[MINH HUỆ 24-03-2019] Trong văn hóa cổ Trung Quốc có lưu truyền những ghi chép về Thiên Thư (sách Trời). Hai chữ Thiên Thư ra đời vào thời kỳ Thái Hạo. Thái Hạo (tại vị 4354 TCN – 4239 TCN) là tổ tiên và thủ lĩnh của các dân tộc Đông di. Ông là Đông phương Tổ Thần, cũng là Đông phương Thiên Đế Thanh Đế. Sách Giản Dị Đạo Đức Kinh có viết: “Nhân hiến Hà Lạc, vấn hà vật, Hạo viết Thiên Thư” (Tạm dịch: Có người dâng Hà Đồ và Lạc Thư và hỏi là vật gì, Thái Hạo nói là Thiên Thư). Hai chữ Hà Lạc nói gộp là có nghĩa Hà Đồ và Lạc Thư. Do đó Thiên Thư có hàm nghĩa thần bí, cao thâm, vô cùng khó hiểu.
Cùng với sự phát triển của lịch sử, hễ sách mà người thông thường không hiểu được, hoặc nghiên cứu không thấu thì đều được gọi là Thiên Thư. Vì vậy dân tộc Trung Hoa cũng đưa Hoàng Đế Nội Kinh, Hoàng Đế Ngoại Kinh, Biển Thước Nội Kinh, Biển Thước Ngoại Kinh vào hàng Thiên Thư. Bởi vì người xưa cho rằng sách có thể khiến con người tu luyện hoặc có thể khiến con người đạt được thân thể khỏe mạnh, có thể trừ bệnh đều gọi là Thiên Thư. Cũng bởi vì một số trước tác trong đó do các nguyên nhân khác nhau bị thất truyền nên luôn luôn càng có vẻ thần bí. Sách Chu Dịch mà con người ngày nay nghiên cứu không thấu đó cũng được gọi là Thiên Thư.
Trong các Thần thoại thời kỳ đầu của rất nhiều dân tộc trên các nơi trên thế giới đều có ghi chép về Thiên Thư. Người thời đó cho rằng Thiên Thư là bảo điển do Thần coi giữ, ai có được sách này, đọc hiểu sách này thì sẽ có được Thần lực to lớn, có thể thống trị cả vũ trụ này, đạt được cảnh giới viên mãn.
Thần thoại Kiswahili châu Phi nói rằng, Thượng Đế sáng tạo ra ba vật, mà vật thứ ba chính là một cuốn sách. Cuốn sách này rất thần kỳ, có thể hiển thị tất cả các nội dung quá khứ, tương lai. Có thể nói nó là trí huệ và giáo huấn của Thượng Đế. Tất cả các Thánh thư của nhân loại sau này chỉ là một phần nội dung nhỏ trong đó. Hơn nữa sách này dùng các ký hiệu để viết, chỉ có Thượng Đế biết được ý nghĩa cụ thể, do đó sách này cũng được gọi là “Mẹ của thư tịch” (thư tịch chi mẫu), cũng được coi là Thiên Thư.
Thần thoại Ai Cập cũng có sách tương tự, gọi là “sách ảo thuật”. Tương truyền bộ sách này do Thần Trí Huệ Thoth đích thân viết. Đọc bộ sách này thì có thể có năng lực như Thần, có thể khai phát công năng đặc dị của con người. Sách này có hai loại chú văn, “nếu đọc loại chú văn thứ nhất thì bạn có thể biết được tất cả sự vật trong trời, đất, địa ngục, núi, biển. Bạn có thể tự do trở thành chim trên trời, cá dưới biển sâu, cũng có thể có Thần lực nổi trên mặt nước. Nếu niệm loại chú văn thứ hai thì sau khi chết chôn dưới mộ vẫn có thể giống như đang sống, trông thấy mặt trời, mặt trăng”.
Trong Thần thoại Sumer cũng có một bộ sách như thế này gọi là Thiên Mệnh Thư Giản (cũng có Thần thoại gọi là Mệnh Vận Bạ), được một con chim lớn canh giữ. Ai lấy được bộ sách này thì có thể thống trị Thần và vạn vật.
Trong Thần thoại Babylon thời kỳ sau đó, cuốn sách này lại được gọi là Sách Vận Mệnh.
Trong cách văn hiến trong các bảo tàng hiện nay trên thế giới mọi người không thấy những bộ sách như đã nói trên, do đó đều trở thành vấn đề không thể nào khảo cứu chứng thực được. Truyền thuyết bị con người coi là ‘mê tín’ nên luôn luôn bị phủ định.
Nhưng mấy nghìn năm đã qua rồi, danh từ Thiên Thư này lại càng giống như được coi là một loại sách huyền bí. Giống như một mê cung cực lớn, đã vắt kiệt tâm trí của vô số người. Bất kể là một người phổ thông hay là người có tín ngưỡng đều luôn không ngừng tìm kiếm Thiên Thư. Lại có các nhà văn viết tiểu thuyết võ hiệp miêu là Thiên Thư là ‘không chữ’. Các nhân sĩ trí thức đều mong muốn có thể có được Thiên Thư, cho rằng ai có thể đắc được Thiên Thư thì nhất định là người may mắn.
5000 năm Trung Hoa thăng trầm như thủy triều lên xuống, nhưng dấu chân của những người đi tìm Thiên Thư không lúc nào dừng, ý chí cũng chẳng suy chuyển. Cho đến năm 1994, trong dân gian có một trước tác được yêu thích lan truyền trong dân chúng, thậm chí nhà xuất bản tăng cường in ấn gấp cũng không đáp ứng nhu cầu. Đó là một bộ Đại Pháp Phật gia có tên là Chuyển Pháp Luân, đã từng được Báo Thanh niên Bắc Kinh bình là Top 10 sách bán chạy nhất Trung Quốc, hiện nay đã được phiên dịch sang 39 ngôn ngữ phát hành trên toàn thế giới. Trong rất nhiều bài viết, những người tu luyện Pháp Luân Công gọi Chuyển Pháp Luân là Thiên Thư, cũng có người vì thế mà không lý giải được.
Thực ra cũng không khó lý giải việc những người tu luyện Pháp Luân Công gọi Chuyển Pháp Luân là Thiên Thư. Bởi vì Chuyển Pháp Luân đã thuật đơn giản ngắn gọn những Thiên cơ như thế nào là Phật Pháp, con người làm người tốt như thế nào, coi trọng tu luyện tâm tính ra sao… Hơn nữa rất nhiều người thông qua học tập, đọc Chuyển Pháp Luân đã đạt được kỳ tích chữa bệnh khỏe người, giúp người hư hỏng cải tà quy chính, khiến cho quan và người dân tu thân, tề gia mà trị thiên hạ. Bạn nghĩ xem đó chẳng phải là Thiên Thư đó sao? Hơn nữa còn là vạn cổ khó gặp. Vì thế đó chính là tại sao Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) không ngừng thiêu hủy, nhưng vĩnh viễn không thể nào đạt được ngăn chặn lưu truyền cuốn sách này. Đây cũng chính là tại sao những người tu luyện Pháp Luân Công để bảo vệ cuốn sách này thà chết chứ không khuất phục. Đó chính là điều mà tư tưởng thuyết vô Thần và tư duy giả-ác-đấu của ĐCSTQ vĩnh viễn không thể nào lý giải nổi.
Thực tế ĐCSTQ hiện nay cấm phát hành sách Chuyển Pháp Luân này đã là trái pháp luật. Thực ra lệnh cấm sách của tập đoàn lưu manh Giang Trạch Dân đã bị bãi bỏ từ lâu rồi. Sách Chuyển Pháp Luân ở Trung Quốc hiện nay là hợp pháp. Hiện nay ai có thể có được cuốn sách Thiên Thư này thì khẳng định là người may mắn. Bởi vì sách Chuyển Pháp Luân có thể tịnh hóa tâm hồn bạn, cũng sẽ khiến bạn biết được ý nghĩa đích thực của sinh mệnh. Có câu cổ ngữ rằng: “Thân người khó có được thì hôm nay đã có, Đại Đạo khó hiểu rõ được thì hôm nay đã hiểu rõ. Thân này không độ đời này thì đến đời nào mới độ thân này.”
Những người gian khổ tìm Thiên Thư, hoặc bạn đã đi tất cả các chùa chiền Đạo quán, đi hết các danh sơn đại xuyên, thăm tất cả những “thế ngoại đào nguyên”, bạn có phải đã phiền muộn đau khổ vì không cách nào đắc được Thiên Thư mà cảm thấy nuối tiếc thở than chưa? Đêm nay xin hãy lắng nghe một lời, hãy tìm Chuyển Pháp Luân, hay nghiêm túc đọc cuốn sách đang bán chạy khắp toàn cầu này, bạn sẽ phát hiện ra, thì ra Chân cơ đang ở trước mắt bạn.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/3/24/历史上关于“天书”的记载-384289.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/8/30/179102.html
Đăng ngày 16-09-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.