Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Canada
[MINH HUỆ 29-07-2019] Con xin kính chào Sư phụ tôn kính! Xin chào các bạn đồng tu!
Tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp 7 năm trước. Tôi xin được chia sẻ những kinh nghiệm tu luyện của bản thân khi giảng chân tướng cứu bố mẹ chồng.
Quãng thời gian bắt đầu tu luyện
Sau khi kết hôn được ba tháng thì tôi có thai. Vợ chồng tôi quyết định chuyển đến sống cùng tòa chung cư với bố mẹ chồng. Tuy nhiên, giữa tôi và họ đã nảy sinh nhiều mâu thuẫn. Dù tôi đã rất cố gắng làm theo lời khuyên của ông bà để trở thành người con dâu tốt, nhưng sau 8 năm phải chịu đựng những lời xúc phạm từ họ, tôi đã ở trong tình trạng suy sụp cả về thể chất lẫn tinh thần.
Năm 2005 là thời gian tôi bắt đầu đọc sách Pháp Luân Công và Chuyển Pháp Luân. Nhưng có lẽ lúc đó tôi vẫn chưa coi trọng việc này. Tôi đọc nhưng không hiểu được nội hàm thâm sâu của Pháp. Tuy vậy, tôi vẫn hiểu được Đại Pháp là tốt và tôi cũng biết cách hành xử tốt hơn. Tôi luôn ủng hộ chồng tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Tôi không ngần ngại bảo vệ các học viên, dù cho điều này khiến tôi phải mạo hiểm cuộc sống của chính mình. Có lẽ nhờ vậy tôi mới có cơ duyên đắc Pháp.
Dưới sự bảo hộ của Sư phụ, gia đình ba người chúng tôi đã chuyển tới Canada định cư. Sau khi xem xong chương trình Nghệ thuật biểu diễn Thần Vận, tôi quyết tâm sẽ tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Tôi luôn dồn hết tâm sức để làm ba việc.
Tôi ngộ được rằng ngoài việc cứu chúng sinh, thì các học viên còn phải có trách nhiệm cứu những người thân của mình. Với gia đình của học viên, bất cứ lúc nào chúng ta cũng cần phải tuân theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Tôi muốn chia sẻ với các bạn cách tôi giảng chân tướng với bố mẹ chồng.
Giữ tâm oán hận lâu ngày đã cản trở tôi cư xử đúng mực với bố mẹ chồng
Năm 2013, bố mẹ chồng tôi thông báo chuẩn bị qua thăm chúng tôi. Chúng tôi đã rất phấn khởi và ra sân bay đón họ. Khi mẹ chồng tôi vừa xuống máy bay, bà đã chỉ trích tôi vì làm sai ba việc. Là người tu luyện, lúc đó tôi có thể giữ tâm được vững, nhưng tôi nhận ra mình sẽ phải đối diện với những khảo nghiệm khó khăn trong những ngày tới.
Lúc đó, tôi chỉ mới bước vào tu luyện được một năm. Nhận thức Pháp của tôi còn nông cạn. Khi giảng chân tướng, tôi thường hay tranh luận với người khác. Tôi thiếu sự từ bi và luôn háo thắng trong mọi cuộc tranh cãi. Tôi cứ trượt dài trong trạng thái cực đoan như vậy. Khi bố chồng tôi nói bất cứ điều gì tiêu cực về Đại Pháp, hay gọi nước Mỹ là chủ nghĩa đế quốc, thì tôi lại thấy phiền não.
Bố mẹ chồng tôi cho rằng tôi làm chính trị nên họ tìm cách uốn nắn tôi. Tôi chưa từng thấy họ nói chồng tôi làm chính trị nên tôi hiểu họ đang nhắm vào mình. Tôi không biết phải làm thế nào để giải quyết vấn đề. Tôi né tránh tiếp xúc với họ và dành thời gian vào làm hạng mục truyền thông. Hàng ngày, tôi đều rất bận, nên bố mẹ chồng tôi phàn nàn là tôi không chịu chăm sóc con cái. Họ cố tình nói thật to chuyện tôi không làm tốt vai trò của người mẹ để tôi nghe thấy. Điều tốt nhất tôi có thể làm là giữ im lặng. Tôi nhận ra mình cần phải cân bằng giữa tu luyện và gia đình thay vì có những suy nghĩ và hành vi tiêu cực.
Mỗi sáng tôi đều ngồi thiền. Họ cũng dậy khá sớm và thường để cửa phòng vệ sinh mở, dù lúc đó con trai và chồng tôi vẫn đang ngủ. Tôi thấy không thoải mái về việc này.
Tất cả những suy nghĩ tiêu cực của tôi về họ trong quãng thời gian ở Trung Quốc lại quay lại. Tôi nhận ra bản thân vẫn còn mang tâm tật đố, giận dữ, oán hận. Tôi cần phải trừ bỏ nghiệp lực. Tôi cố gắng không thừa nhận chấp trước này, nhưng chưa thực sự hướng nội. Vì thế, tôi cảm thấy mệt mỏi cả về tinh thần và thể chất.
Tâm oán hận và những cảm xúc tiêu cực khác của tôi ngày một lớn dần. Ba ngày trước khi bố mẹ chồng tôi trở về Trung Quốc, khi đang vội bước xuống cầu thang để kịp thời gian phát chính niệm lúc 6 giờ chiều, tôi bị ngã cầu thang. Tôi biết điều đó xảy ra vì tâm tôi chưa đồng hóa với Pháp. Con trai tôi nghe thấy mẹ bị ngã liền chạy tới hỏi xem tình trạng tôi như thế nào. Tôi tự nói với bản thân mình hơn là với con trai: “Mẹ là một học viên Đại Pháp. Mẹ ổn rồi”. Lúc đó tôi không quan tâm đến chân mình có bị thương hay không mà chỉ muốn được phát chính niệm. Tôi nỗ lực đứng dậy và phát chính niệm.
Ngày hôm sau, tôi cần đưa con trai đến trường. Nhưng tôi lại đi khập khiễng nên tôi đã nhờ Sư phụ giúp đỡ. Tôi cố chịu đau. Bố mẹ chồng tôi không để ý đến chuyện của tôi. Sang ngày thứ ba, tôi không còn phải đi khập khiễng nữa nhưng trên mắt cá chân lại có một vết sưng to bằng quả trứng. Khi ngồi thiền, nó đã làm tôi rất đau đớn. Tôi cố gắng mỉm cười và ngồi đả tọa trong một giờ. Mặc dù rất đau nhưng tôi vẫn luyện công và phát chính niệm đầy đủ.
Khi đến giờ bố mẹ chồng tôi ra sân bay, tôi giúp họ chuyển những những chiếc va li lớn ra xe. Tôi mang hết chỗ va li từng chiếc một xuống tầng dưới. Họ không nhận thấy chân tôi bị đau. Tôi biết chồng hoặc con trai tôi đã nói với họ là tôi bị ngã cầu thang. Họ vô cùng ấn tượng trước huyền năng của Đại Pháp khi chứng kiến tôi khuân những chiếc va li rất nặng như thể không có chuyện gì xảy ra.
Trong thời gian bố mẹ chồng ở cùng chúng tôi, bố chồng tôi đã xem các chương trình của Đài truyền hình Tân Đường Nhân và đọc báo Đại Kỷ Nguyên. Chúng tôi cũng đưa họ đến tham gia các buổi diễu hành và các hoạt động khác liên quan đến Đại Pháp. Họ đã tận mắt chứng kiến Đại Pháp được phổ truyền rộng rãi bên ngoài Trung Quốc như thế nào, cũng như sự khác biệt về nhận thức đối với Đại Pháp giữa người Trung Quốc Đại lục và người dân ở các quốc gia khác. Thái độ của họ cũng dần thay đổi. Sư phụ từ bi đã cho họ cơ hội để nhận biết chân tướng. Con xin cảm tạ Sư tôn!
Đồng hóa với Pháp và thiện đãi với bố mẹ chồng
Năm 2015, ông bà lại có dịp đến thăm chúng tôi. Lần này, tôi muốn mình làm được tốt hơn. Trước khi họ đến, tôi nhẩm thuộc đoạn Pháp của Sư phụ:
“Tất nhiên, chúng ta tu luyện trong xã hội người thường, [thì] hiếu kính cha mẹ, dạy dỗ con cái đều cần phải [làm]”. (Bài giảng thứ sáu, Chuyển Pháp Luân)
Nhưng trái lại, chúng ta lại suy nghĩ cho bản thân và cho rằng chúng ta cần phải hướng cha mẹ theo mong muốn của mình.
Tôi nhận ra mình vẫn còn tâm tranh đấu khi tôi cố giảng chân tướng cho họ. Tôi thấy thất vọng vì tôi dễ bị động tâm trước những gì họ nói. Tôi quyết tâm tập trung và làm việc Đại Pháp, đó là giảng chân tướng cho người Trung Quốc qua điện thoại, luyện công trước lãnh sự quán Trung Quốc, phát chính niệm và giảng chân tướng. Đôi khi, tôi đến Di tích Parliament Hill để nói chuyện với khách du lịch. Tôi cố không tranh luận với họ, mà thay vào đó là tìm hiểu xem họ có khúc mắc gì với Đại Pháp.
Bố mẹ chồng tôi rất sợ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vì chồng tôi đã từng bị bắt giữ. Họ rất lúng túng, bất lực và muốn bảo vệ bản thân. Họ không hiểu tại sao con trai họ lại bị bức hại. Tôi nói chuyện với họ về cách Sư phụ truyền Đại Pháp bên ngoài Trung Quốc. Họ đã thay đổi thái độ đối với Sư phụ và Đại Pháp.
Mẹ chồng tôi thích an nhàn và tận hưởng cuộc sống. Bà không hiểu được tại sao chúng tôi phải tích cực đi giảng chân tướng. Tôi hiểu là mình cần thay đổi cách nói chuyện với bà. Sau đó, tôi giải thích với bà là tất cả chúng ta đều cần có lương tri. Nhờ có tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, chúng tôi đã nhận được rất nhiều lợi ích, nhưng giờ Đại Pháp đang bị bức hại và Sư phụ bị hàm oan. Nếu chúng ta không bước ra và nói điều gì, chúng ta không phải là người tốt. Điều này dường như có tác động tích cực với bà.
Sau khi hiểu được chân tướng, ông bà đã giúp tôi nấu ăn. Trước khi trở về Trung Quốc, họ đã cho chúng tôi 4.000 Đô la Cananda. Tôi chưa từng nghĩ sẽ có chuyện này xảy ra vì từ trước tới giờ chỉ có chúng tôi đưa tiền cho họ. Chính Đại Pháp đã mang lại hạnh phúc và những thay đổi tích cực cho gia đình chúng tôi. Chồng và con trai tôi đã bí mật trả tiền lại vào va li và nói với họ trước khi họ đi qua cửa an ninh sân bay.
Đảm bảo những gì tôi làm phù hợp với việc chứng thực Đại Pháp
Năm 2017, trước khi bố mẹ chồng quay lại thăm chúng tôi, tôi đã tự nhắc nhở bản thân rằng mọi việc tôi làm là để cứu người và chứng thực Đại Pháp.
Khi mẹ chồng tôi vừa mới đến, bà đã đổ lỗi cho tôi làm sai khi họ lần đầu đến thăm chúng tôi nhiều năm về trước. Rằng lúc đó, tôi có thái độ rất khó chịu khi nói chuyện với họ về việc chuẩn bị bữa trưa cho chồng tôi. Cho dù tôi không nhớ gì về chuyện này, nhưng tôi vẫn nói với bà là tôi đã làm sai, vì tôi tu luyện bản thân chưa tốt. Nhưng bà vẫn nói đi nói lại chuyện này. Tôi tự nhủ mình không được phép phản ứng. Nếu bà nhắc lại chuyện này đến cả chục lần mà tôi không chịu đựng được thì coi như tất cả những cố gắng trước đây của tôi đều sẽ thành vô ích.
Hết lần này đến lần khác, mẹ chồng tôi luôn phàn nàn về tôi. Đầu tiên là khi chỉ có tôi và bà ở nhà, sau đó là có mặt của chị dâu. Lần sau cùng, bà phàn nàn về tôi là trước mặt cả gia đình, dù chồng tôi đã cố ngăn bà lại. Tôi đã không động tâm khi bà nói vậy, và cứ xem như bà nói về người khác. Tôi biết mình đã vượt qua được khảo nghiệm lần này.
Sáng nào cũng vậy, tôi học Pháp, luyện công và giảng chân tướng cho mọi người. Đến chiều, tôi có nhiều việc khác để làm. Bố mẹ chồng tôi thường ngủ trưa rất lâu. Vì không muốn làm phiền họ nghỉ ngơi, nên tôi sẽ lau dọn nhà cửa khi họ đi dạo. Bố chồng tôi thấy sự chu đáo của tôi và đánh giá cao điều đó. Tôi rất tôn trọng họ. Tính khí nóng nảy của mẹ chồng tôi và sự tằn tiện của bố chồng là tính cách điển hình của giới trí thức Trung Quốc, nhưng điều đó không làm ảnh hưởng đến tôi. Tôi giải quyết các vấn đề và giúp họ theo cách nhìn nhận của họ.
Họ rất ấn tượng với những thay đổi của tôi, nhưng tôi biết họ thực sự ấn tượng trước huyền năng của Đại Pháp. Ngay cả khi ăn cơm, tôi cũng nhẩm thuộc Pháp của Sư phụ:
“…giữ gìn vững chắc tâm tính”. (Chương I, Pháp Luân Công)
“Trong tâm có Pháp, từ bi đối đãi với mọi thứ xung quanh, gặp phải chuyện gì cũng sẽ có thể làm được tốt hơn một chút”. (Giải đáp thắc mắc tại giảng Pháp ở Quảng Châu)
Có lần, cả ông bà và hai vợ chồng anh trai chồng tôi cùng ở với gia đình tôi trong một tháng. Tôi vừa phải làm ba việc, vừa phải dành thời gian dẫn họ đi tham quan. Tôi cảm thấy kiệt sức. Đôi lúc, tôi mệt đến mức không ngủ được. Lúc ấy, tôi tự nhắc mình cần coi bản thân là một người tu luyện. Khi vừa mới tập xong bài công pháp thứ 4, tôi đã có cảm giác tràn đầy năng lượng và vô cùng phấn chấn. Tôi thật sự kinh ngạch trước sức mạnh của Pháp Luân Đại Pháp.
Trong thời gian bố mẹ chồng tôi đến thăm, con trai tôi phải chịu nghiệp bệnh. Họ giục tôi đưa thằng bé đến bệnh viện, nhưng khi tôi cho cháu nghe Pháp và luyện công, thì đến chiều tình trạng của cháu đã khá hơn.
Mẹ chồng tôi hỏi cháu: “Mẹ cháu không cho cháu đi khám bác sỹ à?” Tôi nghe thấy tiếng bà nói rất to và rõ ràng, nó khiến tôi phải suy nghĩ. Sau khi chia sẻ chuyện này với vợ của một học viên cũng là một bác sĩ, tôi hiểu tôi nên làm gì. Gặp bác sĩ hay không không phải là vấn đề lớn mà là bố mẹ chồng tôi không nên hiểu lầm về Đại Pháp, điều này quan trọng hơn. Vì vậy, tôi quyết định đưa con trai đến bệnh viện, nhưng cháu từ chối đi. Chính bà đã tận mắt chứng kiến và nói lại với bố chồng tôi. Vấn đề đã được giải quyết. Đây quả thực là:
“… tu tại tự kỷ, công tại sư phụ”. (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)
Giờ tôi ngộ ra rằng khi con cái gặp phải vấn đề thì đến bệnh viện hay không, không hoàn toàn do tình trạng của chúng. Nếu đứa trẻ đã trưởng thành và kiên định trong tu luyện, chúng ta có thể chia sẻ với chúng dựa trên cơ điểm của Pháp. Sau cùng, chúng ta cần tôn trọng sự lựa chọn của trẻ. Nếu một đứa trẻ không hiểu tu luyện là gì, thì chúng ta nên đưa chúng đến bệnh viện. Nếu không, những thành viên trong gia đình và con cái chúng ta sẽ hiểu sai về Đại Pháp. Tóm lại, chúng ta không nên cực đoan trong vấn đề này.
Phần kết
Đôi khi chồng tôi gọi điện thoại về hỏi thăm bố mẹ anh ấy, tôi cũng nói chuyện với ông bà vài phút. Tôi đã không tự hỏi tại sao lại vậy.
Sau đó tôi nhận thấy mỗi lần chúng tôi gọi điện về cho ông bà, con trai tôi đều tỏ ra không tôn trọng họ. Tôi hướng nội và nhận ra khi họ ở cùng chúng tôi, dù tôi đã thực hành theo các bài giảng Pháp và giải quyết nhiều mâu thuẫn nảy sinh nhưng tôi không thực sự từ bi với họ. Thực tế là tôi chỉ đang cố hạ mình. Tôi ngộ ra rằng, ngay cả đối với người thường, việc đối xử không tốt với người lớn tuổi hay với cha mẹ thì cũng là việc không nên làm. Từ đó trở đi, con tôi đã lễ phép với ông bà.
Nếu tôi không tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi đã không thể buông bỏ tâm oán hận với bố mẹ chồng. Đại Pháp đã hóa giải được mâu thuẫn truyền kiếp giữa tôi và bố mẹ chồng. Thật đúng như lời Sư phụ giảng:
“ … khi thực thi đều nghĩ đến người khác”. (Bài giảng thứ chín, Chuyển Pháp Luân)
Đại Pháp đã cho tôi một phương pháp diệu kỳ đó chính là hướng nội và giúp tôi thành tựu trên con đường trở thành Thần.
Con vô cùng cảm tạ ân Sư và Đại Pháp!
(Bài chia sẻ được đọc tại Pháp hội Canada 2019).
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/7/29/390677.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/8/3/178709.html
Đăng ngày 28-08-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.