Bài viết của đệ tử Đại Pháp ở Trung Quốc Đại Lục
[MINH HUỆ 25-06-2019] Sư phụ giảng:
“Vật cực tất phản, chính khí đang thăng lên, mọi người dần dần cũng thấy được hy vọng rồi; thời đại này cũng dần dần sắp qua đi; những việc này tôi cũng muốn để mọi người dần dần minh bạch.” (Giảng Pháp tại Washington DC năm 2018)
“Mọi người nhìn thấy hiện nay nhân tố ‘chính’ đang ngẩng đầu lên, hơn nữa rất mạnh mẽ; khôi phục truyền thống, toàn thế giới cũng đều đang xuất hiện việc coi trọng văn hóa truyền thống, nhân loại cũng càng ngày càng thanh tỉnh ra. Thế thì chúng ta càng nên phải là làm cho tốt, càng nên phát huy tác dụng của chúng ta. Thiên tượng cũng đang phối hợp, nhất định sẽ là như thế, bởi vì sự việc ắt phải là như thế.” (Pháp hội Tân Đường Nhân và Đại Kỷ Nguyên năm 2018)
Trải qua hai mươi năm đệ tử Đại Pháp giảng chân tướng kiên trì, không mệt mỏi, thế nhân đã dần dần thanh tỉnh, ngày càng có cái nhìn chính diện hơn về Đại Pháp. Việc phục hưng văn hóa truyền thống Trung Hoa mà Đại Pháp đề xướng cũng âm thầm dẫn dắt con người dần dần quay về với truyền thống. Trong khi chính niệm chính hành chúng ta cũng cảm nhận mạnh mẽ điều Sư phụ giảng: “Chính khí đang thăng lên” (Giảng Pháp tại Washington DC năm 2018), và nhìn thấy những thay đổi đáng vui mừng xảy ra trong xã hội người thường.
Câu đối là bảo vật quý hiếm trong văn hóa truyền thống dân tộc Trung Hoa với lịch sử lâu đời 1.700 năm. Có thể nói câu đối là một dấu hiệu báo rằng năm mới đã đến. 1.000 năm trở lại đây, cứ mỗi dịp năm mới đến hầu như nhà nhà đều treo câu đối trước cửa, nhằm biểu đạt nguyện vọng tốt đẹp như tránh tà tiêu tai, nghinh tường nạp phúc. Cũng có người thể hiện chí hướng nhân sinh, tâm tình, hoài bão, trong câu đối, nội dung phong phú đa dạng.
Dưới sự thống trị của ác đảng, tập tục truyền thống này cũng bị phá hoại giống như những văn hóa truyền thống khác. Từ thành thị cho đến nông thôn, mọi người treo câu đối càng ngày càng ít. Nội dung câu đối cũng dập khuôn, hơn nữa còn dung tục, ngập tràn những thứ sùng bái kim tiền, mong cầu phát tài nhanh chóng như “chiêu tài tiến bảo”, “tài nguyên quảng tiến”, “nhật tiến đấu kim” (Mỗi ngày nhập được cả đấu vàng) v.v. Có những câu đối lại nịnh hót ca ngợi ác đảng một cách mù quáng, ngụy tạo thái bình. Câu đối kế thừa văn hóa truyền thống Trung Hoa lại trở thành khẩu hiệu, biểu ngữ tuyên truyền chính sách của ác đảng. Thật khó có thể thấy được đôi câu đối xứng tầm.
Kể từ khi Pháp Luân Đại Pháp quảng truyền, coi Chân Thiện Nhẫn là giá trị phổ quát, không chỉ dẫn dắt người tu luyện tu tâm hướng Thiện mà còn thúc đẩy đạo đức thăng hoa trở lại, dẫn dắt thế nhân quay về với truyền thống. Mỗi năm trên mạng Minh Huệ đều đăng tải một vài câu đối. Những câu đối này đối xứng hoàn chỉnh, đậm đà hương vị văn hóa truyền thống, thanh cao thoát tục, hai hàng chữ ngắn ngủi lại chứa đựng nội hàm phong phú. Trong câu đối vừa khuyên răn con người hướng Thiện, vừa hồng dương Đại Pháp và Chân Thiện Nhẫn, cũng có câu đối ca tụng của đệ tử Đại Pháp, khuyên con người thoái xuất ác đảng; vô cùng phong phú đa dạng. Trước tiên là treo câu đối ở nhà đệ tử Đại Pháp, dần dần mở rộng tới những vị thân bằng hảo hữu, đồng nghiệp, hàng xóm của đệ tử Đại Pháp; sau này phát triển tới những con người thế gian minh bạch chân tướng.
Sư phụ giảng:
“như mọi người biết, điều tà đảng Trung Cộng phá hoại chính là văn minh truyền thống Trung Quốc, chúng ta đưa nó lại và khôi phục nó, thanh trừ văn hoá đảng, chẳng phải khôi phục văn hoá tryền thống sao?” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2016)
Đồng tu ở địa khu chúng tôi nhận thức được rằng quảng truyền câu đối chân tướng hướng đến thế nhân là việc cần thiết. Từng câu đối chân tướng không chỉ khởi tác dụng thanh trừ văn hóa đảng, khôi phục truyền thống, mà tại không gian khác cũng khởi tác dụng trấn tà diệt loạn, thanh trừ tà ác. Hơn nữa, câu đối chân tướng còn có một đặc điểm là câu đối sẽ được treo lên cả năm nên có thể phát huy tác dụng trong thời gian dài. Hiện tại, địa khu chúng tôi cũng đã phát triển việc viết câu đối chân tướng tại chỗ trên phố tặng cho thế nhân, được mọi người chào đón rộng rãi, nhiều lần xuất hiện cảnh tượng tráng lệ bất ngờ.
Năm ngoái, trong vùng tôi ở có một vị đồng tu W gần 80 tuổi bắt đầu viết câu đối trên đường phố trong tỉnh thành. Việc này thu được hiệu quả rất tốt, nhưng vì nhân lực không đủ và thời gian gấp gáp nên chúng tôi chỉ viết được một buổi, căn bản là chưa thỏa mãn được nhu cầu của thế nhân. Do vậy, chúng tôi quyết định là sẽ bắt đầu thời gian viết câu đối sớm hơn trước Tết Nguyên Đán năm nay, như vậy sẽ viết được nhiều lần hơn. Sau khi tin tức truyền đi thì chúng tôi nhận được sự hưởng ứng và phối hợp tích cực từ các đồng tu khác.
Có đồng tu lập tức thu thập các câu đối đăng trên mạng Minh Huệ qua các năm, dùng giấy A4 in ra đưa cho thế nhân lựa chọn. Đồng tu khác thì mua các cuộn giấy đỏ khổ lớn, cắt theo kích thước khổ giấy của câu đối. Để câu đối trông đẹp mắt hơn, vài chục đồng tu rất nhẫn nại vẽ viền và tô màu cho thêm màu sắc. Sau khi gia công cẩn thận, cuộn giấy trông rất đẹp. Sau khi mua mực, màu nước và hoàn tất các khâu chuẩn bị ban đầu, chúng tôi chỉ còn thiếu phương tiện đi lại. Quả thực là vạn sự đã hoàn tất chỉ còn thiếu gió Đông.
Thật trùng hợp là anh rể đồng tu L có một chiếc xe điện ba bánh để không. Đồng tu L bị bắt giam phi pháp vừa ra khỏi nhà tù không lâu thì người anh rể cho anh ấy chiếc xe điện ba bánh để đi bán rau củ mưu sinh. Đồng tu L nghĩ là đệ tử Đại Pháp không thể lấy không đồ của người khác nên anh đã đưa trả cho anh rể 2.000 tệ. Vậy là bỗng dưng chiếc xe ba bánh này lại có chỗ dùng. Tuy thùng xe ba bánh có không gian hơi nhỏ nhưng lại có thể chở theo một chiếc bàn nhỏ và hai, ba người nữa. Chúng tôi cảm nhận được sự an bài kỳ diệu của Sư phụ.
Vì là lần đầu tiên ở trên phố viết câu đối chân tướng cho thế nhân như thế này nên đồng tu ai nấy đều vô cùng trân trọng, bảo đảm việc an toàn không xuất hiện vấn đề, tránh mang đến tổn thất cho Đại Pháp. Tuy là địa khu chúng tôi đã trải qua nhiều năm giảng chân tướng cho nhân viên viện kiểm sát và chính phủ, hoàn cảnh khá nới lỏng nhưng rốt cuộc việc này và phát tài liệu, giảng chân tướng trực diện là khác nhau. Tài liệu phát xong, chân tướng giảng xong thì chúng tôi sẽ rời đi rất nhanh; nhưng viết câu đối này thì chúng tôi đều ở một nơi cố định suốt mấy giờ đồng hồ nên áp lực về phương diện an toàn là rất lớn. Vì trợ Sư chính Pháp cứu độ thế nhân, mọi người đều có thể vứt bỏ tự ngã, dẫu khó khăn cũng chẳng từ nan. Mọi người phối hợp chỉnh thể, luôn có đồng tu phát chính niệm cường đại với cường độ cao.
Ngày 19 tháng 1, buổi đầu tiên trong năm nay chúng tôi bắt đầu viết câu đối tại một thị trấn của tỉnh bên. Vì là lần đầu tiên làm việc này nên có đồng tu tâm lý cũng có đôi chút căng thẳng. Dưới sự gia trì của Sư phụ, và sự dẫn dắt của các đồng tu khác có chính niệm mạnh mẽ, mọi người cũng dần dần buông bỏ nỗi lo, đường đường chính chính mời gọi người qua đường và giảng chân tướng cho thế nhân. Những người qua đường lũ lượt vây quanh, muốn đồng tu viết câu đối chân tướng cho mình. Những đồng tu còn mang tâm thái bất ổn cũng được khích lệ sâu sắc và nỗi lo lắng rất nhanh cũng tan biến.
Sư phụ giảng:
“Đệ tử Đại Pháp làm một chỉnh thể trong chứng thực Pháp mà hợp tác nhất trí thì Pháp lực rất to lớn.” (Giảng Pháp vào Tết Nguyên Tiêu năm 2003)
Chúng tôi cảm thấy thực sự là như vậy.
Ngày hôm sau, chúng tôi đến dưới một cây cầu vượt uốn lượn lớn nhất trong huyện. Ở đây dòng người tấp nập, lưu lượng người qua lại khá đông. Ngay khi vừa đặt bàn xuống mọi người đã tập trung đông đúc xung quanh chúng tôi. Nhìn thấy đồng tu W đã 80 tuổi nhưng tinh thần vẫn minh mẫn hoạt bát, tai thính mắt tinh, không cần mang kính lão khi viết chữ, ai nấy đều vô cùng thán phục.
Đồng tu W đã viết câu đối cho các đồng tu trong nhiều năm qua. Năm nay, ông ra phố viết câu đối cho một số lượng lớn người qua đường. Dưới sự gia trì của Sư phụ, kỹ năng thư pháp của ông đề cao rất nhanh. Khi viết chữ thường chỉ cần phẩy bút là thành, viết một mạch là xong. Chữ viết ra bay bổng, tự tại, ý vị; trông rất dễ chịu. Khi đồng tu W đang viết chữ, chúng tôi có thể cảm nhận được một nguồn năng lượng vô cùng mạnh mẽ đang gia trì. So với việc viết câu đối trước đây, đồng tu W vô cùng cảm khái. Chúng tôi cũng nhìn thấy rõ ràng sự đề cao tầng thứ vô cùng lớn.
Những câu đối hay như thế này nhưng lại không thu phí khiến không ít người nặng lòng suy nghĩ. Họ muốn có câu đối nhưng chỉ e bị lừa, sợ có điều gì mờ ám và cạm bẫy nào đó. Những năm qua sống dưới sự thống trị của ác đảng, đặc biệt là việc dung túng giả ác đấu, đả kích Chân Thiện Nhẫn đã khiến đạo đức xã hội trượt dốc nhanh chóng. Muôn vàn chiêu trò lừa gạt khiến con người đề phòng không kịp. Hiện tại, tại Đại lục chiêu bài đội lốt miễn phí nhưng lại thu tiền, thậm chí là lừa tiền quá nhiều nên mọi người đều sợ bị lừa.
Có người nói: “Con người hiện nay tìm đủ mọi cách để kiếm tiền. Những tham quan kia nằm mơ cũng chỉ nghĩ đến tiền. Còn như các ông một xu cũng không cần, các ông có ý đồ gì?”
Đồng tu W nói: “Tôi trước đây bệnh tật khắp người, đặc biệt là bệnh tim vô cùng nghiêm trọng. Sau khi tu luyện Pháp Luân Công, thân thể tôi hoàn toàn mạnh khỏe. Hơn hai mươi năm qua tôi không phải uống một viên thuốc nào. Trước đây tôi là người nóng tính, hiện giờ tính khí của tôi cũng tốt hơn nhiều rồi. Không chỉ bản thân tôi được thụ ích mà cả nhà tôi cũng được thụ ích. Những học viên khác mỗi người đều được thụ ích nhờ Đại Pháp. Chúng tôi làm như vậy là muốn truyền phúc âm của Đại Pháp tới nhiều người hơn.”
Vì để xua tan những lo lắng của mọi người, một vị đồng tu khác cũng kể cho họ nghe về việc mà đồng tu W gặp phải vào năm trước như sau: Năm ngoái, đồng tu W đang trên đường đi mua rau trở về nhà, thì bị một chiếc xe tải tông vào làm ông văng xa khỏi vỉa hè chừng 10 mét. Nhưng ông không hề hấn gì vẫn tự mình bò dậy. Tài xế rất căng thẳng nói với ông rằng đều là lỗi của anh ấy nên lập tức muốn đưa ông đến bệnh viện. Đồng tu W nói mình không muốn đi viện. Tài xế lại nghĩ là ông cần tiền bèn hỏi: “Vậy ông cần bao nhiêu tiền?”
Đồng tu W nói là ông không cần tiền. Tài xế lúng túng không biết nên làm thế nào, không đi bệnh viện cũng không cần tiền, anh ấy từ trước tới nay chưa hề gặp người nào như thế cả. Lúc đó những người thích náo nhiệt đứng xem chật kín xung quanh, ít nhất cũng là một, hai trăm người.
Đồng tu W lớn tiếng nói: “Tôi luyện Pháp Luân Công. Tôi năm nay đã 78 tuổi rồi. Nếu tôi không luyện Pháp Luân Công, không có Sư phụ bảo hộ thì một người nhiều tuổi như tôi bị xe tông xa như thế, ngã xuống đất là không thể nào đứng dậy được.”
Đồng tu W giơ tay lên và hô lớn: “Pháp Luân Đại Pháp hảo!”
Sau đó ông quay lại nói với người tài xế: Hôm nay Sư phụ và Đại Pháp không chỉ cứu tôi mà cũng cứu anh nữa. Hôm nay nếu như người anh tông vào người khác, không phải người luyện Pháp Luân Công thì hậu quả sẽ như thế nào? Anh không ngồi tù thì cũng mất tiền, hơn nữa còn phải bồi thường tới mức khuynh gia bại sản, bằng lái xe của anh cũng có thể bị thu hồi. Vì để cảm tạ Sư phụ và Đại Pháp, hãy đến đây, chúng ta cùng nhau hô lớn: “Pháp Luân Đại Pháp hảo!”
Đồng tu W kéo tay anh ta, cả hai cùng đưa tay hô lớn: “Pháp Luân Đại Pháp hảo!”
Bên cạnh có người nói: “Ông ơi, hiện giờ ông không sao nhưng không có nghĩa là ông về nhà ông cũng không sao. Sau khi ông về nhà mà lỡ có chuyện gì không may xảy ra thì làm thế nào? Con gái ông chắc chắn sẽ oán trách ông.”
Đồng tu W nói: “Sư phụ Đại Pháp đã giảng “Tốt xấu xuất tự một niệm của người ta” (Chuyển Pháp Luân). Anh cứ yên tâm, tôi không sao đâu.”
Sau đó, đồng tu W nói với tài xế: “Hôm nay tôi không hỏi anh tên gì, cũng không nhớ tên xe của anh. Tôi vĩnh viễn sẽ không gây phiền phức cho anh.”
Người tài xế vô cùng cảm động. Người xem xung quanh có người oán trách đồng tu W, tiếc thay cho ông, nói ông ngốc, bỏ lỡ cơ hội kiếm được một món tiền lớn. Nhưng đa số mọi người đều tấm tắc trong tâm, nói rằng Pháp Luân Đại Pháp thật tốt, người luyện Pháp Luân Công thật lương thiện. Đồng tu W bèn nhặt mớ rau đi về nhà. Mọi người nhìn thấy ông quả thực cứ thế ra về, nói được làm được, không cần một xu tiền của người tài xế, đám đông vỗ tay rào rào, nhiều người còn giơ ngón tay cái lên ra khen ngợi. Mọi người đưa mắt tiễn ông khá xa, đồng tu W vừa đi vừa vẫy tay chào tạm biệt.
Đồng tu W đã đi xa hơn hai mươi mét nhưng đám đông người vẫn chưa tản đi, vẫn đang ca ngợi phẩm cách cao quý của đệ tử Đại Pháp. Đồng tu W xoay người lại hợp thập, khom lưng cúi chào, mọi người mới dần dần tản đi.
Sau khi vị đồng tu này kể chuyện xong thì nói: “Đối với con người ngày nay, khi người tài xế tông vào họ chẳng xước xát gì, họ đã muốn được bồi thường rất nhiều tiền rồi. Thậm chí có người còn chuyên môn “đụng bình hoa” lừa tiền (ý nói là dàn cảnh nhảy ra trước đầu xe ở đường lớn giả bộ bị xe tông để đòi tiền bồi thường). Người tài xế này đã tông vào ông lão văng xa như vậy; nếu ông ấy đòi tiền, ông đòi vài nghìn thì tài xế cũng phải trả ông vài nghìn, ông đòi chục nghìn tệ thì cũng phải trả ông chục nghìn tệ. Ấy thế mà ông ấy một xu cũng không cần, cũng chỉ có những người luyện Pháp Luân Công như chúng tôi mới làm được như vậy. Nếu ông ấy không tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, không chiểu theo Chân Thiện Nhẫn mà Sư phụ dạy làm người tốt thì ông ấy cũng sẽ không đối đãi như vậy. Tiền nhiều như thế mà ông ấy cũng không cần, lẽ nào hôm nay lại cần một chút tiền này nhỉ?”
Những lo lắng của người dân rất nhanh chóng đã tiêu tan, cũng có người căn bản không chút lo lắng. Họ nhìn thấy đồng tu viết câu đối thì vô cùng vui mừng nói: “Đây mới đúng là câu đối chân chính! Câu đối như thế này mới có “hương vị năm mới”.
Một người lớn tuổi nói: “Tôi mấy chục năm rồi chưa thấy được những câu đối như thế này. Quả thực là được mở rộng tầm mắt. Đây mới là văn hóa truyền thống chính tông chính thống.”
Một số người lập tức bỏ những câu đối khác đang cầm trên tay xuống và chuyển sang nhờ đồng tu viết câu đối cho họ.
Mọi người tụ tập càng lúc càng đông, chật kín không còn chỗ chen chân, cảnh tượng vừa ấm áp vừa cảm động lòng người. Quản lý đô thị nhìn thấy quá nhiều người bèn đến can thiệp, bảo đồng tu chuyển tới một nơi hẻo lánh hơn. Việc này ngay lập tức khiến người dân bất bình, mọi người thi nhau lên tiếng chỉ trích quản lý đô thị: “Các anh xem người ta tuổi cao thế này đang vô tư cống hiến, giúp chúng tôi viết câu đối miễn phí. Các anh không biết xấu hổ khi đuổi người ta đi à!”
Quản lý đô thị liền bỏ đi.
Mùa đông nhiệt độ xuống thấp, sau khi viết câu đối xong, vết mực cũng lâu khô hơn. Mực khô rồi thì mới mang câu đối đi được, nếu không thì chúng sẽ bị dính lại với nhau và phải bỏ đi. Mọi người đứng trong gió rét, nhẫn nại đợi mực khô rồi mới mang đi. Gió thổi bay câu đối nên chúng tôi nhặt cục đá để chặn chúng lại. Có người vui mừng cầm điện thoại chụp lại khung cảnh náo nhiệt gửi wechat cho bạn bè. Có người kéo vài đồng tu giảng chân tướng bên cạnh cùng họ đứng chụp hình trước câu đối và nói: “Các bạn làm việc tốt nên tôi gửi cho bạn bè của tôi tuyên truyền giúp các bạn.”
Có người lại bảo đồng tu đứng sang một bên và liên tục chụp hình các câu đối. Những khoảnh khắc vui mừng đó thật làm người ta cảm động.
Một người đàn ông trung niên nói với đồng tu W: “Câu đối của ông thật là hay. Cháu thấy ông bận nhiều việc nên cháu nghĩ là muốn đến giúp ông; nhưng cháu lo lắng là chữ của cháu không xứng tầm.”
Đồng tu W nói: “Thế tốt quá. Hoan nghênh cháu đến viết câu đối với chúng tôi.”
Đồng tu để anh ấy giúp đỡ viết các câu đối khổ nhỏ, chữ viết cũng khá.
Đồng tu W nhìn thấy một người đàn ông tay cầm cuộn câu đối “Tài nguyên quảng tiến”, liền nói với anh ta: “Ác đảng cộng sản phá hoại văn hóa truyền thống của Trung Quốc chẳng còn gì nữa. Đặc biệt là sau khi ác đảng cộng sản tiến hành giản thể chữ Hán thì rất nhiều chữ đều mất đi nội hàm vốn có. Chữ “Tiến” trong “Tài nguyên quảng tiến” này đã đi sang chữ “giếng” mất rồi, tức là đi xuống giếng, vậy thì hỏi tiền tài làm sao mà đến được? Câu đối như thế này mà treo lên nơi cổng chính chỉ có thể mang đến xui xẻo cho nhà anh. Anh xem chữ “Tiến” viết trên câu đối của chúng tôi là đi theo chữ “Giai”, nghĩa là càng đi càng tốt đẹp. Khác biệt giữa hai chữ “Tiến” này là Sư phụ Đại Pháp giảng cho chúng tôi đấy.”
Người đàn ông này giật mình tỉnh ngộ, nhanh chóng bỏ cuộn câu đối đó vào thùng rác, và nhờ đồng tu viết cho câu đối mới.
Một hôm chúng tôi đi đến một thị trấn khá lớn, đúng lúc mọi người họp chợ (Phương Bắc gọi là chợ phiên). Vì chúng tôi viết chữ miễn phí nên có đồng tu đề nghị là sẽ chọn một hẻm tách biệt để không ảnh hưởng đến những người bán câu đối khác. Tuy vậy điều đáng ngạc nhiên là, khi đồng tu vừa mới bày bàn ra thì một nhóm người lập tức vây quanh, tranh nhau xin chữ.
Đồng tu Y chưa từng đi học, được Đại Pháp khai trí khai huệ nên có thể thông đọc “Chuyển Pháp Luân”; nhưng ông không nhận ra được mặt chữ viết trên các câu đối và cũng không hiểu ý của chúng. Sau khi ông ấy hỏi đồng tu đi cùng thì ông giảng giải cho những người xung quanh đang đứng xem, rồi giảng tiếp chân tướng và khuyên tam thoái.
Có người nói: “Nét mặt của ông trông rất phúc hậu.”
Đồng tu Y cười nói: “Đúng vậy, tôi tu Đại Pháp nên mới phúc hậu như vậy.”
Mọi người tập trung đông đúc khiến nhân viên quản lý thành phố chú ý. Họ cho rằng chúng tôi tu đang bán hàng nên đi đến yêu cầu trả phí gian hàng. Những người chờ nhận câu đối bất bình mắng họ: “Người ta đều không thu tiền, các anh dựa vào điều gì mà đòi thu tiền của người ta. Thật là nghĩ đến tiền đến phát điên rồi à.”
Nhân viên quản lý thành phố đành phải bỏ đi.
Đồng tu W viết câu đối, các đồng tu khác giảng chân tướng, mọi người phối hợp ăn ý với nhau. Bên cạnh thị trấn này là một khu công nghiệp rất lớn. Một nhân viên công tác của nhà máy nhựa đi ngang qua nhìn thấy đồng tu đang tặng câu đối nên anh ấy rất cao hứng, nhờ đồng tu viết câu đối treo ở cổng chính nhà máy và trước cửa các phòng ban. Đồng tu không biết là ông chủ của họ có thể tiếp nhận câu đối chân tướng Đại Pháp chưa bèn hỏi anh ấy: “Ông chủ của các anh có tin Phật không?”
Người nhân viên công tác này đáp: “Ông chủ chúng tôi là người Phúc Kiến, rất tin về phương diện tu luyện Thần Phật.”
Đồng tu bảo anh ấy dùng điện thoại chụp nội dung câu đối xong thì gửi cho ông chủ lựa chọn. Ông chủ đã chọn treo ở cổng chính là một câu đối dài đăng trên mạng Minh Huệ năm 2018, đồng thời cũng chọn một vài câu đối ngắn. Vế đối bên trái: “Văn minh thần truyền nguồn gốc sâu rộng, Thiên hạ quy tâm đồng hướng Pháp quang”; vế đối bên phải: “Kêu gọi lương tri, thức tỉnh từ giấc mộng say xem thuyền Pháp ra khơi”; phía trên cùng của câu đối là: “Đại Pháp ban phúc”. Vì cổng chính nhà máy cao nên cần câu đối thật dài, chúng tôi phải nối ba đoạn lại thì mới đạt yêu cầu về độ dài. Sau khi viết xong, nhân viên công tác vui mừng mang về treo lên cổng chính nhà máy và cửa ở các phòng ban làm việc.
Khi chúng tôi đến một ngôi làng khác thì gặp đúng một ngày mưa phùn lất phất. Chúng tôi không tìm được nơi thích hợp nên giấy bị ướt, không dùng được, cũng không có đồ che mưa. Đúng lúc đang lo lắng không biết phải làm thế nào thì có một chú khoảng 60 tuổi đi đến hỏi: “Các ông làm gì vậy?”
Đồng tu đáp: “Chúng tôi đến để tặng câu đối miễn phí.”
Chú ấy nói: “Thật ư? Hãy đến chỗ tôi, tôi có mở một quán trà. Trong quán có nhiều người, rất náo nhiệt. Giao hẹn trước là không thu tiền nhé, nếu mà các ông thu tiền thì tôi sẽ thu tiền đấy.”
Đồng tu Y đáp lại: “Chúng tôi nói không thu tiền là không thu tiền. Chúng tôi là người tu Chân Thiện Nhẫn, nói lời giữ lời. Nếu chúng tôi mà thu tiền câu đối thì ông cứ thu chúng tôi 100 tệ.”
Tới quán trà, chú ấy giúp chúng tôi mời khách và bảo mọi người xếp thành hai hàng, nhận câu đối theo thứ tự, vô cùng trật tự.
Trước ngày giao thừa, tổng cộng chúng tôi đã viết được gần 10 buổi tại các khu vực khác nhau trong huyện, tổng cộng đã gửi tặng gần 1.000 câu đối. Các đồng tu tham gia đều có chung cảm nhận là thế nhân càng ngày càng thanh tỉnh. Dẫu là đến địa phương nào, địa điểm hẻo lánh tới đâu, chỉ cần chúng tôi dọn bàn ra trưng bày câu đối thì mọi người từ khắp bốn phương tám hướng rất nhanh tụ tập lại, cứ như thể là người ta đã chờ đợi điều này từ rất lâu rồi. Toàn bộ quá trình ấy chúng tôi không hề bị cảnh sát và Phòng 610 quấy rối.
Sư phụ giảng:
“Sư phụ khẳng định những gì đệ tử Đại Pháp làm, chư vị chỉ cần xuất phát từ nguyện vọng chứng thực Pháp và cứu độ chúng sinh, thì những việc chư vị làm tôi đều sẽ khẳng định; dẫu là Pháp thân của tôi hay là chư Thần, chư vị chỉ cần thực hiện, thì sẽ đưa việc làm của chư vị mở rộng thành vĩ đại hơn, xuất sắc hơn, sẽ hiệp trợ chư vị.” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York năm 2008)
Ban đầu chúng tôi chỉ định đơn thuần là tặng câu đối, sau đó vì có nhiều đồng tu tham gia hơn, mọi người chính niệm chính hành nên không chỉ là tặng được nhiều câu đối hơn mong đợi, mà còn nhân cơ hội tặng câu đối giảng chân tướng làm tam thoái, giúp nhiều người minh bạch chân tướng.
Vì thời gian cấp bách, nhân sự không đủ nên cũng có điều đáng tiếc là có nhiều người chủ cửa hàng đã hẹn với đồng tu W đến viết câu đối treo trước cửa tiệm nhưng chúng tôi lại không có thời gian tới đó. Trong thành phố có đồng tu nghe nói địa khu chúng tôi đã khai sáng được hoàn cảnh viết câu đối giảng chân tướng trên phố nên nói là vào dịp viết câu đối năm tới nhất định phải gọi họ. Chúng tôi dự tính năm tới sẽ sắp xếp nhiều nhân sự hơn tại nhiều địa phương để có thể viết được nhiều câu đối hơn, giúp nhiều chúng sinh đắc được phúc âm của Đại Pháp, cứu độ càng nhiều thế nhân hơn nữa.
Sư phụ giảng:
“Nếu đệ tử Đại Pháp đều gộp thành một luồng sức mạnh, chính niệm hết sức đầy đủ mà làm, mọi người nghĩ xem, đó mới là ‘Thần tại nhân gian’, đối với tà ác mà nói điều ấy quá đáng sợ!” (Giảng Pháp vào ngày kỷ niệm 20 năm truyền Pháp)
“Đệ tử Đại Pháp làm một chỉnh thể trong chứng thực Pháp mà hợp tác nhất trí thì Pháp lực rất to lớn. (Giảng Pháp vào Tết Nguyên Tiêu năm 2003)
Lần này khu vực chúng tôi có thể công khai tặng câu đối chân tướng, sở dĩ có thể hoàn thành, đều dựa vào tín Sư tín Pháp. Mọi người đều buông bỏ tự ngã, đồng tâm hiệp lực, hợp thành nhất thể. Tà ác tại không gian khác căn bản phải bất lực ngồi nhìn, cựu thế lực cũng không thể giở trò, không thể dùi vào sơ hở. Làm tốt ba việc mới là an toàn nhất, chính niệm chính hành mới là an toàn nhất.
Một lần nọ, cục trưởng cục công an nói với một đồng tu: “Tôi biết các anh đang làm gì, người này người kia ngày nào cũng vác tài liệu đi phát. Bao giờ họ mới dừng lại vậy? Còn anh nữa, đến đâu cũng viết thư. Chúng tôi đều không động đến các anh.”
Một người đội trưởng bảo an đã minh bạch chân tướng khi tham gia tiệc sinh nhật của đồng tu, anh ta cảm khái nói: “Pháp Luân Công các anh thật là xuất sắc. Tự do tín ngưỡng, tôi thật sự đã được các anh quy chính lại, Pháp Luân Công là vấn đề tín ngưỡng.”
Sư phụ giảng:
“Dù tà ác kia điên cuồng đến đâu, chư vị nếu không có sơ sót thì chúng không dám động đến chư vị.” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York kỷ niệm 25 năm Đại Pháp hồng truyền [2017])
“…chư vị chính là kiên định chính niệm của chư vị, làm tốt những việc của chư vị, chư vị quả thực làm rất là tốt ba phương diện, thì không ai dám động chư vị.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Miền Tây Mỹ quốc 2015)
Đối với một người tu luyện Đại Pháp là như thế này, đối với đệ tử Đại Pháp ở một địa khu cũng đồng dạng như thế này. Nếu như đồng tu ở địa khu này đều có thể chính niệm chính hành, không có gián cách, hình thành chỉnh thể thì hoàn cảnh tu luyện của chúng ta ở nơi đó sẽ vô cùng bình ổn, ba việc sẽ làm càng tốt hơn, có thể cứu càng nhiều chúng sinh hơn.
Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2019/6/25/傳統真相對聯走進百姓家-388640.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/8/11/178840.html
Đăng ngày 05-09-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.