Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Canada
[MINH HUỆ 29-7-2019] Kính chào Sư phụ tôn kính, Chào các bạn đồng tu,
Tôi đắc Pháp năm 2005. Tuy nhiên, do tu luyện thiếu tinh tấn nên tôi đã bỏ lỡ nhiều cơ hội trên con đường tu luyện của mình. Khi bắt tay viết bài chia sẻ này, tôi vẫn còn cảm thấy nuối tiếc.
Đắc Pháp
Vào một ngày năm học cấp II, tôi nhìn thấy quyển sách Pháp Luân Công trên bàn trong nhà sách Tân Hoa. Trang bìa của quyển sách rất lôi cuốn, nên tôi đã cầm nó lên và đọc lướt qua. Mặc dù muốn mua cuốn sách đó, nhưng tôi cảm thấy mình không nên mua một quyển sách không liên quan gì đến chuyện học hành, ngoài ra khi đó tôi đang bị áp lực. Vì thế mà tôi đã bỏ qua cơ hội đắc Pháp này.
Vào năm 2000, có lần tôi nhìn thấy nhiều ngôi sao băng trên bầu trời và rất kinh ngạc, trong tâm tôi nói với chúng rằng nếu các bạn thực sự có sự sống, hãy chỉ cho tôi làm thế nào để được bất tử. Thật thú vị, năm sau tôi đã gặp người chồng tương lai của mình, anh ấy đã tu luyện Đại Pháp nhiều năm. Không lâu sau khi kết hôn, tôi đã bắt đầu luyện công và học Pháp dưới sự hướng dẫn của chồng tôi. Tôi rất ấn tượng khi nghe anh ấy kể về những cảnh tượng mà anh ấy nhìn thấy bằng thiên mục, và tôi tự hỏi rằng khi nào mình có thể nhìn thấy hoặc cảm nhận được những điều thần kỳ mà anh ấy mô tả.
Sư phụ giảng:
“Do vậy, có một số người đã hình thành một thứ quan niệm cố chấp; họ cho rằng chỉ những gì nhìn thấy được thông qua con mắt này mới đúng là điều thực tại; còn điều họ nhìn không thấy thì không thể tin.” (Bài giảng thứ hai, Chuyển Pháp Luân)
Vì chấp trước này mà tôi đã không có được những thay đổi trên thân thể hoặc tiếp xúc được không gian khác như những học viên khác. Tuy nhiên, khi tôi mới đắc Pháp, những Pháp lý của Sư phụ đã tiến nhập vào tâm tôi và có ảnh hưởng to lớn đến thế giới quan của tôi. Quyển sách Chuyển Pháp Luân và những quyển sách khác của Sư phụ Lý (Nhà sáng lập) đã giải khai những khúc mắc của tôi về ý nghĩa của sinh mệnh. Sau đó, sau một thời gian dài tu luyện, tôi đã tống khứ chấp trước vào việc nhìn được hoặc cảm nhận được không gian khác.
Một thời gian ngắn sau khi đắc Pháp và học những bài giảng của Sư phụ, tôi đã nhận ra tầm quan trọng của việc cứu độ chúng sinh trong thời kỳ Chính Pháp.
Sư phụ giảng:
“Cứu độ chúng sinh, chứng thực Pháp, đó là vượt rất xa khỏi tu luyện cá nhân của chư vị, đó là việc to lớn hơn, đó là cựu thế lực bài xếp không chính, và can nhiễu chư vị.” (Giảng Pháp tại Tết Nguyên tiêu 2003)
Tôi hiểu rằng những học viên đắc Pháp sau bức hại sẽ đồng thời tu luyện cá nhân và tu luyện trong thời kỳ Chính Pháp. Do đó trong khi vẫn duy trì học Pháp và luyện công, tôi đã tham gia vào một nhóm trống lưng vừa mới thành lập. Chúng tôi giảng chân tướng và hồng Pháp trong một số cộng đồng dân cư thông qua hình thức nghệ thuật. Một năm sau khi tôi gia nhập đội trống lưng, Toronto thành lập đoàn nhạc Tian Guo. Vì yêu thích âm nhạc và đã từng chơi violin nên tôi nghĩ sẽ không có vấn đề gì khi tham gia vào đoàn nhạc.
Đề cao tâm tính
Thế nhưng ngay từ lúc bắt đầu tôi đã gặp khảo nghiệm tâm tính. Một học viên muốn lấy cây kèn clarinet của tôi vì cô ấy đã học chơi nhạc cụ này trước đó, còn tôi thì chưa bắt đầu học. Tôi đã đưa nhạc cụ cho cô ấy một cách miễn cưỡng.
Sư phụ giảng:
“Tuy nhiên thường khi mâu thuẫn đến, [nếu] chẳng làm kích động đến tâm linh người ta, [thì] không đáng kể, không tác dụng, không đề cao được.” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)
Một học viên khác nói với tôi rằng đã có đủ người chơi clarinet và họ không cần tôi nữa. Tôi cảm thấy không vui, nhưng thông qua học Pháp, dần dần tôi đã thể ngộ rằng đây chính là cơ hội tuyệt vời để tôi đề cao tâm tính. Sau khi tôi nhận ra và tu bỏ chấp trước này đi, một số học viên đã nói với tôi rằng kèn Pháp đang thiếu người chơi và đề xuất tôi thử nhạc cụ này.
Mặc dù đôi môi dày của tôi không thực sự phù hợp với kèn Pháp, nhưng tôi luôn kiên định trong tâm rằng chỉ cần nỗ lực thì mình sẽ làm được. Một học viên trẻ cùng nhóm với tôi đã tình nguyện hướng dẫn và cố gắng hết sức giúp tôi nâng cao kỹ năng chơi nhạc. Tuy kỹ năng của tôi vẫn cần phải cải thiện, tôi đã có thể tham gia diễu hành sau vài tháng. Mỗi lần trong cuộc diễu hành, khi nghe khán giả chúc mừng, vỗ tay và nhảy múa theo đoàn nhạc, tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Vì thế, tôi càng kiên trì tập luyện và tham gia vào mọi buổi diễu hành. Cho dù gặp khó khăn khi thổi nốt cao và một vài đoạn, tôi chưa bao giờ bỏ cuộc.
Thuở ban đầu, có lẽ do trạng thái tu luyện tinh tấn mà tôi đã được gặp Sư phụ và trực tiếp nghe Sư phụ giảng Pháp tại nhiều Pháp hội ở New York, Washington DC và Canada. Khi đó, có lẽ tôi đã không cảm thấy gì đặc biệt, nhưng bây giờ khi hồi tưởng lại tôi cảm thấy rằng mình thật may mắn.
Sư phụ giảng:
“Tôi thấy rằng những người trực tiếp nghe tôi truyền công giảng Pháp, tôi nói thật rằng…… sau này chư vị sẽ hiểu ra; chư vị sẽ thấy rằng khoảng thời gian này thật đáng mừng phi thường.” (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)
Những ma nạn
Khi hai đứa con lần lượt ra đời, vợ chồng chúng tôi bắt đầu trải qua nhiều gánh nặng tài chính hơn, vì chồng tôi không có việc làm ổn định. Sau khi bố mẹ của cả hai chúng tôi đến thăm, trạng thái tu luyện của tôi đã thay đổi.
Bố mẹ tôi là người thường. Thoạt đầu, họ rất vui vẻ đến nhà chúng tôi để chăm sóc các cháu. Tuy nhiên, vì tin vào những vu khống về Pháp Luân Đại Pháp mà họ nghe được tại Trung Quốc, ngay khi biết được tôi đang tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, họ đã trở nên tức giận và bảo tôi phải từ bỏ.
Sư phụ giảng:
“Một số học viên ngay từ đầu không có làm tốt, sơ sót xem nhẹ việc này; nguyên nhân lớn nhất chính là cho rằng: ‘Họ là thân thích của tôi, họ là cha mẹ tôi, họ là con của tôi, tu Đại Pháp là việc quá tốt rồi, [vậy] tôi quyết định, tôi bảo họ đều phải tu’, do vậy lời nói mang theo tính cưỡng chế, hoặc ‘các vị nhất định phải nghe tôi’. Thời khắc then chốt của sinh mệnh thì người khác không thể thay thế được, lời chư vị nói là không được tính [thay cho họ].” (Giảng Pháp tại Pháp hội Mahattan 2006 trong Giảng Pháp tại các nơi X)
“Chỉ có là chư vị thật sự có nguyện vọng cứu độ họ, coi họ như là một sinh mệnh cần cứu độ, [thì] chư vị xem xem việc này sẽ khác ngay.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Mahattan 2006 trong Giảng Pháp tại các nơi X)
Chấp trước vào tình thân quyến của tôi đã ngăn cản họ được đắc cứu, vì tôi đã không đối đãi với họ bằng tâm từ bi. Chồng tôi và tôi cùng nhau phát chính niệm và thanh lý những vật chất xấu trong môi trường của chúng tôi và tà ác phía sau bố mẹ tôi. Chúng tôi nói về lợi ích sức khỏe của Đại Pháp, điều này làm cho bố mẹ dễ chấp nhận và dịu giọng lại. Chúng tôi cũng mở đĩa CD chân tướng để giúp bố mẹ nhìn được những lời dối trá của Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và nguyên nhân cuộc bức hại. Những đồng tu sống gần nhà chúng tôi cũng giảng chân tướng cho bố mẹ tôi hết lần này đến lần khác. Cuối cùng bố mẹ tôi đã không còn phản đối tôi tu luyện nữa.
Sau đó đến lượt bố mẹ chồng tôi đến ở cùng để chăm sóc các cháu. Tôi không biết rằng họ khác với bố mẹ tôi. Mẹ chồng tôi còn tu luyện trước cả chồng tôi, nên tôi tự nhiên cũng ít chú ý đến ngôn từ và hành vi. Tuy nhiên, vì lối sống khác nhau và không hiểu rõ về họ, bố mẹ chồng tôi đã có quan điểm tiêu cực về tôi. Chúng tôi thường đi đến tranh cãi.
Xung đột trở nên căng thẳng đến nỗi tôi và chồng tôi thậm chí đã đánh nhau. Tôi còn phải học và có một công việc bận rộn, lại cộng thêm áp lực này. Không lâu sau, tôi rời Đoàn nhạc Tian Guo. Hơn nữa, tôi không còn tham gia vào hạng mục giảng chân tướng cũng không đi học Pháp nhóm ngày thứ Sáu nữa. Tôi đã rời khỏi môi trường tu luyện và mắc kẹt vào cuộc sống người thường.
Sau đó, tôi bị trầm cảm nặng và có ý định tự tử. Tình trạng này kéo dài nhiều năm. Nhìn thấy tôi như vậy, bố mẹ tôi nói: “Con đã nói rằng tu luyện Đại Pháp tuyệt vời như thế nào, nhưng nhìn cách mà con tranh đấu với mọi người, chẳng khác nào người thường.”
Đột nhiên, tôi nhận ra rằng là Sư phụ đang dùng miệng của người thường để thức tỉnh tôi. Tôi xấu hổ quá. Tôi quyết định khởi đầu lại. Tôi cố gắng không chấp vào lời nói của chồng hoặc mẹ chồng, vì Sư phụ đã giảng:
“Tu luyện không có khuôn mẫu, không thể nhìn theo người khác mà tu, cũng không thể dán mắt vào người khác được” (Giảng Pháp tại Pháp hội Atlanta năm 2003 trong Giảng Pháp tại các nơi IV)
Dù một đồng tu nào đó đối đãi với tôi thế nào đi nữa cũng không nên là can nhiễu đối với tu luyện của tôi, thay vào đó tôi nên coi đó là cơ hội để đề cao chính mình.
Sư phụ giảng:
Sinh vô sở cầu
Tử bất tích lưu
Đãng tận vọng niệm
Phật bất nan tu.
Diễn nghĩa:
Khi sống không có chỗ cầu
Khi chết không hối tiếc lưu luyến
Trừ sạch hết vọng niệm
Tu Phật không khó
(Vô tồn – Hồng Ngâm)
Nếu tôi có thể buông bỏ nhục thân và không sợ cái chết, còn điều gì khác mà tôi không thể buông? Nghĩ từ cơ điểm của bố mẹ chồng, tôi nhận ra rằng họ cũng có cái khó của mình. Họ không nói được tiếng Anh, không có bà con thân thích hay bạn bè ở đây, và họ đặt hết hy vọng vào con trai mình. Không ai hiểu được rằng trông trẻ là nặng nhọc như thế nào và họ phải đối mặt với những vấn đề của lớp trẻ. Nếu tôi đủ thiện, mọi việc sẽ khác hẳn.
Với sự giúp đỡ của chồng tôi, tôi quyết định đến gặp bố mẹ chồng và xin lỗi họ. Tôi nói với họ nhiều lần và rất lâu, dù vậy họ vẫn còn tức giận và ôm giữ những quan niệm. Tôi cảm thấy dần dần mình cũng đã buông bỏ được tâm tranh đấu và cảm giác bị đối xử bất công, thứ mà sinh ra từ tình. Triệu chứng trầm cảm của tôi cũng biến mất.
Quay lại đoàn nhạc Tian Guo
Sau khi quay lại tu luyện, cuộc sống gia đình tôi đã cải thiện. Giống như một sợi dây bị kéo căng nay đã trùng lại. Chồng tôi và mẹ chồng tôi bắt đầu tham gia vào những hạng mục chứng thực Pháp. Tôi vẫn chưa có một hạng mục cố định, viện cớ là vì còn công việc, việc nhà và phải chăm sóc con cái.
Sư phụ giảng:
“Dẫu là hoàn cảnh tu luyện hay là nhận thức của con người thế gian, đều đang có biến đổi về căn bản. Nguyên điều đó đã là thể hiện của thời kỳ cuối của Chính Pháp và của tu luyện của các đệ tử Đại Pháp; nhưng vẫn còn một bộ phận thiểu số học viên, thậm chí cả học viên tu lâu, vào lúc này đây xuất hiện hoặc nhiều hoặc ít trạng thái ‘tiêu trầm’, buông lơi ý chí tinh tấn; mà không nhận ra rằng đó cũng là chấp trước vào thời gian Chính Pháp, hoặc do quan niệm hậu thiên không ngay chính đã can nhiễu tạo thành như vậy…” (Càng về cuối càng tinh tấn – Tinh tấn yếu chỉ III)
Tôi cảm thấy mình đã không nắm bắt thời gian và bỏ qua quá nhiều cơ hội cứu người. Trong tâm tôi vô cùng hối tiếc và cầu xin Sư phụ trợ giúp. Tại Pháp hội ở Ottawa, tôi gặp người điều phối đoàn nhạc Tian Guo và anh ấy đã nồng nhiệt khích lệ tôi quay lại chơi kèn Pháp. Mặc dù lo lắng không thể chơi nhạc cụ, nhưng nỗi lo bị lỡ mất cơ hội tu luyện tinh tấn lại lần nữa còn lớn hơn. Tôi quyết điịnh tu khứ tất cả nhân tâm và quay lại đoàn nhạc.
Vì không có nền tảng tốt lúc ban đầu, cộng với việc không tập luyện nhiều năm, nên tôi không thể bắt kịp đoàn nhạc và rất lo lắng.
Sư phụ giảng:
“Trước đây làm chưa tốt thì trong tâm cũng chớ có áp lực; thực ra đều là trước đây chưa chú trọng học Pháp, lại do tu luyện trong người thường, ở trong hình thế ấy, tâm sợ hãi sẽ khiến chư vị không theo kịp hình thế tu luyện của đệ tử Đại Pháp; thời gian nếu để lâu nhất định sẽ có khoảng thiếu sót trong nhận thức về Pháp. Nhưng chớ sốt ruột; trong học Pháp dần dần sẽ có thể đuổi lên theo kịp.” (Giảng Pháp tại Buổi họp Sáng tác Âm nhạc [2003])
Nhận ra Sư phụ đang khích lệ, tôi hiểu rằng mình không nên bỏ cuộc một lần nữa. Trong khi nắm bắt thời gian học Pháp, tôi tìm một số lớp học kèn Pháp trên mạng và luyện tập đều đặn mỗi ngày. Những thành viên khác trong đoàn nhạc khích lệ tôi và tìm giáo viên cho tôi. Với sự trợ giúp của Sư phụ và đồng tu, tôi bắt đầu học từ căn bản, bỏ cách chơi không đúng và cuối cùng đã hình thành cách chơi đúng phương pháp và lấy lại tự tin. Thật kỳ diệu, vài tháng sau khi quay lại đoàn nhạc tôi đã có thể chơi được các nốt cao và các đoạn khó mà trước đây tôi không thể chơi được. Trong tâm tôi biết rằng Sư phụ đang trợ giúp mình bởi vì tôi thành tâm muốn quay trở lại.
Được tham gia diễu hành với Đoàn nhạc Tian Guo, tôi đã lấy lại được cảm giác được đắm mình trong Phật quang và trong từ bi vô hạn của Sư phụ như thuở ban đầu. Điều khác biệt là tôi có thể cảm nhận được rằng mỗi nốt nhạc tôi chơi đều chính xác và hài hòa là do Sư phụ gia trì. Khi chúng tôi đi ngang qua khán giả, tôi thường gặp nhiều người nói với tôi: “Chúng tôi thực sự thích âm nhạc của các bạn,” “Chúng tôi rất thích đồng phục của các bạn và màu sắc của nó,” hoặc là họ hỏi rằng Pháp Luân Đại Pháp là gì, và một số người nói với chúng tôi bằng tiếng Trung bập bẹ “Pháp Luân Đại Pháp hảo.”
Một năm sau khi tôi quay lại đoàn nhạc Tian Guo, Trưởng nhóm kèn của chúng tôi không làm Trưởng nhóm nữa. Vì nhóm chúng tôi có ít người hơn và mọi người đều khá lớn tuổi, nên họ đã đề xuất tôi làm nhóm trưởng. Ban đầu mọi thứ thật sự không dễ dàng, bởi vì tôi đã rời hạng mục quá lâu, có nhiều thứ đã thay đổi, và tôi cũng không quen thuộc với một số quy định và cá nhân. Hơn nữa, tu luyện và kỹ năng chơi nhạc của tôi cũng không tốt như những học viên tinh tấn khác, điều này làm cho độ khó càng tăng.
Người điều phối đoàn nhạc và các đồng tu rất bao dung, họ không chỉ khích lệ tôi mà còn hỗ trợ kỹ thuật và tất cả những nguồn lực khác. Không ai chỉ trích tôi về việc không thể quán xuyến hết mọi thứ. Tất cả những điều đó đã làm giảm nhẹ áp lực lên tôi. Nhìn thấy trạng thái tinh tấn của những đồng tu, tôi biết rằng mình có trách nhiệm làm tốt phần việc của mình.
Một lần chúng tôi có buổi diễu hành ngoài trời dịp Giáng sinh tại Toronto. Thông thường chúng tôi không khuyến khích những học viên lớn tuổi hoặc những học viên không đủ sức chịu đựng tham gia. Một học viên lớn tuổi trong nhóm kèn của tôi đã quyết tâm và nài nỉ được tham gia. Những thành viên khác cũng nghĩ sẽ không vấn đề gì, vì thế chúng tôi để bà tham gia. Sau khi diễu hành kết thúc, trên đường chúng tôi quay lại xe buýt, bà bị ngã và không thể đứng dậy, còn kèn thì bị gãy làm đổi. Tôi cảm thấy buồn bã khi nhìn thấy nó và lo lắng cho bà ấy. Tôi cảm thấy rằng mình đã làm không tốt.
Nhiều học viên đến trợ giúp học viên lớn tuổi và bảo bà hãy dùng chính niệm để đối đãi với việc này. Nghe thấy sự khích lệ của mọi người, tôi nhận ra rằng những lo lắng của mình là không chính. Chúng ta nên trợ giúp bằng cách phát chính niệm.
Học viên này đã không phát sinh thêm vấn đề nào nữa, còn nhạc cụ thì đã được một học viên sửa lại. Việc này đã cho tôi thấy uy lực của chỉnh thể và tôi cảm nhận đoàn nhạc và nhóm nhạc giống như một gia đình, không ai bị bỏ lại phía sau trong môi trường tu luyện này.
Trưởng nhóm là người chịu trách nhiệm cho những việc nhỏ như quần áo, nhạc cụ, tập luyện và kiểm tra. Tôi không xem nhẹ bất kề việc gì. Nếu tôi có bất kỳ thắc mắc nào, tôi sẽ hỏi điều phối đoàn nhạc hoặc đồng tu phụ trách chuyên môn.
Sư phụ giảng:
“những gì mà biểu hiện càng bình thường ở phía người thường nơi đây, thì có thể là biểu hiện ở cảnh giới mà chư vị tu luyện tới [nhưng] chư vị không nhìn thấy được lại là hết sức oanh động, (vỗ tay) nói một cách khác, chư vị chớ nên coi công tác [Đại Pháp] của chư vị là quá đơn giản thế. Chư vị đã làm công tác ấy, thì cần làm nó cho tốt.” (Giảng Pháp tại Pháp hội các phụ đạo viên ở Trường Xuân [1998])
Mặc dù năng lực của tôi không tốt như tôi mong muốn, nhưng được trợ giúp những đồng tu là vinh diệu của tôi và tôi nên thực hiện tốt. Trong môi trường tu luyện của một đoàn nhạc và một nhóm lớn, trạng thái tu luyện buông lơi của tôi đã được cải biến rõ rệt. Tôi không còn dùng việc nhà hoặc con nhỏ để bao biện nữa, thay vào đó tôi tận dụng thời gian để học Pháp và luyện công. Mỗi khi đối mặt với xung đột, tôi nỗ lực hướng nội và nhiều lần những vấn đề đã được giải quyết trước khi nó bùng nổ.
Tất cả chúng ta đều biết rằng Chính Pháp đã bước vào giai đoạn cuối, và có thể kết thúc vào bất cứ lúc nào. Tôi không thấy trước được tương lai, nhưng tôi hiểu được sự gấp rút. Bất kề những vấp váp trong tu luyện của tôi có đạt đến tiêu chuẩn viên mãn hay không, bất kể việc chính lại bản thân sau khi trượt ngã của tôi có như thế nào, tôi vẫn muốn nắm lấy cơ hội cuối cùng này để làm tốt những gì mà đệ tử Đại Pháp nên làm và không để chúng sinh chờ đợi trong vô vọng.
Con xin tạ ơn Sư phụ, xin cảm ơn các đồng tu!
Bài chia sẻ được trình bày trong Pháp hội Canada 2019
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/7/29/390678.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/8/2/178695.html
Đăng ngày 29-08-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.