Bài viết của một học viên Pháp Luân Công tại Hoa Kỳ

[MINH HUỆ 16-08-2019] Một bài viết trên trang Minh Huệ đầu năm nay đã đưa tin rằng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ sẽthắt chặt việc xét duyệt visa và nhập cảnh đối với những người vi phạm nhân quyền. Bài viết này liệt kê một số luật hiện hành của Hoa Kỳ và một tuyên bố của tổng thống cho phép từ chối cấp visa hoặc nhập cảnh đối với những người bức hại tín ngưỡng tôn giáo.

Thực tế còn có một luật khác được mô tả trong Điểm f Khoản 1182 Điều 8 Bộ Luật Hoa Kỳ (USC) áp dụng đối với những thủ phạm ở Trung Quốc đã trực tiếp tham gia vào hành vi thu hoạch nội tạng cưỡng bức:

Điều 8 – NGƯỜI NƯỚC NGOÀI VÀ QUỐC TỊCH

CHƯƠNG 12 – NHẬP CẢNH VÀ QUỐC TỊCH

PHỤ CHƯƠNG II – NHẬP CẢNH

Phần II – Tiêu chuẩn nhập cảnh cho người nước ngoài; Kiểm soát du lịch đối với công dân và người nước ngoài

§Điểm f Khoản 1182: Từ chối nhập cảnh vào Hoa Kỳ đối với công dân Trung Quốc và công dân các nước khác có dính líu đến việc cưỡng bức cấy ghép nội tạng hoặc mô người.

(a) Từ chối nhập cảnh

Bất kể điều khoản pháp luật nào khác ngoại trừ được quy định trong tiểu mục (b), Bộ trưởng Bộ Ngoại giao sẽ chỉ đạo các nhân viên lãnh sự không cấp visa cho bất kỳ cá nhân nào mà Bộ trưởng phát hiện dựa trên thông tin đáng tin cậy và cụ thể, có liên quan trực tiếp đến việc cấy ghép cưỡng bức các bộ phận cơ thể hoặc mô người, trừ khi Bộ trưởng có cơ sở chắc chắn để cho rằng công dân nước ngoài đó đã ngừng tham gia vào, hay ngừng tiếp tay cho các hoạt động đó.

(b) Ngoại lệ

Các lệnh cấm trong tiểu mục (a) không áp dụng cho người nộp đơn là người đứng đầu nhà nước, người đứng đầu chính phủ hoặc bộ trưởng cấp nội các.

Ngoài ra, từ tháng 6 năm 2011, Đơn xin thị thực DS-160, “Đơn xin visa không di dân” đã bổ sung câu hỏi: “Bạn đã bao giờ trực tiếp tham gia vào việc cấy ghép cưỡng bức nội tạng hoặc mô người chưa?”

Tổng số cơ quan tạng được cấy ghép ở Trung Quốc vượt xa số nguồn tạng được hiến mà Đảng Cộng sản Trung Quốc công bố. Trong những năm gần đây, có rất nhiều bằng chứng xác nhận sự khác biệt này phần lớn là do việc thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống ở Trung Quốc.

Do đó, chúng tôi đề nghị các học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc thu thập thông tin về các viên chức bệnh viện, bác sỹ và y tá có dính líu đến việc cưỡng bức thu hoạch nội tạng. Chúng tôi sẽ xem xét các thông tin đó và gửi danh sách cho Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ để thắt chặt việc xét duyệt visa và từ chối nhập cảnh trong trường hợp áp dụng.

Các học viên cũng có thể thông báo cho các chuyên gia y tế về Điều luật 1182f nêu trên về việc từ chối nhập cảnh vào Hoa Kỳ đối với công dân Trung Quốc và công dân các nước khác có tham gia vào việc cấy ghép cưỡng bức nội tạng hoặc mô người. Một khi họ biết rằng thông tin của họ đang được thu thập, có thể họ sẽ giảm động cơ tham gia vào hành vi cưỡng bức thu hoạch tạng.

Chúng tôi cũng khuyến khích các chuyên gia y tế tại Trung Quốc thu thập bằng chứng từ bệnh viện của họ liên quan đến việc sử dụng nội tạng từ những nguồn không xác định. Họ có thể gửi thông tin đó cho các học viên ở Trung Quốc hoặc gửi đến trang web Minh Huệ. Chúng tôi theo đó có thể loại trừ tên của họ khỏi danh sách nộp lên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.

Thêm nữa, một quan chức của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết được cấp visa là một đặc ân, chứ không phải là quyền lợi. Mặc dù các tòa án Hoa Kỳ tuân theo giả định vô tội, nghĩa là, một người được coi là vô tội trừ khi được chứng minh là có tội, nhưng việc xét duyệt visa không theo cách này. Trong trường hợp có nghi ngờ hợp lý, nhân viên [xét duyệt visa] có thể từ chối visa dù không có đủ bằng chứng. Các chuyên gia y tế ở Trung Quốc có thể bị từ chối cấp visa vào Hoa Kỳ nếu có nghi ngờ có cơ sở rằng họ đã từng dính líu đến việc cưỡng bức thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công.

Thông tin cần thiết bao gồm tên, giới tính, tuổi (ngày, tháng và năm sinh nếu có, để giúp nhận diện chính xác), nơi làm việc, chức danh (quản lý bệnh viện, bác sỹ, y tá, v.v.) và các thông tin liên quan khác.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/8/16/391514.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/8/17/178935.html

Đăng ngày 21-08-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share