Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Canada

[MINH HUỆ 30-07-2019] Con kính chào Sư phụ tôn kính! Kính chào các đồng tu!

Chớp mắt tôi bước vào tu luyện Đại Pháp đã 8 năm. Lý giải đối với tu luyện cũng theo thời gian mà phát sinh biến hóa. Gần đây trong quá trình vượt một số quan, tôi đã từ từ hoặc đột nhiên minh bạch rõ ràng đối với những chỗ lý giải mơ hồ về Pháp trước đây. Có những vấn đề tôi tự nhận ra là mắc kẹt tâm chấp trước khá nặng. Trong một thoáng tôi không để ý thì đã được đả khai. Trong thâm tâm, tôi biết là việc lĩnh hội trong một thoáng như thế chính là Sư phụ ban cho. Sau đây tôi nêu ra hai ví dụ minh chứng cho sự việc này.

1. Tu Thiện

Khi xem các bài giao lưu tâm đắc thể hội của các đồng tu, tôi thường thấy xuất hiện kiến giải về cái gọi là “tâm không đồng ý với người khác”. Ý tứ của kiến giải này rất rõ ràng. Tuy nhiên, tại sao tôi lại không đồng ý với người khác? Trước đây, tôi luôn cảm thấy bản thân không đồng ý với hành vi của người khác như thế chính là có lý do thế này. Nó trông có vẻ là lý tính khi nhìn nhận vấn đề “từ hai chiều” nhưng trên thực tế nó lại làm cản trở việc tu luyện của bản thân tôi.

Ví như, khi nhìn thấy hành vi nào đó của người khác cảm thấy không thuận mắt thì xuất ra niệm đầu: người này như thế nào ấy nhỉ? Sau đó lại nghĩ: người này không biết gì cả, tôi không nhìn nhận như anh ta, tôi đi tu bản thân thôi; kết quả là tôi không lên tiếng và rời đi. Tôi đã từng xem như thế là tu rồi. Tuy nhiên, gần đây tôi mới minh bạch rằng đây là dùng kiến giải mơ hồ che lấp cơ hội mà bản thân nên tu xuất ra thiện tâm. Thiện, không phải là tưởng tượng ra mà là phải tu xuất lai. Trong lúc tương tác qua lại cùng người khác thì trạng thái biểu hiện xuất ra của bản thân là ngữ khí bình hòa, thần thái nhu hòa, thành ý vì đối phương, thanh tỉnh buông bỏ tự ngã. Đều là kiểm nghiệm xuất ra trong lúc tương tác qua lại với người khác, đều là tu xuất lai trong lúc tương tác qua lại với người khác.

Nhìn thấy hành vi bất hảo, hành vi không phù hợp với Pháp, hoặc là hành vi ảnh hưởng bất hảo tạo thành nơi người thường, sự im lặng của tôi có thật sự là nhìn không thấy để tu bản thân không? Nếu như thật sự là nhìn không thấy thì nội tâm của tôi thế nào mà lại có đánh giá như vậy đối với các hành vi này? Đây chẳng phải là phơi bày những gì mà tôi muốn che giấu sao? Đây chẳng phải là lấy tu bản thân làm cái cớ, dung dưỡng bảo vệ bản thân, vật chất tự tư giảo hoạt sao? Trải qua bao nhiêu năm tu luyện, cuối cùng tôi đã có thể khiêm nhường cảnh tỉnh bản thân. Những việc phát sinh vốn đều là loại trừ vật chất cần tu bỏ trong trường không gian của bản thân.

Tuy nhiên, hiện tại phiền não lại đến: tôi cảm thấy một chút cảm giác không thoải mái. Tôi không tìm ra được là vật chất bất hảo ẩn tàng chấp trước cái gì. Nó làm tôi bị dẫn động, sinh ra một chút không thoải mái. Tôi cùng giao lưu với các đồng tu, đồng tu nói với tôi là cần mở rộng tấm lòng bao dung, cần buông bỏ quan niệm đối với con người, cần xem nhẹ v.v Những điều này tôi đều nghĩ qua nhưng lại thấy rằng đều là những thứ vừa cao vừa xa.

Cho đến khi có một đồng tu chỉ ra cho tôi, nói rằng tôi thiếu thiện tâm. Đúng là vậy, trước mắt tôi sáng lên và tôi có cảm nhận sâu sắc rằng chính là như vậy. Tôi không cần cái Thiện mà tự bản thân mình nhìn nhận; tôi nhất định cần tu Thiện với từng tâm từng niệm khởi lên, tu Thiện trong biểu hiện hành vi. Bản thân đã tu xuất ra Thiện tâm rồi thì lại có thể giúp đỡ người khác, như vậy quá tốt! Có lúc tôi nghĩ những điều đó nhìn vào thì thấy là thân thiện, thực sự rất tử tế, tôi không biết có được tính là một loại biểu hiện của Thiện hay không. Ngay lập tức tôi đọc lại bài kinh văn “Nói sơ về Thiện” trong Tinh tấn yếu chỉ:

“Đại Pháp là viên dung, ba chữ Chân-Thiện-Nhẫn mà tách ra, thì đều có đầy đủ đặc tính Chân-Thiện-Nhẫn như nhau, bởi vì vật chất là do vật chất vi quan tổ hợp thành, mà vật chất vi quan lại là do vật chất vi quan hơn tổ hợp thành, mãi cho đến cùng tận. Như thế Chân cũng là Chân-Thiện-Nhẫn cấu thành, Thiện cũng là Chân-Thiện-Nhẫn cấu thành, Nhẫn cũng như thế là Chân-Thiện-Nhẫn cấu thành”. (Nói sơ về Thiện, Tinh tấn yếu chỉ)

Tôi đã được khai mở, Thiện không có Chân thì không phải là Thiện thực sự.

Ngay khi đó, tôi nhớ lại Pháp mà Sư phụ giảng:

“Pháp môn Pháp Luân Đại Pháp của chúng ta chiểu theo tiêu chuẩn tối cao của vũ trụ—Chân Thiện Nhẫn đồng tu—[vậy nên] công chúng ta luyện rất to lớn”. (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)

Nội tâm của tôi ngay chớp mắt cảm giác được sự hồng đại không thể nói nên lời, dường như là đã chạm đến được sự kỳ diệu của tạo hóa.

“Chân Thiện Nhẫn đồng tu”. (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)

Mấy chữ này dường như chiếu sáng mỗi từng tế bào trong thân thể tôi, cũng đồng thời chiếu sáng mỗi từng tế bào của sinh mệnh có duyên phận, có liên đới với tôi. Tôi thật sự hy vọng sẽ luôn bảo trì được trạng thái này. Như thế này tôi sẽ luôn có thể ngày càng thiện đãi với chúng sinh hơn. Tuy nhiên, đó là Sư tôn ban cho, không phải là bản thân tôi tu xuất lai. Tôi phải thiết thực mà tu xuất lai thì mới là bản thân tôi.

2. Tu luyện “Chủ ý thức phải mạnh”

Đệ tử Đại Pháp cần làm ba việc, điều này không thể nào minh xác hơn. Có khi tôi xem tin tức có một chủng cảm giác là tiến trình Chính Pháp mang đến biến hóa cho hình thế nhân gian, nếu dùng câu “mỗi ngày đều thấy những tiến triển mới” thì cũng không thể mô tả được. Khi đến lúc thì con người đang tỉnh ra. Trong quá trình tôi đi thu thập chữ ký, gặp phải một số sự việc nhỏ làm tôi khá ấn tượng.

Một người đang chăm chú nghe tôi giảng vì sao cần thu thập chữ ký, và giới thiệu về Pháp Luân Đại Pháp, nhưng anh ta đột nhiên ngắt lời tôi và nói: Anh chỉ cần nói đến “chủ nghĩa cộng sản (tà ác)” là tôi nhất định sẽ ký tên. Có người còn nói với tôi rằng họ là người đi ra từ quốc gia chủ nghĩa cộng sản (tà ác), không cần nói nhiều, họ nhất định sẽ ký tên. Tôi cũng thường gặp được những người khuyến khích tôi: Các bạn đang làm một việc đúng đắn, hãy kiên trì nhé. Biểu hiện hành vi của thế nhân có thể cho thấy rõ sự sụp đổ giải thể của tà linh cộng sản. Cũng có một số người sau khi nghe xong chân tướng Pháp Luân Công thì thành thật hỏi xem có kênh nào quyên góp cho Pháp Luân Đại Pháp không v.v.

Bước đi giữa dòng người, tôi cùng họ nói chuyện, giảng chân tướng cho họ nghe, cũng nghe xem họ phản hồi thế nào. Tôi có thể thực thực tại tại mà cảm thấy thế nhân đang thanh tỉnh, thế nhân vì Pháp mà đến. Từng cảnh từng cảnh làm tâm tôi cảm thấy tĩnh tại. Vì Phật tính và nhân tính, cái Thiện này trong vô ý mà hiển hiện xuất lai; sự khác biệt trang phục, ngoại hình, văn hóa, ngôn ngữ đều bị xem nhẹ đi nhiều, và sự vui mừng kết duyên với Đại Pháp đã trở thành ngôn ngữ chung của họ. Phát tự nội tâm tôi cảm tạ những người này, không cần bất cứ biểu hiện cụ thể nào, họ đã làm tôi cảm thấy những thứ mỹ hảo nơi sâu thẳm sinh mệnh con người. Điều này ở một mức độ nào đó lại càng giúp tôi bỏ đi một chấp trước rất lớn, đó là những chất vấn về ý nghĩa sinh mệnh và theo đó là những mê hoặc về bản thân việc tu luyện.

Hình thức biểu hiện tôi khi đắc Pháp là Pháp của Sư phụ đã làm tôi cảm động. Tôi đọc Chuyển Pháp Luân có một đoạn Pháp làm tôi tin ngay đây chính là cuốn sách do Thần viết, bởi vì con người không có từ bi lớn như vậy. Vậy là tôi tiến vào tu luyện Đại Pháp. Trong sâu thẳm tôi biết rằng Pháp lựa chọn người tu luyện.

Tuy nhiên, những sự tình mô tả này lại dấy khởi lên cái mê hoặc về sự tồn tại của sinh mệnh, chính là điều mà tôi còn vương vấn. Sinh mệnh đến từ đâu và khi từ giã nhân gian đi về đâu thì Pháp của Sư phụ đã giảng rất rõ ràng rồi. Sự sản sinh ra sinh mệnh nguyên thủy nhất thì Sư phụ cũng giảng xuất lai, rõ ràng minh bạch, nhưng tâm tôi mắc kẹt ngay chính chỗ đó, hơn nữa là tôi cũng không dám hỏi.

Trong “Giảng Pháp tại Pháp hội miền Đông Mỹ quốc”, Sư phụ đã từng trả lời về vấn đề này:

Đệ tử: “Vì sao trong vũ trụ cần phải sản sinh ra sinh mệnh?”

Sư phụ: “Cũng giống như một vi sinh vật dùng phương thức tư duy của nó để nhận thức con người, tư duy của con người không cách nào hiểu rõ được phương thức tồn tại và tư tưởng của Thần. Con người còn chưa nhận thức được vũ trụ, còn chẳng biết là nó như thế nào, thì làm sao có thể hỏi về những chuyện trong vũ trụ được? Câu hỏi này cũng bằng như hỏi “Vì sao cần phải có vũ trụ?”. Chúng ta đừng quản việc vì sao mà có vũ trụ, vì sao có sinh mệnh, bởi vì đó không phải là những điều mà chư vị có thể biết được, cũng không phải là những gì chư vị cần phải biết. Chính là dù chư vị tu cao đến đâu, [những điều đó] đều không phải là [những điều mà] chư vị [có thể] biết được. Đương nhiên, tạo một cái vũ trụ rỗng không, không có sinh mệnh, cái gì cũng đều không có, thế thì có ý nghĩa gì? Sử dụng lời nói của con người mà nói, thì chính là Chủ (Vua của các vua) hoặc là Tôn Chủ của toàn thể Phật Đạo Thần muốn như thế”. (Giảng Pháp tại Pháp hội miền Đông Mỹ quốc [1999])

Tôi biết rằng những thứ mê hoặc này là không đúng, không phải là bản thân tôi; nhưng tôi vẫn thấy khổ và khó mà phá trừ nó, nhiều năm qua nó cứ lởn vởn trong trường không gian của tôi mà không tản đi.

Có một ngày, những vấn đề này lại phản ánh ra. Tôi nghĩ đến thấy rất khó chịu nên tôi đã ra ngoài đi dạo. Vừa đúng lúc đi dạo bên ngoài hoa đang nở rộ, cây cối đâm chồi một màu xanh tươi mới. Khi tôi vừa đi vừa ngắm cảnh thì giống như là Sư phụ truyền vào trong đầu não tôi, xuất hiện rõ ràng hai chữ “sinh mệnh”. Trong tâm tôi cảm thấy hổ thẹn và thầm nói với Sư phụ: “Sư phụ, con xin lỗi! Sư phụ, con xin lỗi!”

Sau khi sự việc này phát sinh không lâu thì Sư phụ giảng minh xác là: “‘Tu luyện’ là gì? Thực ra không có bao nhiêu người thật sự minh bạch hàm nghĩa chân chính của nó. Tu luyện ấy, chính là ‘thành tựu sinh mệnh’”. (Giảng Pháp tại Washington DC năm 2018)

Đang lúc tôi nghĩ, ồ, Sư phụ đã nói với tôi điều này rồi. Mặc dù là như thế nhưng trạng thái của tôi lúc tốt lúc xấu. Tôi biết rằng nếu cứ như vậy thì là xong rồi, chính là bị lưỡi dao cùn của cựu thế lực hãm hại.

Có thể đây là thời cơ để tôi trưởng thành. Cuối cùng thì cũng có một ngày, tôi xuất ra được một niệm đầu minh xác: ta không cần thắc mắc về vấn đề này và cách nghĩ như thế này nữa, ta biết những vấn đề và cách nghĩ thế này không phải là của ta, mà là của cựu thế lực; các ngươi không cần dùng những thứ quan niệm bại hoại này can nhiễu đến ta, vẫn có cơ hội Thiện giải; nếu các ngươi còn đến nữa thì ta sẽ xem các ngươi là ma, giải thể toàn bộ, công của ta thời thời khắc khắc đều sẽ làm như thế. Uy lực của chính niệm cường đại. Quả nhiên, sau đó những vấn đề đó không còn nghĩa lý gì nữa, những vật chất tiêu cực, bi thương vô danh đã không còn xuất hiện nhiều; về sau này thì hoàn toàn không còn nữa. Bản tính chính tín đối với Đại Pháp đã làm chủ đạo.

Tôi vừa nói về thời cơ để trưởng thành là vì tôi xuất ra được niệm đầu này cũng là trải qua một thời gian dài mới có được. Trong quá trình này, có một vài sự việc làm tôi ấn tượng sâu sắc. Tôi thuật lại theo trình tự thời gian như sau:

(1) Không lâu sau khi đắc Pháp, có một lần ngồi đả tọa, tôi không thể tĩnh lại được. Các chủng niệm đầu chạy loạn trong não, chạy loạn rất ghê gớm. Tôi có khi theo chúng mà nghĩ, ngay lúc đó, từ trên cao đột nhiên truyền đến giọng nói rất uy nghiêm của Sư phụ: Chủ ý thức phải mạnh! Toàn thân tôi chấn động, không dám gấp gáp nữa, lập tức tôi không nghĩ tưởng lung tung nữa.

(2) Sau vài năm, vì mắt tôi có thể nhìn thấy một số thứ, tiếp xúc được với người và sự vật làm cho trong tâm tôi khó vượt qua. Những thứ tiêu cực mệt mỏi và xấu ác, áp lực càng ngày càng nặng. Vào đoạn thời gian đó nếu tôi không quy định cho bản thân một điều chuẩn tắc là “chỉ có Sư phụ, chỉ có Pháp” thì thật sự khó mà bước qua được. Sư phụ giúp tôi an bài một vị đồng tu và tôi gặp nhau cùng giao lưu, chia sẻ thể hội tu luyện của bản thân cô ấy. Tôi nhận được sự khích lệ, sau đó tôi tĩnh tâm lại phát chính niệm thanh lý trường không gian bản thân. Chưa tới 15 phút, tôi phảng phất nhìn thấy một cục vật chất màu đen bị thanh lý ra khỏi lỗ chân lông tôi rồi tản đi mất. Cảnh tượng đó trông rõ ràng ngay trước mắt. Phát chính niệm xong, cả người tôi đã nhẹ đi rất nhiều. Tôi lại một lần nữa nhìn được rõ ràng, minh bạch phân biệt rõ bản thân mình, nhận thức rõ ràng can nhiễu ngoại lai, thật sự là phi thường trọng yếu.

(3) Có một chủng nghiệp lực cường đại, gọi là nghiệp tư tưởng, những thứ này chúng lừa người. Bản thân tôi có thể hội rất nhiều lúc cho là bản thân đang suy nghĩ nhưng kỳ thực bị nghiệp tư tưởng dẫn động tiến nhập vào trạng thái không phân biệt rõ ràng, phức tạp không có trật tự. Có một ngày, tôi quyết định tập trung thanh lý nghiệp tư tưởng. Tôi làm thế nào đây? Đương nhiên là học thuộc Pháp của Sư phụ.

Tôi nhớ hôm đó là thứ Năm, có thời gian rảnh là tôi liền học thuộc Pháp, nhiều lần không ngừng học thuộc đoạn Pháp “Chủ ý thức phải mạnh”. Hơn nữa, tôi còn gia tăng mật độ phát chính niệm thanh lý nghiệp tư tưởng. Tôi duy trì làm như vậy cho đến lúc học Pháp nhóm vào thứ Sáu.

Ngày hôm đó, tôi đến nhóm học Pháp sớm một chút. Tôi ngồi đó phát chính niệm thanh lý nghiệp tư tưởng. Lúc này, hai cô đồng tu đến kế bên nơi tôi ngồi, một cô bên trái một cô bên phải sửa soạn lại túi đựng đồ, âm thanh của việc sửa soạn túi và giọng của hai cô nói chuyện rất lớn. Một cô bên trái, một cô bên phải làm tôi bị kẹp vào giữa, nhưng khi đó tôi phát chính niệm đột nhiên nhập định, tạp âm xung quanh đều bị cách khai. Tôi biết là tôi đã làm đúng. Trên đường về nhà, tôi tiếp tục đọc thuộc Pháp. Tối đến trước khi ngủ, tôi nằm trên giường tiếp tục đọc thuộc Pháp.

Chính lúc này phát sinh một việc mà tôi vĩnh viễn cũng sẽ không quên: Đang lúc đêm thâu tịch lặng, tôi đang đọc thuộc đoạn Pháp “Chủ ý thức phải mạnh” từng lượt, học đến “Nhưng đại đa số người ta có thể lấy tư tưởng chủ quan rất mạnh (chủ ý thức mạnh) để bài trừ nó, phản đối nó”. (Bài giảng thứ sáu, Chuyển Pháp Luân)

Thì trong đầu tôi có một giọng nói phi thường rõ ràng đáp lại: Như vậy là được rồi đó!

Tôi thấy sợ, giọng nói này không phải của tôi. Không phải là giọng nữ mà là một giọng nam, nhưng rõ ràng là phát ra từ trong đầu não của tôi. Hơn nữa, trong giọng nói đó còn bao hàm sự già nua, sợ hãi, bất lực cùng sự giảo hoạt không cam tâm. Tôi định thần lại: À, thì ra là nghiệp tư tưởng, ngươi cuối cùng đã chịu không nổi mà xuất ra rồi, ta cần diệt ngươi! Tôi tiếp tục đọc thuộc Pháp một mạch cho đến khi đi ngủ. Đó là lần duy nhất mà tôi có thể tiếp xúc một cách rõ ràng nghiệp tư tưởng và cảm nhận được nó là một thể sinh mệnh trong trường không gian của tôi. Nó giả bộ xuất hiện trước mắt tôi và khống chế tôi.

Một thời gian dài sau đó, mỗi lần nghĩ lại, tôi đều cảm thấy có chút run sợ. Nhục thân con người quá yếu nhược, nhiều thứ bất hảo như vậy can nhiễu, có cái thậm chí là bất tri bất giác, biến hóa một cách âm thầm. Nếu chủ ý thức không mạnh thì thật sự là rất khó. Vì vậy từ đó về sau, tôi cố gắng khống chế bản thân trước tiên là ở lời nói.

Tôi nêu ra vài ví dụ như sau: Tôi sẽ rất chú ý, tôi sẽ không nói những lời như là “tâm chấp trước của tôi” vì tâm chấp trước đó là một loại vật chất bại hoại ngoại lai, nó không phải là tôi. Tôi cũng sẽ không nói những lời như là “quan nghiệp bệnh”, cái gì gọi là “quan nghiệp bệnh” chứ? Người tu luyện không có bệnh, ở đâu mà có “quan nghiệp bệnh”? Đều là quan về tâm tính. Tôi cũng cố gắng không nói những lời như là “đồng tu cao tuổi, đồng tu trẻ tuổi” vì tôi nhìn thấy một lần rồi lại một lần niệm đầu con người sẽ theo đó mà đến. Nếu như lúc đó tôi mạnh mẽ biện hộ và đối kháng thì lại trúng chiêu của cựu thế lực. Tuy nhiên, có lúc khó tìm được cái thay thế mà không chạm đến việc làm khởi phát quan niệm nên tôi chỉ có thể là không liên tưởng đến và xuất ra một niệm không thừa nhận những vật chất đó v.v Ở đây cũng tồn tại khảo nghiệm sai khác ở một niệm là đứng ở phía con người hay là dựa trên Pháp. Càng ở những lúc tầm thường không có gì lạ, tôi càng có thể thể nghiệm được sự nghiêm khắc của việc tu từng ý từng niệm.

Nói ra thì dễ, làm mới khó.

Sư phụ giảng:

“Tố đáo thị tu”. (Thực tu, Hồng Ngâm)

Diễn nghĩa:

“Làm đến thế tức là tu”. (Thực tu, Hồng Ngâm)

Trải qua quá trình này, cuối cùng vào ngày hôm đó, tôi đã xuất ra niệm đầu minh xác và khởi được tác dụng tốt.

Nhìn lại chặng đường đã qua, tôi có đôi chút cảm khái, lên lên xuống xuống rồi hướng về nơi khởi nguồn mà chúng ta đến. Chính là một tâm cung kính vâng lời, tín Sư tín Pháp vô điều kiện. Tại đây xin ôn lại một đoạn Pháp trong “Luận ngữ”.

Sư phụ giảng:

“Đại Pháp là trí huệ của Sáng Thế Chủ. Ông là căn bản của khai thiên tịch địa, của tạo hoá vũ trụ, nội hàm từ cực nhỏ đến cực lớn, có triển hiện khác nhau tại các tầng thứ thiên thể khác nhau”. (Chuyển Pháp Luân)

Trên đây là thể ngộ tu luyện cá nhân, nếu có chỗ nào chưa dựa trên Pháp thỉnh đồng tu từ bi chỉ rõ.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2019/7/30/390682.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/8/3/178710.html

Đăng ngày 30-08-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share