Bài viết của Vương Anh, phóng viên Minh Huệ
[MINH HUỆ 18-06-2019] Một tòa án nhân dân độc lập tại London, được thành lập để điều tra nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng từ tù nhân lương tâm ở Trung Quốc, đã công bố các ghi nhận của tòa hôm 17 tháng 6 năm 2019. Ban bồi thẩm kết luận rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã thu hoạch nội tạng của các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc trong nhiều năm qua, và tội ác này đến nay vẫn tiếp diễn.
Ngày 17 tháng 6 vừa qua, nhiều hãng thông tấn đã đưa tin về phán quyết cuối cùng của tòa án này, trong đó có Reuters, The Guardian, Newsweek, Forbes, ABC Radio Australia, và The Globe and Mail.
Một hoạt động tại Vienna, Áo năm 2018: Tái hiện cảnh cưỡng bức thu hoạch nội tạng của ĐCSTQ từ học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc
Reuters: Trung Quốc đang thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công
“Trung Quốc đang giết hại và thu hoạch nội tạng từ các thành viên của nhóm tín ngưỡng Pháp Luân Công để phục vụ hoạt động ghép tạng, một ban bồi thẩm gồm các luật sư và chuyên gia cho biết hôm thứ Hai vừa qua khi họ tiến hành điều tra sâu hơn về tội ác diệt chủng tiềm tàng”, phóng viên Sonia Elks của hãng Reuters viết trong bài báo đăng tải ngày 17 tháng 6.
Bài báo giải thích rằng, kết luận này là dựa trên phán quyết cuối cùng của Tòa án về Trung Quốc sau khi các cuộc điều tra xác nhận nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng đã diễn ra ở Trung Quốc ít nhất trong 20 năm qua.
Phóng viên Elks cho hay, mặc dù Bắc Kinh liên tục phủ nhận các cáo buộc này, ban bồi thẩm của tòa án độc lập đã phát hiện ra bằng chứng chứng minh tội ác này vẫn tiếp diễn và nhiều khả năng các học viên Pháp Luân Công là nguồn tạng chủ yếu.
“Kết luận này cho thấy rất nhiều người là nạn nhân của cái chết bí ẩn khó tả không vì lý do nào hết”, bài báo Reuters dẫn lời Ngài Geoffrey Nice, chủ tọa tòa án.
Tòa án về Trung Quốc do Liên minh Quốc tế về Chấm dứt nạn Lạm dụng Cấy ghép ở Trung Quốc (ICETA) thành lập. Trong phán quyết cuối cùng ngày 17 tháng 6, ban bồi thẩm gồm bảy thành viên của tòa án tuyên bố hoạt động sai trái này đã diễn ra trên diện rộng và là dấu hiệu của nạn diệt chủng. “Tội ác chống lại nhân loại và tra tấn xảy ra với cả học viên Pháp Luân Công và người Duy Ngô Nhĩ”, phóng viên Elks của tờ Reuters nêu trong bài báo.
Bà Jennifer Zeng, một học viên Pháp Luân Công đã làm chứng tại tòa rằng bà đã bị xét nghiệm máu và kiểm tra y tế trong thời gian bị giam giữ. Bà hy vọng các ghi nhận của tòa án có thể đưa đến hành động chấm dứt nạn giết hại này.
Newsweek: Tù nhân Trung Quốc bị giết để lấy tạng
Newsweek đưa tin hôm 17 tháng 6: “Tù nhân ở Trung Quốc vẫn đang bị giết hại để lấy nội tạng, một tòa án độc lập kết luận hôm thứ Hai vừa qua.” Tác giả của bài báo này, cô Katherine Hignett, nêu rằng nhiều khả năng các học viên Pháp Luân Công là nguồn nội tạng chủ yếu. Ngoài ra, không có bằng chứng nào chứng tỏ hoạt động này đã dừng lại.
“Căn cứ vào nhiều nguồn thông tin, đã có các cáo buộc rằng tù nhân lương tâm đã bị giết hại ‘theo yêu cầu’ để lấy nội tạng phục vụ cho các ca phẫu thuật ghép tạng nhằm kiếm lời”, bài báo trích dẫn từ trang web của tòa án độc lập.
Bài báo của Newsweek còn dẫn lời bà Jennifer Zeng phát biểu trước tòa rằng, trong thời gian bị giam giữ, bà và các học viên Pháp Luân Công khác đã bị kiểm tra sức khỏe toàn diện, gồm cả chụp X quang và xét nghiệm máu.
“Khi có ai biến mất khỏi trại tạm giam, tôi cứ tưởng người đó được thả và đã về nhà… Nhưng thực ra là không xác nhận được, vì tôi không có cách nào để tìm lại mọi người sau khi tôi được thả ra, và tôi sợ rằng họ có thể bị đưa đến một bệnh viện nào đó và bị mổ lấy tạng trái với ý muốn của họ, rồi bị giết trong quá trình đó.”
The Guardian: Trung Quốc đang thu hoạch nội tạng của tù nhân
The Guardian đưa tin rằng Tòa án về Trung Quốc do Ngài Geoffrey Nice QC, một công tố viên của tòa án hình sự quốc tế xét xử Nam Tư cũ (Yugoslavia) làm chủ tọa. Sau khi nhất trí quyết định, ban bồi thẩm tuyên bố rằng họ “chắc chắn rằng Pháp Luân Công là nguồn tạng – khả năng là nguồn tạng chủ yếu – của nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng.”
“Kết luận này cho thấy rất nhiều người là nạn nhân của cái chết bí ẩn khó tả không vì lý do nào hết, rằng số người chịu chung số phận này còn lớn hơn, và rằng chúng ta đang sống trên một hành tinh mà tội ác cực đại nằm trong tay một chính quyền hiện đang điều hành một quốc gia vốn là một trong những nền văn minh lâu đời nhất mà người hiện đại biết đến”, bài báo dẫn lời Ngài Nice.
Bài báo còn nêu rằng tòa án độc lập đã thu thập bằng chứng từ các chuyên gia y khoa, các nhà điều tra nhân quyền và các chuyên gia khác, cho thấy thời gian chờ ghép tạng ở Trung Quốc chỉ là vài tuần. Khi các nhà điều tra gọi điện đến các bệnh viên ở Trung Quốc, họ được báo rằng một số nguồn tạng là các học viên Pháp Luân Công.
Forbes: Phán quyết đối với nạn thu hoạch nội tạng ở Trung Quốc
Forbes cho hay, một báo cáo tóm lược 60 trang đã được công bố khi phán quyết cuối cùng của Tòa án Độc lập Điều tra Nạn Cưỡng bức Thu hoạch Nội tạng từ Tù nhân Lương tâm ở Trung Quốc (Tòa án về Trung Quốc).
“Khi phân tích tội ác diệt chủng, Tòa án về Trung Quốc ghi nhận rằng học viên Pháp Luân Công và người Duy Ngô Nhĩ là các nhóm mục tiêu cụ thể và rằng tội ác này rơi vào phạm vi của Điều II của Công ước Liên Hợp Quốc về Phòng chống và Trừng phạt Tội Diệt chủng (Công ước về Diệt chủng)”, Forbes đưa tin.
Ngoài ra, bài báo còn cho biết Tòa án về Trung Quốc đã phát hiện ra rằng những tội ác chống lại nhân loại này được xác định tại Điều 7 của Quy chế Rome, bao gồm “giết người, hủy diệt; cầm tù hoặc các hình thức tước đoạt quyền tự do thể xác nghiêm trọng khác vi phạm các quy tắc cơ bản của luật pháp quốc tế; tra tấn; cưỡng hiếp hoặc bất kỳ hình thức bạo lực tình dục nào khác tương đương; bức hại vì lý do được công nhận toàn cầu là không thể cho phép theo luật pháp quốc tế như chủng tộc, quốc gia, dân tộc, văn hóa hoặc tín ngưỡng tôn giáo; và cưỡng chế mất tích.”
Trong một phiên thảo luận tại Hạ viện Anh, nghị sỹ quốc hội Fiona Bruce đã hối thúc chính phủ Anh có hành động. Bài báo của Forbescho hay, bà Fiona kêu gọi Hội đồng Nhân Quyền Liên Hợp Quốc ban hành nghị quyết nhằm xác lập “một là, một báo cáo viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc về tình hình nhân quyền tại Trung Quốc; hai là, một ủy ban điều tra các vi phạm nhân quyền có hệ thống, trên diện rộng và nghiêm trọng ở Trung Quốc.”
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/6/18/388880.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/6/24/178187.html
Đăng ngày 26-06-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.