Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc
[MINH HUỆ 12-06-2019] Tôi có một người hàng xóm sát nhà chúng tôi. Mỗi dịp mùa xuân, chúng tôi lại tự trồng cây và hai nhà chưa từng có xích mích gì.
Tuy nhiên, vài năm trước, họ đã trồng cây lấn sang đất nhà tôi hai thước. Tôi đã nghĩ về Pháp mà Sư phụ Lý Hồng Chí đã giảng:
“Bất ký thường nhân khổ lạc
Nãi tu luyện giả
Bất chấp vu thế gian đắc thất
La Hán dã” (Khiêu xuất tam giới, Hồng Ngâm)Tạm dịch:
“Chẳng nhớ sướng khổ người thường
Ấy người tu luyện
Chẳng chấp được mất nơi thế gian
Kìa La Hán” (Nhảy ra khỏi tam giới, Hồng Ngâm)
Vì vậy, chúng tôi không nói gì và còn lùi lại thêm một thước nữa.
Mùa xuân tiếp theo, họ tiếp tục trồng cây trên hai thước đất đó, cùng với thước đất mà chúng tôi đã lùi, và lại còn lấn thêm hai thước nữa. Sau đó, nhà tôi lùi tiếp một thước đất nữa.
Năm thứ ba, họ trồng cây trên toàn bộ mảnh đất của chúng tôi.
Lúc này, con trai và con dâu tôi trở nên tức giận và muốn đi đối chất với họ về điều đó. Nhưng tôi nhớ lời Sư phụ đã giảng:
“Cái gì của chư vị thì sẽ không mất, cái gì không của chư vị thì chư vị [dù có] tranh [giành] cũng không được.” (Bài giảng thứ bảy, Chuyển Pháp Luân)
Tôi tự hỏi liệu những điều xảy ra có phải để giúp tôi nhận ra chấp trước vào lợi ích của mình không. Vì người hàng xóm muốn nó, nên nó có thể không phải của tôi. Tôi chỉ cần để nó cho anh ấy. Tôi cũng nhớ tới một lời giảng khác của Sư phụ:
“Ngay trong hoàn cảnh người thường phức tạp này, chư vị tỉnh táo rõ ràng, hết sức minh bạch chịu thiệt thòi tại các vấn đề lợi ích vật chất; khi bị người khác lấy mất lợi ích thiết thân, chư vị không giống như người ta mà tranh mà đấu; trong các can nhiễu tâm tính, chư vị chịu thiệt thòi; trong hoàn cảnh gian khổ như thế chư vị ‘ma luyện’ ý chí của mình, đề cao tâm tính của mình; khi có ảnh hưởng của các tư tưởng bất hảo của người thường, chư vị có thể siêu thoát xuất lai.” (Bài giảng thứ tám, Chuyển Pháp Luân)
“Mình là một học viên”, tôi nghĩ, “Mình phải nghe lời Sư phụ và không được tranh đấu với anh ta.” Sau đó, tôi cảm thấy tốt hơn và tiếp tục thuyết phục các con mình rằng mảnh đất đó không phải là vấn đề gì lớn và chúng tôi không nên tranh chấp. Cho dù không trồng cây trên mảnh đất đó, chúng tôi vẫn ổn.
Rồi tôi nhận thấy rằng anh ta dường như đang theo dõi chúng tôi. Trong ba năm qua, anh ta thường đứng quay mặt vào nhà tôi và chửi rủa. Thỉnh thoảng anh ta đốt pháo sau sân sau [nhà] của chúng tôi. Song, một lần nữa tôi có thể bình tĩnh lại sau khi nhớ lại lời giảng của Sư phụ:
“Đã làm người luyện công thì trước hết phải làm được ‘đả bất hoàn thủ, mạ bất hoàn khẩu’, phải Nhẫn. Nếu không, thì chư vị là người luyện công [loại] gì vậy?” (Bài giảng thứ chín, Chuyển Pháp Luân)
Năm ngoái, anh ta còn chửi rủa thậm tệ hơn. Lần này tôi nghĩ sâu hơn: “Tại sao anh ta lại cư xử như vậy nhỉ?” Sư phụ giảng:
“Nhưng mọi người đều chưa thử nghĩ xem: ‘Bản thân chúng ta chẳng phải ở phương diện nào đó chưa đúng sao?’ Thực ra [nếu] bản thân quả thực đã minh bạch rồi, thực hiện ngay chính rồi, [thì] những người đó, những biểu hiện đó đã không có rồi; là vì trong các đệ tử Đại Pháp sẽ không xuất hiện bất kể sự việc vô duyên vô cớ nào, cũng không cho phép; ai cũng không dám.” (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế Washington DC năm 2009, Giảng Pháp tại các nơi IX)
Vì vậy, tôi bắt đầu hướng nội để xem liệu tôi có làm sai điều gì không. Chấp trước nào của tôi đã gây ra việc này? Có phải việc anh ấy dường như đang theo dõi chúng tôi là do tâm nghi ngờ hay sợ hãi của tôi không?
Tôi nhận ra rằng mình có tâm oán giận. Sau khi anh ấy chiếm đất của chúng tôi, mặc dù không tranh cãi, nhưng tôi đã có một chút oán giận đối với anh ấy ẩn sâu trong tim mình. Tôi bắt đầu coi thường nhà hàng xóm này và xem họ là người xấu. Thậm chí, tôi còn bảo gia đình mình hãy tránh xa họ.
Sau khi phát hiện ra những nhân tâm và chấp trước này, tôi thấy dễ chịu hơn và bắt đầu cảm thấy từ bi với người đàn ông này. Tôi nghĩ: “Liệu hành vi của người hàng xóm này có phải là một điểm hóa rằng tôi nên đi nói cho họ về Pháp Luân Đại Pháp không?” Sư phụ giảng:
“Đồ [đệ] Đại Pháp là hy vọng duy nhất được cứu cho chúng sinh” (“Hy vọng duy nhất”, Hồng Ngâm III)
Vì vậy, tôi quyết định sang nhà họ để giảng chân tướng cho họ.
Ngay khi tôi bước vào sân, vợ anh ấy đã hồ hởi chào đón tôi, và họ mời tôi vào nhà. Sau đó, chúng tôi trò chuyện về nhiều chuyện. Người vợ nói: “Chồng em đơn giản lắm. Nhưng có một điều gây phiền là anh ấy hay chửi rủa khi uống rượu. Nhờ bác nói chuyện với anh ấy về điều đó.”
Tôi nói với anh ấy: “Chú không nên chửi rủa. Khi chú chửi rủa, chú sẽ tức giận. Điều đó sẽ làm tổn hại sức khỏe của chú đấy.”
Anh ấy trả lời: “Em cũng biết điều này, nhưng em không thể kiểm soát bản thân. Em sợ em có thể chết vì giận dữ mất.”
Tôi nói: “Không, tôi nghĩ không có chuyện đó đâu. Chú đừng chửi rủa nữa thì chú sẽ không nổi giận.”
Khi tôi nói điều đó, mọi sự oán giận và cảm giác bất công mà tôi đã ôm giữ trong lòng đều tan biến. Tôi chỉ cảm thấy thương người đàn ông này.
Sau đó, anh ấy kể về việc khi đội tuần tra và cảnh sát vào làng; họ đã yêu cầu anh trốn vào các điểm được chỉ định để tìm kiếm các học viên Pháp Luân Đại Pháp.
Tôi nói: “Đó là một điều tồi tệ, thay vào đó chú có thể sử dụng cơ hội này để bảo vệ các học viên Đại Pháp. Chú có thể chỉ cần nói rằng chú không hề nhìn thấy bất kỳ ai. Bảo vệ các học viên Đại Pháp sẽ mang lại cho chú nhiều phúc đức.”
Anh ấy đáp: “Em làm đúng như thế. Lúc em nhìn thấy ông Vương treo thứ gì đó, em đã không nói gì hay báo cáo ông ấy.”
Tôi đáp lời: “Điều đó thật tốt. Chú có nhớ trưởng thôn trước đây của chúng ta không? Hồi đó, khi cuộc bức hại bắt đầu, nó thật tàn ác, nhưng ông ấy đã bảo vệ chúng tôi. Chú xem hiện giờ ông ấy đang sống tốt như thế nào! Và như chú biết đấy, lý do duy nhất chúng tôi nói với chú điều này là để chú không bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lừa dối.“
“Hơn nữa, theo luật, những gì chúng tôi đang làm là hoàn toàn hợp pháp. Hãy xem những người từng là lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ và trực tiếp tham gia bức hại Pháp Luân Đại Pháp, như Bạc Hy Lai, Từ Tài Hậu, Quách Bá Hùng, Chu Vĩnh Khang, v.v. Họ đều đã phải nhận quả báo và hiện đang trong tù. ĐCSTQ đã làm rất nhiều điều xấu. Trời sẽ diệt nó.”
Người vợ đồng ý và nói: “ĐCSTQ thật sự không được nữa rồi. Toàn là tham nhũng.”
Cuối cùng, tôi nói với anh ấy: “Tôi đã lo rằng chú có thể có một số hiểu lầm về Pháp Luân Đại Pháp.”
Anh ấy cam đoan với tôi: “Bác cứ tin em, em sẽ không bao giờ làm điều gì có hại đến một học viên Đại Pháp.”
Sau đó, tôi phải về nhà dù được mời ở lại lâu hơn. Trước đó, tôi không hình dung được là sẽ có một cuộc trò chuyện cởi mở và chân tình như vậy với những người hàng xóm của mình!
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/6/12/让地-388608.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/8/29/179098.html
Đăng ngày 17-09-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.