Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp

[MINH HUỆ 02-09-2019] Người ta thường nói: “Tây Y trị gốc, Trung Y trị ngọn”. Trung Y chân chính thực sự có thể trị tận gốc bệnh. Là một phần của văn hóa Thần truyền, nó có cách tiếp cận hoàn toàn khác với khoa học thực nghiệm hiện đại. Tuy nhiên, Y học Trung Hoa thực sự trị tận gốc bệnh đã bị thất truyền. Tất cả những gì còn lại ngày nay là các loại thuốc chữa các triệu chứng.

Phương thuốc thực sự trị tận gốc bệnh xuất phát từ Đạo giáo, vượt qua tầng thứ của người thường.

Tại sao chúng ta lại nói Trung Y hiện đại chỉ trị được phần ngọn, chữa trị các triệu chứng? Chính là bởi vì nó đã bị mất đi bản nguyên của thực hành tu luyện.

Mặc dù Trung Y hiện đại không thể chữa tận gốc bệnh, nhưng các thảo dược, châm cứu, và các phương pháp điều trị khác của Trung Quốc tác động trực tiếp đến cơ thể con người ở tầng thứ vi mô. Trong khi đó, Tây Y dựa trên khoa học thực nghiệm và chỉ chữa trị cho cơ thể con người trong không gian bề mặt này.

Chìa khóa để trị tận gốc bệnh là hướng nội, trọng đức, và tu tâm. Các phương pháp trị liệu bên ngoài chỉ có thể làm thuyên giảm triệu chứng bệnh. Nguyên tắc này áp dụng cho tất cả các vấn đề trong xã hội chúng ta ngày nay.

Chẳng hạn, thiên tai ngày nay được coi là ngẫu nhiên. Con người không ngừng phát triển công nghệ mới để ngăn chặn nó. Họ không thấy được nguyên nhân căn bản của những thảm họa lặp đi lặp lại này, chính là sự xuống cấp của đạo đức nhân loại. Trong Sử ký Tư Mã Thiênvà Tư trị Thông giám, nhiều hoàng đế đã thành tâm sám hối và suy ngẫm về hành vi của bản thân khi người dân của họ phải chịu thảm họa thiên nhiên. Đây là một sự tương phản rõ nét giữa những nhận thức của người xưa và quan niệm hiện đại!

Theo thể ngộ của tôi, quá trình “phát triển xã hội” là một quá trình dịch chuyển từ trị tận gốc sang trị phần ngọn. Nhân loại đã chuyển từ phương pháp đơn giản nhưng tuyệt đối hiệu quả sang phương pháp phức tạp, và từ các không gian vi mô và vĩ mô sang không gian bề mặt này.

Lão Tử từng viết:

“Đạo mất rồi sau mới có đức, đức mất rồi sau mới có nhân, nhân mất rồi sau mới có nghĩa, nghĩa mất rồi sau mới có lễ.” (Đạo Đức Kinh)

Cái gọi là sự phát triển của nhân loại là việc ngày càng xa rời Pháp lý vĩ đại của vũ trụ, đạo đức suy đồi, và con người chuyển dần sang hướng ngoại. Trong thời đại của Tam Hoàng Ngũ Đế, mọi người theo con đường Đại Đạo. Còn vào thời kỳ Xuân Thu-Chiến Quốc, Khổng Tử và Mạnh Tử đã sáng lập Nho giáo, dùng nhân nghĩa để thu phục lòng người. Dần dần về sau, đạo đức không liên hồi trượt dốc, đến mức ngay cả “Lễ” cũng không còn được tuân thủ nữa. Chỉ còn cách duy nhất là không ngừng đề ra đạo luật để hạn chế người dân. Thế nhưng, dù có ban hành bao nhiêu điều luật đi nữa, cũng không thể ước thúc nhân tâm của mọi người.

Là học viên Pháp Luân Đại Pháp trong thời kỳ chính Pháp, chúng ta phải tuân theo lời giảng của Sư phụ và hướng nội. Không gì chúng ta gặp phải là ngẫu nhiên. Cách duy nhất để hoàn thành sứ mệnh của chúng ta là loại bỏ các chấp trước ẩn sâu, giảng chân tướng và cứu độ chúng sinh.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/9/2/392187.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/9/29/180112.html

Đăng ngày 02-10-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share