỉ luyện công. Tôi khỏi nhiều bệnh như viêm dạ dày, đau lưng và mất ngủ. Tôi cảm thấy sức khỏe được cải thiện.

Tôi cũng phát hiện ra có một quyển sách của Pháp Luân Đại Pháp, Chuyển Pháp Luân, nhưng tôi quá bận bịu với nhiều thứ như bạn bè, học hành, nhà hát, v.v… Tôi có cuốn Chuyển Pháp Luân, nhưng mỗi khi cầm sách lên, tôi lại cảm thấy buồn ngủ, và chỉ đọc được vài trang là tôi đã ngủ. Có một lực nào đó ngăn tôi đọc sách. Tình huống này kéo dài trong vài tháng, cho đến một hôm tôi tự nhủ rằng tôi phải đọc xong Chuyển Pháp Luân. Khi tôi đọc xong toàn bộ quyển sách, tôi đã khóc. Tôi rất xúc động và cảm thấy như có một cái khóa trong đầu tôi đã được mở tung. Vì thế, tôi tự nói với chính mình, “Mình thực sự muốn biết tất cả về điều này,” và tôi bắt đầu đọc Chuyển Pháp Luân lần thứ hai.

Kỳ nghỉ đến, và tôi cũng đã bắt đầu đọc kinh văn. Tôi cảm thấy như thể toàn bộ cuộc đời tôi đã thay đổi hẳn. Những nền tảng mà tôi đã có trong đời đều rơi vào vào hư không. Tôi cảm thấy như ‘cựu’ thế giới của tôi đã vỡ vụn. Khi đó tôi biết được rằng tôi đã đắc được chân lý, Pháp của vũ trụ.

Tôi bắt đầu theo học để lấy bằng nhân chủng học, vốn là điều tôi nghĩ tôi muốn làm. Tôi bắt đầu cảm thấy tự thân có nhiều mâu thuẫn vì tôi biết rằng mình đã đắc Pháp. Tất cả mọi thứ tôi học đều sai vì đó là kiến thức người thường. Tất cả đều vô dụng, và thậm chí các lý thuyết đều không còn đúng. Tôi không biết phải làm gì

Sư phụ giảng,

“Những danh nhân, học giả, các loại chuyên gia ở xã hội nhân loại, con người cảm thấy họ rất vĩ đại, thực ra đều rất nhỏ bé, vì họ là người thường. Tri thức của họ cũng chỉ là chút xíu lẻ tẻ của những gì khoa học xã hội người thường hiện đại nhận thức được mà thôi. Vũ trụ to lớn thế, từ hoành quan nhất cho đến vi quan nhất, xã hội nhân loại là chính ở trung gian nhất, tầng ngoài nhất, bề mặt nhất.” (Thế nào là Trí – Tinh tấn yếu chỉ)

Tôi đã luôn là một con mọt sách, và luôn luôn tìm kiếm những câu trả lời trong sách vở. Tôi nghĩ rằng sách vở là một nơi ẩn náu khỏi thế giới mà tôi đang không muốn sống này. Tôi cảm thấy áp lực khi đến lớp đại học vì không thể dễ dàng kết bạn do cảm thấy những điều họ nói chuyện với nhau thật chán ngắt và vô nghĩa. Và vì vừa bắt đầu tu luyện nên tôi cũng không gặp được học viên, tôi cảm thấy đơn độc lẫn mất phương hướng. Tôi biết rằng tôi muốn tu luyện, nhưng tôi lại cảm thấy có một sự xung đột giữa thế giới hiện thực và Đại Pháp – đó là hai phương diện hoàn toàn tách biệt với nhau. Tôi không biết phải làm gì nên tôi đã nghỉ học. Thời điểm đó, tôi cảm nhận được một niềm vui khó tả.

Tu khứ chấp trước vào tình và sắc dục

Trước khi bước vào tu luyện, tôi biết rằng con người kết hôn với nhau là vì tình yêu. Hiện giờ, là một học viên, tôi đã có nhận thức về việc này ở một cấp độ khác.

Khi bắt đầu tu luyện Đại Pháp, một trong những việc làm tôi lo lắng là ý niệm, “Nếu tôi không kết hôn, tôi sẽ luôn luôn đơn độc tu luyện.” Điều này làm tôi rất lo.

Nguyên nhân tôi muốn kết hôn thực sự là giả tướng. Ẩn sâu là tâm truy cầu hạnh phúc và giả tướng về tình, một thứ vật chất bại hoại nhơ nhớp. Tôi thấy chấp trước này đang làm tôi tiêu hao thời gian và năng lượng, làm tôi xa rời tu luyện. Tôi lo lắng và mơ hồ không biết phải làm gì? Tôi sẽ không là người tốt hơn nếu tôi kết hôn mà tôi cũng sẽ không tinh tấn và hạnh phúc hơn nhờ đó.

Khi tôi ngộ ra rằng hôn nhân là kết quả của duyên phận và nghiệp lực, tôi không còn lo lắng nữa. Tôi cảm thấy như thế cất được một gánh nặng trên lưng.

Sư phụ giảng,

“Mang theo chấp trước mà học Pháp thì không phải chân tu. Nhưng có thể trong tu luyện dần dần nhận thức ra chấp trước căn bản của mình, vứt bỏ nó, từ đó đạt đến tiêu chuẩn người tu luyện. Vậy chấp trước căn bản ấy là gì? Tại thế gian người ta hình thành rất nhiều quan niệm, đến mức bị quan niệm chi phối, truy cầu những điều [mình] theo đuổi. Nhưng người ta đến thế [gian] là do nhân duyên đã quyết định đường đời con người và những được-mất trong đời con người; lẽ nào quan niệm của con người lại có thể quyết định từng quá trình trong đời người được? Do vậy cái gọi là ‘những theo đuổi và nguyện vọng tốt đẹp’ ấy cũng đã trở thành những truy cầu chấp trước thật đau khổ mà vĩnh viễn không đạt được.” (Tiến đến viên mãn–Tinh tấn yếu chỉ II)

Tôi thể ngộ rằng những gì được an bài trước là tốt nhất cho tu luyện của tôi và rằng tôi phải tập trung vào tu luyện bản thân. Hiện giờ nếu tôi có những ý niệm loại này, tôi cố gắng nhận ra chúng ngay lập tức và suy nghĩ một cách lý tính. Tôi tự nhắc nhở bản thân mình vì sao tôi đến thế giới này.

Sư phụ giảng,

“Chư vị nếu có thể trở về, thì khổ nhất cũng là quý nhất; ở trong mê vãng hồi tu dựa vào ngộ tính [chịu] khổ rất nhiều, thì quay về [rất] nhanh. Nếu chư vị còn tệ hơn nữa, thì sinh mệnh sẽ bị tiêu huỷ; do vậy họ {Giác Giả} thấy rằng, sinh mệnh của con người, mục đích không phải [vì] để làm người; [nên] bảo chư vị phản bổn quy chân, quay trở về.” (Bài giảng thứ ba–Chuyển Pháp Luân)

Thời điểm đó tôi cũng thích một người. Tôi đọc nhiều sách, gồm cả những tiểu thuyết lãng mạn, tin vào tình yêu và rằng tình yêu có thể mang lại hạnh phúc. Tôi cũng dính mắc vào cảm giác hạnh phúc khi có người yêu và một tình yêu lãng mạn.

Tôi nhận ra rằng đó là tâm sắc dục, và nó làm tôi cảm thấy thê thảm. Tôi bị hấp dẫn bởi người đó, tôi muốn nói chuyện với anh ấy, ở cùng với anh ấy và nghĩ tưởng về anh ấy rất nhiều. Tôi mất nhiều thời gian cho việc này, nghĩ ngợi về một người bất kể anh ta có thích mình hay không. Đó đúng là khảo nghiệm đối với tôi. Đó là vì trước khi tu luyện, tôi thực sự thích người đó, nhưng dần dần tôi nhận ra rằng tôi nên thanh lý cảm giác đó. Tuy nhiên tôi không biết phải làm như thế nào hoặc có thể làm được không. Vì tôi không biết tu luyện như thế nào hoặc làm sao để ngừng suy nghĩ về người này và thanh lý những ý niệm đó, tôi bắt đầu học thuộc Pháp.

Càng nỗ lực học thuộc Pháp, càng nhiều những ý niệm bất hảo tiến nhập vào tâm trí tôi, và nghiệp tư tưởng dẫn khởi tôi nghĩ đến những thứ bại hoại mà tôi chưa từng nghĩ tới trước đây. Tôi cố gắng thanh lý những chấp trước này, nhưng quá trình ấy vô cùng khó khăn. Cuối cùng tôi nỗ lực thanh lý chấp trước vào tình và vào sự lôi cuốn. Tôi cũng học Pháp lý về sắc dục, điều này đã giúp tôi rất nhiều khi tôi học Pháp. Tôi cảm thấy đó là một điểm hóa của Sư phụ. Tôi nhận ra nếu tôi không thể thanh lý dục vọng, chấp vào sự hấp dẫn và sắc dục, tôi không thể nào đề cao. Sư phụ đã nhắc tôi rằng đây chính là một khảo nghiệm, và nhiều, rất nhiều học viên đã từ bỏ tu luyện vì không thể vượt qua khảo nghiệm này.

Sư phụ giảng,

“Mong chư vị có chuẩn bị tinh thần, nếu có người tâm tính không đủ vững vàng, một lần không qua thì hãy nghiêm chỉnh học bài giáo huấn này, nó sẽ nhiều lần quấy rối chư vị, cho đến khi chư vị giữ vững tâm tính, hoàn toàn vứt bỏ tâm chấp trước loại ấy thì mới thôi. Đây là một quan [ải] lớn, nhất định phải vượt qua, nếu không thì không thể đắc Đạo, không thể tu thành” (Chương III – Pháp Luân Công)

Pháp lý trên đã ảnh hưởng sâu sắc đến tôi bởi vì tôi hiểu rằng một cá nhân phải rất quyết tâm để thanh lý chấp trước này.

Tôi phát hiện rằng khi tu luyện Đại Pháp, bất kỳ chấp trước nào cũng có thể bị tống khứ.

Sư phụ giảng,

“Hiện nay mọi người đã hiểu rõ vì sao tôi thường xuyên nhắc chư vị đọc sách cho nhiều! Pháp có thể phá hết thảy chấp trước, Pháp có thể phá hết thảy tà ác, Pháp có thể phá trừ hết thảy lời dối trá, Pháp có thể kiên định chính niệm.” (Bài trừ can nhiễu – Tinh tấn yếu chỉ II)

Tôi nhận ra rằng dục vọng và bị hấp dẫn bởi một người có thể được thanh lý vì chúng là vật chất. Khi một cá nhân không có những chủng vật chất đó, họ sẽ cảm thấy tỉnh táo hơn, trầm tĩnh hơn và lý trí hơn. Các vật chất này có thể thao túng chúng ta, và đó chính là nguyên nhân vì sao tu luyện chủ ý thức là rất quan trọng.

Tu luyện ở nơi công tác

Tôi đổi sang một chương trình đại học khác mà tôi nghĩ rằng chỉ mất thời gian ngắn và tôi có thể được sử dụng để làm các công việc cho Đại Pháp. Tôi bắt đầu làm việc ở một nhà hàng nơi mà tất cả nhân viên đều là học viên. Lúc đầu, tôi cũng không ý thức được đây là một hạng mục, và tôi không để tâm đến điều này. Tôi chỉ muốn có một công việc, và tôi biết rằng công việc này được các học viên vận hành, điều này rất hữu ích, nhưng tôi không rõ về mục đích và ý nghĩa của nó. Tôi chỉ đi làm vì lợi ích cá nhân. Tôi là một học viên mới, tôi có những nghi ngờ và sợ hãi, tôi vẫn còn rất nhiều tư tưởng người thường trong suy nghĩ, và tôi chưa thực sự tu luyện một cách nghiêm túc. Tôi vẫn còn theo đuổi những thứ của người thường.

Tôi có thái độ thờ ơ vì tôi không thích nói chuyện với mọi người., tôi không tin các học viên, và có phần nào đó trong tôi không muốn có mặt ở đó.

Tôi nhớ có lần tôi phải sắp một chiếc đĩa lên bàn. Đó là một chiếc đĩa hình vuông khá nặng, và tôi nghe cô chủ than phiền rằng tôi quá chậm. Khi tôi quay lại, cô ấy rất tức giận và bảo tôi đi rửa chén. Cô nói rằng tôi không làm hết sức mình. Tôi không nói nên lời, và vừa rửa chén vừa khóc.

Tôi bắt đầu nghĩ về việc vì sao tôi không thể nhanh hơn. Tôi nhận ra rằng tâm tự mãn là lý do khiến tôi làm chậm. Tôi rõ ràng không thích ai đó chỉ trích mình và nói tôi phải làm gì và phải làm thế nào. Tôi cũng cảm thấy ghen tị và nghĩ rằng mình bị đối xử bất công vì tôi ở vị trí cấp dưới.

Bên cạnh đó, tôi cảm thấy tôi chính là mục tiêu bị phân biệt vì tôi nghĩ rằng tôi đang làm tốt. Tôi nhận ra rằng chính do tâm tự mãn mà tôi không muốn thay đổi. Tôi tìm cách bao biện, nhưng ẩn sau đó là một phần kiêu ngạo của tôi. Đó là vì sao tôi không thể làm mọi thứ tốt hơn và nhanh hơn, nhưng trong tiềm thức, tâm tự mãn của tôi đã cản trở tôi. Khi tôi nhận ra điều đó, tôi đã cải thiện và thực hiện công việc nhanh hơn và tốt hơn. Tôi không còn bị phàn nàn nữa.

Hồi tưởng lại, hiện giờ tôi biết rằng tôi có thái độ kiêu ngạo. Tôi nghĩ rằng cô chủ tôi sai khi tức giận với tôi vì cô ấy không thể dung nhẫn lỗi lầm của người khác. Thậm chí tôi còn nghĩ tôi tốt hơn cô ấy vì tôi không giống cô ấy.

Thông qua học Pháp, tôi nhận ra rằng tôi có nhiều chấp trước và thậm chí chúng còn tệ hơn những chấp trước của cô ấy. Tôi có thể nhìn thấy rằng trong thời gian làm việc ở nhà hàng tôi quá nóng nảy, đối đãi thô lỗ với mọi người và thiếu kiên nhẫn.

Tôi tự nhủ rằng tôi phải thanh lý tâm tật đố và tâm sợ hãi để có thể nhìn thấy được mặt tốt của người khác. Khi tôi có thể bắt đầu nhìn nhận được phương diện tích cực của cô chủ, mọi thứ đã bắt đầu thay đổi. Tôi nhớ lại vào một ngày khi cô ấy đang giúp mọi người ở nhà hàng, và tôi có thể nhìn được tâm từ bi của cô ấy–cô ấy ở đó là vì Đại pháp. Tôi rất ngạc nhiên. Tôi có thể thấy rằng cô ấy thực sự nghĩ cho khách hàng và hơn thế nữa.

Tôi cũng có thể thấy rằng tôi đã có tâm tật đố với cô ấy. Tôi bắt đầu đặt mình ở vị trí của cô ấy và thấy rằng cô ấy phải chịu đựng áp lực rất lớn. Thật không dễ dàng khi gánh vác vị trí điều phối một hạng mục và là “cô chủ” của các học viên. Ở vị trí đó thật khó khăn, còn tôi thì lại dễ dàng chỉ trích. Tôi đã nhận ra rằng những gì cô ấy nói là sự thật và cô ấy đã đúng. Vì thế, nếu tôi cảm thấy khó chịu, thì đó chính là do tâm tự mãn của tôi.

Thật khó khăn cho tôi vì thiếu tự tin nên tôi đã không chia sẻ thể ngộ với những học viên khác. Dù sao tôi cũng là người mới và tôi cũng chưa học Pháp nhiều. Tôi chỉ biết rằng tôi muốn tu luyện và rằng tôi phải nhẫn chịu. Tôi bắt đầu nhận ra rằng tôi phải hướng nội, tìm ra chấp trước để tu bỏ và không tập trung vào những biểu hiện đúng sai trên bề mặt.

Tôi có thể thấy được tâm sợ bị chỉ trích. Sư phụ giảng rằng một người tu luyện phải có thể chấp nhận chỉ trích và nếu không thì anh ấy hoặc cô ấy không phải là một người tu luyện. Tôi vẫn cảm giác rằng tôi cần phải đề cao trên con đường tu luyện của mình. Tôi học Pháp tinh tấn hơn. Tôi nhớ rằng cô chủ của tôi đã hỏi rằng có phải tôi đã học Pháp nhiều hơn không, vì tôi đã thực hiện công việc tốt hơn. Cô ấy rất vui mừng khi tôi đáp là có!

Tôi có thể nhìn thấy nhiều chấp trước, chẳng hạn như tâm bảo vệ bản thân, phản kháng khi bị khiển trách, không dung nhẫn lỗi lầm của người khác, tin rằng tôi tốt hơn người khác, dễ cáu gắt, đối đãi không tốt với người khác, tự tư, an dật và thiếu trách nhiệm.

Tuy nhiên, nhận những lời phê bình, tôi có thể đề cao và làm việc nhanh hơn. Tôi cũng nhận ra tầm quan trọng của tâm minh mẫn và sáng suốt khi làm việc tại nhà hàng và rằng chúng liên quan trực tiếp đến việc học Pháp và tu luyện. Khi tôi học Pháp không tốt, tôi làm việc không tốt và bị buồn ngủ.

Lúc đầu, tôi không muốn nói chuyện với khách hàng, phát tài liệu chân tướng cho họ hoặc làm những việc tương tự như thế. Nếu không nhờ tất cả những lời chỉ trích đó, tôi đã không đề cao, tôi đã không thay đổi và đã không là một con người như hiện nay.

Buông bỏ tự ngã

Trong môi trường làm việc, tôi cũng học được tầm quan trọng của việc cân nhắc đến người khác. Nhìn những học viên khác, tôi có thể nhận thấy tâm tự tư của mình. Quan sát cách họ đối đãi tử tế với tôi và cách họ giúp đỡ tôi, tôi cũng thấy được từ bi của họ, cách họ quan tâm đến người khác ra sao, phó xuất trong công việc như thế nào. Tôi có thể thấy rằng tôi không được như thế.

Tôi bắt đầu nhận ra rằng công việc chúng tôi làm là vì mọi người. Chúng ta tu luyện bản thân là để có thể trợ giúp Sư phụ, đây là điều quan trọng nhất. Đây chính là điều tôi đã học được khi làm việc tại nhà hàng.

Sư phụ giảng,

“Tôi còn muốn bảo chư vị, bản tính thực chất từ trước của chư vị được kiến lập trên cơ sở vị ngã vị tư, từ nay trở đi chư vị làm các việc thì trước hết phải nghĩ đến người khác, tu thành bậc Chính Giác vô tư vô ngã, tiên tha hậu ngã, thế nên từ nay trở đi chư vị làm gì nói gì đều phải vì người khác, và nghĩ đến cả vì người đời sau nữa! Hãy nghĩ cho Đại Pháp vĩnh thế bất biến!” (Phật tính vô lậu–Tinh tấn yếu chỉ)

Nhiều lần, chúng tôi đã lẫn lộn tự tư và truy cầu cá nhân vào những hành động chứng thực Đại Pháp. Chúng bao gồm chấp trước vào danh và lợi. Tôi nhận ra điều này trong lúc làm việc với khách hàng. Tôi luôn luôn nghĩ rằng tôi quá e thẹn, nhưng phía sau đó là tâm sợ hãi và bất an. Thông qua việc dùng Pháp đối chiếu với bản thân, tôi đã nhận ra rằng nó phải liên quan đến chấp trước vào danh – muốn được quý mến và được công nhận. Hiện giờ tôi có thể hoà hợp với khách hàng rất tốt và giảng chân tướng một cách tự nhiên hơn.

(Bài chia sẻ được trình bày tại Pháp hội Argentina 2019)


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/10/14/180316.html

Đăng ngày 18-11-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share