Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Úc
[MINH HUỆ 24-10-2019] Tôi muốn chia sẻ một số kinh nghiệm của tôi khi giảng chân tướng cho người Trung Quốc tại các điểm du lịch nổi tiếng. Tôi đến Melbourne tháng 5 năm 2013. Tôi biết đây là một cơ hội quý giá của mình và tôi phải trân quý cơ hội này. Tôi phải làm tốt ba việc để hoàn thành thệ ước của bản thân.
Sư phụ đã giảng trong bài Gửi Pháp hội Canada:
“Mọi người hãy làm thật tốt phần việc còn lại, hãy dùng quá trình tu luyện vô hối của chư vị mà đi tới tương lai. Chúc chư vị đều có sở ngộ, đều có sở thành!” (Gửi Pháp hội Canada 2019)
Tôi tham gia giảng chân tướng cho người Trung Quốc tại các điểm du lịch nổi tiếng kể từ khi tôi tới Melbourne sáu năm trước. Tôi đã trải nghiệm cả niềm vui và sự tiếc nuối. Hằng ngày tôi gặp gỡ đủ loại khách du lịch Trung Quốc. Một số người gọi tôi là đồ phản bội và là nỗi nhục nhã, một số người cho rằng tôi được trả tiền để đến đó. Tuy nhiên, một số người lại giơ ngón tay biểu thị sự đồng tình và nói: “Pháp Luân Đại Pháp hảo.” Một số người chụp ảnh chúng tôi. Dù họ phản ứng thế nào, tôi luôn mỉm cười với họ và nói: “Chào mừng đến Melbourn. Chúc quý vị một chuyến đi vui vẻ. Xin hãy lắng nghe chân tướng và nhớ rằng Pháp Luân Đại Pháp là tốt và quý vị sẽ được phúc báo.” Một số người gật đầu cười, một số cảm ơn chúng tôi, còn những người khác thì im lặng. Những người tin vào lời dối trá của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thì cư xử rất tệ. Tôi cảm thấy tiếc cho họ. Tôi cầu xin Sư phụ gia trì và phát chính niệm để giải thể những nhân tố tiêu cực đang kiểm soát họ.
Mọi người đang thức tỉnh
Một ngày nọ, tôi đứng cầm biểu ngữ gần một chiếc xe buýt chở khách du lịch. Khi các du khách quay trở lại, một người đàn ông nói: “Tôi nghe nói cô được trả 30 đô la một ngày.” Tôi mỉm cười đáp lại: “Anh tin điều đó không?” Ông ấy nói: “Không.” Tôi nói: “Xin hãy lắng nghe chân tướng về cuộc bức hại khi anh ra nước ngoài và hãy thoái ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó.” Tôi hỏi điểm đến tiếp theo của ông ấy là gì. Ông ấy nói sẽ tới Sydney. Tôi bảo ông ấy hãy tìm một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở đó để giúp ông thoái ĐCSTQ. Tôi cũng đề nghị ông hãy nói với bạn bè và người thân của ông rằng hàng triệu người Trung Quốc đã thoái Đảng.
Một ngày khác, khi các du khách quay lại xe buýt của họ, tôi giơ cao một biểu ngữ. Sau khi họ rời đi, một người đàn ông đứng cạnh bàn của chúng tôi đã nói: “Điều các chị đang làm có hiệu quả không?” Tôi đáp: “Có. Hơn 340 triệu người Trung Quốc đã thoái ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó. Sao anh nghĩ là nó không hiệu quả?” Anh ấy đáp: “ĐCSTQ có súng.” Tôi trả lời: “ĐCSTQ không chỉ có súng mà còn có những vũ khí khác. Nhưng tôi hỏi anh nhé, súng có được sử dụng không khi ĐCS Sô-Viết giải thể? Bức tường Berlin ở Đức đã sụp đổ. Có cần súng không? Khối Cộng sản Đông Âu sụp đổ. Có cần súng không?” Anh ấy đáp: “Ồ, đó là điều để suy nghĩ.”
Một dịp khác, nhiều thanh niên nói rằng chúng tôi được thuê để đến đó. Tôi nói: “Ở Trung Quốc, các học viên Pháp Luân Đại Pháp đã mạo hiểm tính mạng của họ và đối mặt với sự tàn bạo để nói sự thật với các bạn về Pháp Luân Đại Pháp. Họ đã bị bắt, bị đánh đập và thậm chí còn bị mổ cướp nội tạng. Xin hãy suy nghĩ sáng suốt. Có 100 triệu học viên Đại Pháp trên khắp thế giới, và tất cả chúng tôi đều tình nguyện để giúp các bạn. Tại sao ĐCSTQ lại phong tỏa Internet? Họ đã xây dựng Tường lửa bằng tiền thuế của dân. Người Trung Quốc nghĩ rằng Trung Quốc hiện nay rất hùng mạnh. Nó có thực sự hùng mạnh hay không? Nếu nó hùng mạnh đến vậy, tại sao nó lại sợ Chân-Thiện-Nhẫn? Người phương Tây không nói rằng đất nước của họ hùng mạnh như người Trung Quốc. Họ không sợ Chân-Thiện-Nhẫn.” Sau đó tôi nói cho họ biết Pháp Luân Đại Pháp được luyện tập trên khắp thế giới ra sao. Họ nói rằng bây giờ thì họ đã hiểu.
Tôi cảm thấy nhẹ nhõm. Khi tôi giảng chân tướng với chính niệm, chính niệm của tôi quyết định liệu mọi người có chấp nhận điều tôi nói hay không. Quá trình cứu người là một quá trình hướng nội, buông bỏ chấp trước và tu luyện tâm tính của tôi.
Vài ngày trước, có hai xe buýt chật kín khách du lịch đã tới. Họ đến từ cùng một công ty và mặc đồng phục. Hầu hết họ đều còn trẻ.
Tôi cầm một biểu ngữ tiến đến chỗ họ. Một nam thanh niên thuyết phục mọi người khác đừng nói chuyện với tôi. Cậu ấy buông lời thóa mạ. Một người khác nói rằng tôi đã bị tẩy não. Tôi đáp: “Ai đang bị tẩy não? Người Trung Quốc đi theo Mác và Lê nin và từ bỏ truyền thống của chính mình. Nhưng Mác và Lê nin không phải là người Trung Quốc phải không? Trung Quốc có 5000 năm lịch sử. ĐCSTQ chỉ mới tồn tại trong vài thập kỷ nhưng nó đã giết chết 80 triệu người Trung Quốc. Người Trung Quốc đã bị đẩy tới chấp nhận tình thế này, vậy ai là người đã bị tẩy não? Bạn nói rằng tôi bị tẩy não bởi Chân-Thiện-Nhẫn. Nếu tất cả những người Trung Quốc đều bị tẩy não bởi Chân-Thiện-Nhẫn, sẽ không còn tham nhũng ở Trung Quốc.” Họ gật đầu và cười.
Sư phụ đã giảng:
“Chúng ta thực hiện công việc chú trọng nhất vào quá trình; bởi vì trong quá trình ấy có thể để con người nhận thức được chân tướng, trong quá trình có thể cứu độ con người thế gian, trong quá trình có thể chỉ rõ chân tướng.” (Giảng Pháp tại Pháp hội vùng đô thị New York 2003)
“Nhưng mọi người thường hay chú trọng kết quả, không chú ý rằng trong quá trình ấy phải giảng chân tướng mà chư vị cần giảng cho đến nơi đến chốn. [Khi] cho con người biết được những gì mà con người cần được biết, ấy mới là chứng thực Pháp và giảng chân tướng một cách chân chính.” (Giảng Pháp tại Pháp hội vùng đô thị New York 2003)
Phơi bày chấp trước
Tôi nhận thấy rằng thể ngộ của các học viên về một vấn đề có thể hoàn toàn khác biệt. Các học viên có nền tảng khác nhau, tri thức khác nhau, quan điểm khác nhau, chấp trước khác nhau và tại các tầng thứ khác nhau lại có nhận thức về Pháp khác nhau và cách thực hiện khác nhau. Do đó làm thế nào để chúng ta có thể phối hợp ăn ý? Thể ngộ của tôi là chúng ta phải buông bỏ tự ngã và khoan dung.
Một ngày tại điểm du lịch, một học viên đã không bày các tài liệu gọn gàng trên bàn và một số tài liệu vẫn còn để trong hộp. Đây không phải là lần đầu xảy ra chuyện này. Tôi không thể dừng phàn nàn và đã nói điều gì đó. Người học viên đó không vui và rời đi. Ngày hôm sau ngay lúc tôi xuất hiện, cô ấy bắt đầu mắng mỏ tôi. Tôi đã không nói gì nhưng trong tâm thấy buồn bã. Tôi cảm thấy oán hận và đã không hướng nội.
Sư phụ giảng:
“Tuy nhiên thường khi mâu thuẫn đến, [nếu] chẳng làm kích động đến tâm linh người ta, [thì] không đáng kể, không tác dụng, không đề cao được.” (Bài giảng thứ tư – Chuyển Pháp Luân)
Tôi đã không tu luyện bản thân và không hướng nội. Tôi đã bỏ lỡ một cơ hội đề cao mà Sư phụ an bài cho tôi. Tôi đã trượt khảo nghiệm lần đó, nhưng sau lại có một cơ hội khác.
Một ngày kia, một học viên cầm biểu ngữ đứng cạnh một xe buýt du lịch. Cô ấy không bật máy phát thanh. Tôi nói: “Tại sao chị không bật máy phát thanh lên?” Cô ấy trả lời vì người hướng dẫn viên du lịch không cho cô ấy bật. Tôi nói: “Vậy là cậu ta bảo chị không được bật nó và chị đã không bật. Tại sao chị lại nghe lời cậu ta?”
Thực tế thì cô ấy đã xử lý tốt chuyện này. Tôi đã áp đặt ý kiến của mình lên cô ấy và chấp trước vào ý kiến của tôi. Tôi đã không quan tâm đến cảm nhận của người khác. Tôi ích kỷ, phàn nàn và làu bàu. Cô ấy buồn và nói: “Chị có biết rằng các học viên khác gọi chị là ‘mẹ chồng khó tính của chúng tôi không?” Tôi đã sốc.
Sau khi về nhà tối hôm đó, tôi nghĩ lại việc xảy ra và sự việc xảy ra vài ngày trước. Tại sao người học viên đó lại nói như vậy? Có phải tôi không cố gắng cải thiện điểm giảng chân tướng của chúng tôi không? Nó không phải vì cứu người chăng? Tại sao họ lại không hiểu? Họ đã nghĩ rằng tôi quá hống hách. Đúng, khi tôi thấy các học viên khác ăn mặc quá tuềnh toàng, tôi đã chỉ ra cho họ. Khi họ cư xử không phù hợp với Pháp, tôi cũng chỉ cho họ. Các học viên chúng ta đang là những bằng chứng sinh động về Pháp Luân Đại Pháp do đó ngôn hành của chúng ta rất quan trọng. Chẳng phải chúng ta nên làm mọi thứ một cách chuyên nghiệp sao? Nếu hành xử của chúng ta thậm chí không được tốt như một người thường, họ sẽ có một ấn tượng xấu về Pháp Luân Đại Pháp. Vậy thì chẳng phải chúng ta sẽ làm tổn hại đến Đại Pháp sao?
Tôi cảm thấy rằng điều tôi nói là phù hợp với Pháp. Tại sao những người khác lại không chấp nhận nó? Tôi không thể hiểu được điều đó.
Khi chị tôi (cũng là một học viên) gọi điện cho tôi, tôi đã kể với chị sự việc xảy ra. Tôi chấp trước vào quan điểm của mình và vẫn cho rằng tôi đúng. Chị tôi đã nói: “Em đã quên Pháp của Sư phụ sao?Sư phụ đã dạy:
“Tôi không chỉ là dạy chư vị Đại Pháp, tác phong của tôi cũng là để lưu lại cho chư vị, ngữ khí, thiện tâm trong công tác, thêm vào đó là đạo lý có thể cải biến nhân tâm, chứ mệnh lệnh vĩnh viễn không thể!” (Thanh tỉnh – Tinh tấn yếu chỉ)
Sư phụ thấy rằng tôi không ngộ ra vấn đề này, do vậy Ngài đã an bài để chị gái tôi đưa điểm hóa đến cho tôi. Tôi nhận ra rằng tâm phàn nàn, quở trách, cảm thấy bị nói xấu, không chấp nhận được chỉ trích và muốn được khen ngợi, tất cả đều là chấp trước. Tất cả những vật chất xấu này cần biến mất. Tôi nhận ra rằng tôi phải buông bỏ tâm kiêu ngạo và tự ngã, vứt bỏ tâm nhỏ nhen, mở rộng tâm trí và phối hợp cùng những người khác. Tôi nên bảo trì chính niệm, bài trừ can nhiễu, ghi nhớ trọng trách và sứ mệnh của mình và bắt kịp với tiến trình của chính Pháp.
Sư phụ đã giảng:
“Nếu như người tu luyện mà chỉ là buông bỏ được trên bề mặt, nhưng khi bên trong nội tâm vẫn còn bảo thủ – cố chấp một thứ gì, cố chấp vào cái lợi ích bản chất nhất kia của chính chư vị mà không để người gây tổn hại, tôi bảo cho mọi người, đó là tu luyện giả!” (Giảng Pháp tại Bắc Mỹ lần đầu)
Tôi học Pháp nhiều hơn và tu luyện của tôi bước vào một giai đoạn mới. Với sự giúp đỡ của các học viên và chính niệm của họ, tôi nhận ra rằng tôi phải tập trung vào tu chính mình. Bây giờ tôi ít chấp trước vào thái độ của các học viên khác. Tôi đúng hay sai không quan trọng. Tôi phải buông bỏ tâm tranh đấu và tâm phàn nàn của mình, buông bỏ cảm giác bất công và mở rộng tâm mình.
Bây giờ tôi nhận ra rằng khi tôi thấy các học viên khác cư xử chưa tốt, điều đó có nghĩa là tôi cũng có những vấn đề mà tôi cần phải xem xét. Nếu tôi tiếp tục ôm giữ các chấp trước của mình, tôi sẽ không đề cao được.
Khích lệ của Sư phụ
Một ngày nọ khi tôi đang ngồi tĩnh công, một du khách nói: “Trông kìa, cô ấy đang giúp những người Trung Quốc thấy được những điều tốt đẹp. Cô ấy rất kiên định với đức tin của mình?” Một ngày khác tôi đang ngồi thiền đằng sau quầy giảng chân tướng. Tôi mở mắt khi nghe thấy ai đó đang tiến lại phía mình. Tôi thấy hai người đàn ông đang đứng trước tấm bảng. Tôi nói: “Xin hãy xem vụ tự thiêu giả mạo trên quảng trường Thiên An Môn. Tóc của anh ấy không bị cháy. Chai xăng không phát nổ hay cháy. Nó là một sự kiện được dàn dựng. ĐCSTQ đã dàn dựng để kích động thù hận với các học viên.”
Một du khách nói: “Chị trông rất tốt.” Tôi đáp: “Anh cũng tốt. Xin hãy thoái ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó.” Họ bảo tôi cẩn thận và họ muốn biết nhiều hơn về Pháp Luân Đại Pháp. Tôi cảm tạ Sư phụ đang khích lệ tôi.
Một ngày mưa to bất chợt và chúng tôi đã bị ướt sũng. Một lúc sau, mưa ngớt và một cầu vồng xuất hiện. Nó rất đẹp. Một học viên khác tới để thay cho tôi và tôi sắp về nhà thay quần áo và giầy ướt mèm. Lúc đó một hướng dẫn viên du lịch tới và nói: “Tại sao chị lại đi? Tôi chỉ vừa mới tới nên chị không thể đi.” Người học viên kia và tôi nhìn nhau mỉm cười. Sư phụ không để chúng tôi đi! Chúng tôi đã không hoàn thành nhiệm vụ của mình trong ngày, do đó chúng tôi có thể rời đi thế nào đây? Chúng tôi đã dựng lại các bảng giảng chân tướng để chào đón các du khách.
Điểm giảng chân tướng của chúng tôi tại điểm du lịch đã trải qua 18 năm. Những người ở độ tuổi trung niên nay đã già. Nhưng hầu hết họ đều tiếp tục tới để giảng chân tướng và cứu người. Năm tháng qua đi, họ đã trải qua bao mưa gió bão bùng và khó khăn và kiên định theo Sư phụ hoàn thành thệ ước. Chúng ta hãy cùng nhau tu luyện tinh tấn hơn trong giai đoạn cuối cùng của Chính Pháp.
Tạ ơn Sư phụ! Cảm ơn các đồng tu!
(Bài viết đọc tại Pháp hội Úc 2019)
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/10/24/394852.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/11/3/180583.html
Đăng ngày 24-11-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.