Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Nhật Bản

[MINH HUỆ 03-6-2019]

Kính chào Sư phụ tôn kính!

Chào các bạn đồng tu!

Tôi may mắn có được cơ hội được viết bài chia sẻ về quá trình cùng những cảm ngộ đắc được trong hơn hai mươi ba năm tu luyện của mình để báo cáo lên Sư phụ và chia sẻ tới các bạn đồng tu.

1. Đắc Pháp ngay khi còn nhỏ

Năm 1996, một người đồng nghiệp của mẹ tôi đã giới thiệu Pháp Luân Công cho bà, nói rằng tu luyện Pháp Luân Công có thể trừ bệnh khỏe thân, ngay cả những bệnh nan y không cần chữa trị mà cũng tự khỏi. Mẹ tôi chưa từng tiếp xúc với khí công, ban đầu cũng còn nhiều nghi hoặc, bà bước vào tu luyện trong trạng thái nửa tin nửa ngờ. Lúc đó tôi mới có 9 tuổi, một ngày, khi tôi đang ở trong nhà, nhìn thấy mẹ luyện bài công pháp thứ nhất, mỗi động tác đều khiến tôi cảm thấy rất hứng thú, như theo quán tính tôi tập theo mẹ. Từ thời khắc đó, tôi bắt đầu muốn học Pháp Luân Công, mẹ tôi cũng ủng hộ, cứ như vậy tôi bước vào con đường tu luyện một cách tự nhiên.

2. Thời đầu tu luyện, chứng kiến sự thần kỳ của Đại Pháp

Sau khi tu luyện không lâu, cái chân đau của mẹ tôi nhiều năm trước không trị mà khỏi, không chỉ vậy, tất cả những thứ bệnh trên thân của bà cũng tự nhiên biến mất một cách thần kỳ. Nhờ hành xử theo tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn, tinh thần bà thăng hoa, tâm tính bà cũng đề cao. Trước đây bà không bao dung được người khác, nhưng sau khi tu luyện, bà không còn tranh đấu nữa, lại làm việc chăm chỉ hơn, vậy nên, năm nào cũng được đánh giá là nhân viên xuất sắc.

Khi còn nhỏ, tôi mắc rất nhiều bệnh, hết bệnh nặng này lại tới bệnh nặng khác, tháng nào tôi cũng phải tới bệnh viện hai đến ba lần. Hơn nữa, càng tới dịp năm mới, bệnh của tôi lại càng nặng, tôi đã khiến ba mẹ và người thân vô cùng vất vả. Sau khi tu luyện, toàn bộ thân thể tôi đều biến đổi to lớn, tôi minh bạch Pháp lý, hiểu được rằng đây là để tôi tiêu nghiệp. Năm tôi lên 10 tuổi, đột nhiên tôi xuất hiện triệu chứng viêm thận (bởi vì cô bạn học ngồi cạnh tôi trùng hợp cũng bị mắc bệnh này và phải xin nghỉ học một năm nằm viện, cô ấy nói với tôi về các triệu chứng bệnh viêm thận). Tôi biết đây là tôi đang tiêu nghiệp, tôi kiên định tín Sư tín Pháp, nhất quyết không dao động, không lâu sau, thân thể tôi hồi phục trở lại như bình thường, không hề có triệu chứng của bệnh viêm thận nào nữa. Tôi vẫn lên lớp đi học như bao các bạn khỏe mạnh khác mà không phải xin nghỉ một buổi học nào.

Cứ như vậy, gia đình tôi có ba người tu luyện, những người thân xung quanh chứng kiến sự thần kỳ của Đại Pháp, họ cũng lần lượt bước vào tu luyện, con số đã tăng lên thành mười người. Buổi sáng, chúng tôi tới điểm luyện công luyện các bài công pháp, buổi chiều đi học Pháp ở một nhóm nhỏ, chúng tôi trải qua một đoạn thời gian tu luyện vô cùng hạnh phúc, được đắm mình trong hào quang của Phật Pháp.

3. Cuộc đàn áp bắt đầu, tôi bước trên con đường Chính Pháp

Hành trình tu luyện của chúng tôi vốn dĩ cứ bình ổn như vậy. Tuy nhiên, từ sau 20 tháng 7 năm 1999, chúng tôi không thể tới điểm luyện công, điểm học Pháp nhỏ cũng bị giải tán, người phụ trách của điểm luyện công đã bị bắt đi. Đối diện với đột biến to lớn như vậy, khi đó tôi chỉ là một đứa trẻ, tôi không biết tại sao truyền hình họ lại nói như vậy, cũng không hiểu được rốt cuộc điều gì đang xảy ra. Mang theo một gánh nặng không thể nào giải thích nổi, tôi và mẹ quyết định cùng với các bạn đồng tu tới Bắc Kinh thỉnh nguyện, nói lời công lý. Tháng 12 năm 1999, chúng tôi ngồi tàu hỏa tới Bắc Kinh rồi đi thẳng tới Thiên An Môn.

Rạng sáng ngày hôm sau chúng có mặt ở Bắc Kinh, gió lạnh thấu xương, chúng tôi vội bắt tàu điện ngầm tới quảng trường Thiên An Môn. Tới nơi, không kịp nhìn xung quanh, các đồng tu lập tức giơ biểu ngữ, một vài đồng tu thì bắt đầu ôm bão luân, động tác nhanh tới chưa đầy một phút.

Chỉ trong vài phút, nhóm cảnh sát mặc thường phục tới, họ liên tục đánh, đá và lôi chúng tôi lên xe cảnh sát. Chúng tôi bị nhốt ở trong một nhà tù không xác định. Chỉ biết chúng tôi đã phải ở đó rất lâu, các đồng tu khác không ngừng bị đưa tới, người đông tới nỗi chúng tôi phải ngồi cuộn chân lại mới đủ chỗ cho mọi người ngồi.

Thời gian trôi qua không biết là bao lâu, họ đưa cho chúng tôi mỗi người một bản đăng ký để buộc chúng tôi lên tàu hỏa trở về. Thời điểm đó chúng tôi chưa hề biết phát chính niệm, cũng không biết phủ định an bài của cựu thế lực, nên đã hồ đồ phối hợp với cảnh sát, nhưng cũng không dễ dàng để trở về nhà. Mẹ tôi bị đưa vào nhà giam, vì tôi chưa đủ tuổi giam giữ nên tôi bị đưa về phường, họ bắt tôi viết thư bảo đảm thì mới được về nhà, lúc đó tôi chỉ biết khóc, tôi không viết, trong đầu tôi chỉ có một niệm chính là kiên quyết không viết, sau này họ không còn cách nào khác đành để bố tôi tới đón tôi về nhà.

Sau khi về nhà, nhớ tới mẹ , nghĩ tới việc không được đến trường, nội tâm của tôi vô cùng thống khổ. Mặc dù biết nơi mẹ bị giam giữ, nhưng tôi không thể vào thăm, chỉ có thể gửi cho mẹ một chút quần áo, tôi đã giấu một bức thư trong y phục gửi vào cho mẹ , động viên mẹ cố gắng kiên trì, không được thỏa hiệp với cảnh sát.

Một tháng sau, mẹ tôi được thả ra, bà nói với tôi rằng ở trong đó, bà đã cùng với các đồng tu tuyệt thực để phản kháng, mặc dù phải nếm chịu rất nhiều khổ cực nhưng nhất quyết không thỏa hiệp với họ. Tôi thực sự vui mừng và hạnh phúc vì sự kiên trì vững chắc vào Pháp của mẹ tôi. Kể từ đó, cảnh sát thường xuyên tới nhà tôi để sách nhiễu, họ lại bắt mẹ tôi tới đồn công an, nói một hồi rồi lại thả bà về. Nhưng thực tế thì không biết họ đã đưa mẹ tôi đi đâu. Lãnh đạo đơn vị ba mẹ tôi đã dùng mọi cách mới tìm thấy được nơi bà bị giam, vị lãnh đạo này đã dùng toàn lực của mình để bảo lãnh cho bà được thả ra.

Lúc đó tôi đang phải đối diện với kỳ thi trung học, để tránh sự quấy nhiều của cảnh sát, sợ việc học hành của tôi bị bỏ lỡ, mẹ tôi quyết định chuyển nhà. Mặc dù không bị cảnh sát sách nhiễu nữa, nhưng chúng tôi lại mất liên lạc với các đồng tu, cũng không biết cách sử dụng mạng Internet, chúng tôi phải trải qua một thời gian dài trong độc tu, không có môi trường giao lưu chia sẻ.

Mặc dù trong tâm vẫn luôn có Pháp, nhưng tôi chưa thực sự chân chính bước ra ngoài, đã lãng phí rất nhiều thời gian. Sau khi lên đại học, dần dần tôi cũng liên hệ được với các đồng tu ngày trước, và cũng biết được người tu luyện cần phải làm tốt ba việc, nhưng nỗi ám ảnh thời thơ ấu vẫn luôn đeo đuổi, tôi không dám giảng chân tướng với người lạ, ngay cả với người bạn thân thiết nhất ngồi cạnh, tôi cũng không dám nói mình là người tu luyện mà chỉ dám nói tới người khác, bởi vì trong sâu thẳm tôi vẫn sợ.

4. Ra nước ngoài, đoái hiện thệ ước tiền sử

Sau khi đi làm, tôi có cơ hội được đến Nhật Bản, tôi biết, ở trong nước tôi đã làm không tốt, ra nước ngoài, tôi nhất định phải cố gắng để bồi thường lại những điều đã mất trong tu luyện. Việc đầu tiên khi tới Nhật Bản là tôi lên trang web Minh Huệ để liên lạc với đồng tu địa phương, ngay lập tức, tôi tham gia vào các hoạt động hồng Pháp tại công viên địa phương.

Đó là một ngày đẹp trời, hoa anh đào nở rộ, tôi thấy một đồng tu đang đả tọa dưới một gốc cây anh đào, tôi bước về phía đồng tu đó và nói: “Tôi cũng tu luyện Pháp Luân Công”, đồng tu đó mỉm cười nói: “Thế bạn cùng ngồi xuống luyện công nhé.” Từ sau năm 1999, đã rất lâu rất lâu rồi tôi chưa được luyện công một cách đường đường chính chính dưới ánh mặt trời, nội tâm tôi vô cùng xúc động, thời khắc đó tôi cảm thấy như bản thân bị hồng trần phủ kín cuối cùng đã thấy được mặt trời. Tôi hiểu sâu sắc rằng, con đường Chính Pháp ở hải ngoại của mình thực sự đã bắt đầu.

Hồi nhỏ khi còn học ở trường tôi đã từng thổi piccolo, về cơ bản âm nhạc với tôi đã có nền tảng nhất định, điều này rất thuận lợi cho tôi gia nhập Thiên Quốc Nhạc Đoàn. Tuy nhiên, thấy những đồng tu đã thổi lâu năm, mà thổi vẫn không được hay, hàng ngũ đi bộ không chỉnh tề, đồng đều, trong lòng tôi lại tràn đầy oán hận. Tôi cảm thấy khi còn nhỏ tôi còn thổi được cả những bài hát khó hơn những bài này, tất cả các cuộc thi ban nhạc quân sự cấp thành phố tôi đều đã tham gia, cũng từng đi theo hàng ngũ gọn gàng, đẹp mắt, những điều này trong Thiên Quốc Nhạc Đoàn đều không thể làm khó tôi, những suy nghĩ này chính là xuất phát từ tâm hiển thị, tâm hoan hỷ, nhưng nó được ẩn giấu rất sâu trong tôi mà không hề biểu lộ ra ngoài. Ngoại từ các buổi hoạt động bên ngoài của đoàn nhạc ra thì tôi không hề tham gia luyện tập nhạc khí, nhận thấy rằng bản thân tốt rồi nên điều đó là không cần thiết. Việc tập luyện sẽ mất nhiều thời gian, cảm thấy trình độ hiện tại của mình cũng đủ để đáp ứng với yêu cầu của đoàn nhạc.

Năm 2015, chỉ huy chuyên nghiệp Đài Loan đã đến Nhật Bản để hướng dẫn chúng tôi, họ chỉ ra cách thổi của tôi với mọi người không dung hợp vào nhau, tôi như đang sống trong thế giới chỉ có một người. Ngay từ khi bắt đầu, tâm tôi không được thoải mái, tôi cũng không hướng nội tìm. Trong lúc diễu hành cũng vậy, tôi luôn cố ý thổi cho âm thanh thật lớn, rồi lại vì tâm hiển thị của bản thân mà tìm mượn cớ rằng bởi vì các đồng tu khác thổi không được hay, nên tôi phải thổi to một chút mới khiến tiếng sáo được vang hay. Có một lần khi tôi biểu diễn cùng với các đồng tu Đài Loan, tôi đã được một đồng tu bên cạnh chỉ ra rằng tuy tôi thổi rất tốt nhưng âm thanh phát ra lại bị trội lên, không được hòa hợp với mọi người. Tôi ngoài miệng thì cảm ơn bạn ấy sau này sẽ chú ý hơn, nhưng thực tế trong tâm tôi vẫn không chấp nhận được, tôi vẫn không muốn thay đổi, bây giờ nghĩ lại thực sự thấy hổ thẹn vô cùng.

Một hôm, sau khi tham gia luyện tập cùng đoàn nhạc, tôi lái xe về nhà, trong năm giờ đồng hồ lái xe, tôi đã nghe CD của Dàn nhạc Giao hưởng Shen Yun. Mặc dù hàng ngày khi lái xe, tôi đều nghe đi nghe lại những bản nhạc này, nhưng hôm đó từ tận đáy lòng tôi cảm thụ được năng lượng chấn động khi âm nhạc dung hợp vào nhau, các nhạc cụ tương hỗ phối hợp tạo ra thanh âm tuyệt vời. Trong lúc hợp tấu không có âm thanh nổi hẳn lên, hoặc tĩnh lặng, tường hòa, hoặc du dương trầm bổng, hoặc bao la bát ngát, bất luận là như thế nào cũng không hề nghe ra âm thanh như cường điệu mà tôi thổi. Thời khắc đó, cuối cùng tôi cũng đã hiểu được như thế nào là dung hợp trong âm nhạc. Trên thực tế, đoàn nhạc là một phần của tu luyện, trong lúc luyện tập cũng cần phải dùng Pháp để yêu cầu bản thân nên làm như thế nào, Sư phụ ngay từ đầu đã chỉ ra cho các đệ tử:

“Chư vị nhất định phải chú ý đến một vấn đề: chư vị đang chứng thực Pháp, chứ không phải đang chứng thực bản thân. Trách nhiệm của đệ tử Đại Pháp là chứng thực Pháp. Chứng thực Pháp cũng là tu luyện, trong quá trình tu luyện là phải vứt bỏ chấp trước vào ‘cái tôi’ của bản thân, không thể nào ngược lại làm gia tăng vấn đề chứng thực bản thân dù là hữu ý hay vô ý. Trong quá trình chứng thực Pháp và tu luyện cũng là quá trình từ bỏ ‘cái tôi’, làm được như thế mới là chứng thực bản thân chư vị một cách chân chính, bởi vì những thứ của người thường thì cuối cùng chư vị cũng phải buông bỏ, buông bỏ tất cả chấp trước của người thường mới có thể vượt qua được tầng của người thường.” (Giảng Pháp trong buổi họp mặt học viên khu vực Châu Á – Thái Bình Dương [2004])

Đúng vậy, chính cái tâm chứng thực bản thân của tôi đã dẫn tới tâm hiển thị, tâm hoan hỷ, tâm oán hận, tâm coi thường người khác, thậm chí không chấp nhận lời khuyên của đồng tu, âm thanh mà tôi thổi ra đã phá hoại sự dung hợp của chỉnh thể đoàn nhạc, giờ tôi đã ý thức được tất cả. Vẻ đẹp của âm nhạc đến từ sự tương hợp lẫn nhau của nhiều loại âm thanh khác nhau, không được đề cao vào bản thân và cần buông bỏ cái tôi của mình.

Chỉ huy chuyên nghiệp Đài Loan hy vọng rằng Nhật Bản có thể theo gương của Đài Loan và triển khai một lớp học luyện thanh hoặc lớp cá nhân, tìm một giáo viên chuyên nghiệp là người thường đến chỉ dẫn. Học xong vài buổi trên lớp tôi phát hiện phương thức giảng dạy đối với người trưởng thành có sở thích về âm nhạc của giáo viên Nhật Bản đó không thật nghiêm khắc, tôi cảm thấy như không học được những điều thực chất mà còn lãng phí tiền và thời gian nên không muốn tiếp tục. Nhưng chồng tôi (cũng là một đồng tu) vẫn hy vọng tôi có thể kiên trì học, anh ấy còn giúp tôi tìm một giáo viên mới, tôi miễn cưỡng quyết định đến học thử một buổi. Cảm nhận từ buổi học nằm ngoài dự định của tôi, giáo viên chỉ ra những vấn đề còn tồn tại của tôi, dạy tôi cách luyện tập chính xác.

Lúc đó tôi ý thức được rằng, đối với việc học chống đối trên lớp, cho rằng thầy không dạy được tôi điều gì, đó cũng là “nhấn mạnh tự ngã bản thân”. Kỳ thực chỉ cần buông bỏ tự ngã, tin vào Sư phụ, tự nhiên sẽ đắc được.

Sư phụ giảng:

“Đệ tử: Đoàn nhạc Thiên Quốc New York bây giờ cần học rất nhiều tri thức về nhạc lý, còn phải thi nữa, như thế có làm chậm trễ thời gian không?

Sư phụ: Rất nhiều tri thức nhạc lý cần học sao? Không phải vậy chứ? Hiện nay không thể chuyên nghiệp hoá, chứng thực Pháp có rất nhiều việc cần làm, minh bạch rõ là được rồi, cũng không cần chư vị trở thành thành viên chuyên nghiệp của một Đoàn nhạc Thiên Quốc. Đệ tử Đại Pháp một thân kiêm nhiều chức. Khi làm mỗi việc, mọi người đều nghĩ làm cho việc ấy tốt hơn một chút, thế thì có thể hiểu được, nhưng nhất định phải biết cân nhắc nặng nhẹ, biết cân nhắc nặng nhẹ.” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York năm 2010, Giảng Pháp tại các nơi XI)

Sư phụ cũng giảng:

“Hiện nay không thể chuyên nghiệp hoá, chứng thực Pháp có rất nhiều việc cần làm, minh bạch rõ là được rồi.” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York năm 2010, Giảng Pháp tại các nơi XI)

Tôi ngộ ra rằng, tri thức nhạc lý cơ bản nhất trong các nhạc khúc được diễn tấu của đoàn nhạc thì mỗi người cần phải nắm vững. Ngộ tới đây, khi tôi bắt đầu buông bỏ tâm tự ngã, học tập phương thức thổi tấu chính xác, từng chút từng chút tích lũy tri thức nhạc lý, bất tri bất giác mà âm sắc của bản thân cũng đã thay đổi, khống chế về khí và hơi cũng ngày càng thoải mái tự do, trong khi diễn tấu nhạc cũng đã có thể nghe ra được cảm giác về âm nhạc. Tôi biết con đường này đã đi đúng rồi.

Trong khi đề cao việc thổi piccolo, tôi cũng nhìn thấy trạng thái của các bạn đồng tu trong đoàn nhạc, tôi nhớ tới đoạn Pháp mà Sư tôn giảng:

“Hỏi: Chúng con làm thế nào để đề cao toàn thể và thăng hoa toàn thể một cách tốt hơn?

Sư phụ: Mọi người phối hợp với nhau tốt là có thể [làm] được. Cảnh giới từng cá nhân là khác nhau; hiện nay tôi bảo chư vị rằng, Sư phụ thấy khoảng cách giữa một số học viên đã nới rộng ra. Trước đây chưa [thể] hiện rõ, hiện nay đã nới rộng ra rồi, càng đến cuối thì khoảng cách [ấy] càng ngày càng rộng, do vậy về nhận thức chắc chắn sẽ có chỗ khác biệt. Điều then chốt là chư vị phối hợp thế nào cho tốt, cộng tác [với nhau] cho tốt.” (Giảng Pháp tại Pháp hội vùng đô thị New York [2003], Trích Giảng Pháp tại các nơi III)

Tuy rằng đoạn Pháp không phải giảng trực tiếp về đoàn nhạc, nhưng trình độ thổi tấu của một vài đồng tu trong đoàn nhạc vẫn còn yếu. Tôi không chỉ là cần hoàn thiện bản thân mình, nếu có cơ hội tôi muốn giúp các đồng tu nâng cao kỹ năng, phối hợp tốt với họ, chỉnh thể cùng đề cao. Nhưng chỗ tôi ở cách rất xa Tokyo, nên vẫn bất lực. Sư phụ nhìn thấy sự thành tâm của đệ tử, một năm sau đó, tôi thuận lợi đến làm tại một công ty ở Tokyo, tôi đã tiến gần thêm một bước tới đoàn nhạc.

Sau khi chuyển đến Tokyo, đoàn nhạc hy vọng tôi có thể luyện tập với nhóm sáo và kèn clarinet, lúc đó tôi rất nhiệt tình nhưng lại không có kinh nghiệm, nên tôi tìm kiếm một số kiến thức cơ bản về nhạc lý, giảng giải cho đồng tu, tham khảo phương pháp dạy học của giáo viên sáo, để mọi người luyện tập cơ bản, căn cứ vào năng lực tiếp thụ và tình huống vận khí của đồng tu rồi từ từ điều chỉnh, dần dần tích luỹ kinh nghiệm.

Thật không ngờ, vài tháng sau, người điều phối của đoàn nhạc hỏi tôi rằng tôi có thể làm điều phối viên kỹ thuật không. Tôi nghĩ đơn giản rằng điều phối kỹ thuật chỉ là giao lưu, trao đổi kỹ thuật với các điều phối viên của Đài Loan và Châu Á – Thái Bình Dương, nên tôi đã đồng ý. Nhưng điều tôi không ngờ tới, đây không chỉ là cửa sổ giao lưu trao đổi công nghệ kỹ thuật, là một điều phối viên, tôi còn phải có trách nhiệm với toàn bộ kỹ thuật của đoàn nhạc, phát triển các kế hoạch luyện tập của đoàn. Điều này khiến tôi chết lặng. May mắn thay, tôi được làm việc với chồng tôi, chúng tôi đã cùng nhau nghiên cứu ra phương pháp và xây dựng nội dung luyện tập, nhờ có sự chỉ dẫn đầy từ bi của đồng tu Đài Loan, dần dần, tôi cũng tìm ra được phương pháp luyện tập cho đoàn nhạc Nhật Bản. Đồng thời, tôi cũng tin rằng chỉ cần tín Sư tín Pháp, không ngừng lấy Pháp để đo lường, đề cao bản thân, thì Sư phụ sẽ cấp tất cả cho đệ tử. Mỗi khi luyện tập, đoàn nhạc gặp phải vấn đề, tôi đều dùng Pháp để làm tịnh và kiên định tâm mình.

Khi bắt tay vào làm, quả thực không dễ dàng chút nào. Để cải thiện các kỹ năng cơ bản của đồng tu càng sớm càng tốt, đoàn nhạc yêu cầu các đồng tu phải tham gia khảo thí các bài hát của Đại Pháp, vượt qua rồi mới được gia nhập đoàn diễu hành, điều này đối với một số đồng tu là vô cùng khó khăn. Nếu kỳ thi thất bại, đồng nghĩa là đồng tu đó sẽ không được tham gia hoạt động cùng đoàn.

Các buổi diễu hành ở Hồng Kông, bao gồm cả cuộc diễu hành ở Nhật Bản, đoàn nhạc đều cần thêm đồng tu, như vậy khó khăn lại càng thêm khó khăn. Nhưng làm thế nào có thể cân bằng được hai phía? Khi bắt đầu kỳ thi, các đồng tu đều tích cực đăng ký, nhưng những lỗi sai trong quá trình thi mỗi lần hầu như đều giống nhau. Có bạn nói rằng tôi không biết làm thế nào để luyện được, tuy rằng không nói ra miệng nhưng trong tâm tôi như sóng cuộn. Làm bài kiểm tra với tâm lý dựa vào sự may mắn, vậy chẳng phải lãng phí thời gian của mọi người hay sao? Tôi bắt đầu phàn nàn về đồng tu, những suy nghĩ tiêu cực cũng cứ thế ùa về và tôi đã không hướng nội.

Trở về nhà, tôi nghĩ sao mình lại như vậy, biểu hiện của đồng tu chẳng phải chính là cơ hội cho tôi đề cao hay sao, công tác trong đoàn nhạc cũng là hoàn cảnh giúp tôi đề cao tâm tính, giữa đoàn nhạc và tu luyện là không thể tách rời, không thể coi công việc của đoàn nhạc chỉ là vấn đề công việc, là một người tu luyện không chỉ biết học Pháp và luyện công, một khi đụng phải việc thổi sáo là biến thành như người thường. Sau này, tôi thay đổi suy nghĩ của mình, nếu tôi nghĩ cách giúp đỡ các đồng tu làm tốt hơn chẳng phải tốt sao? Vì vậy, tôi đã nghĩ ra một kế hoạch kiểm tra. Chỉ cần đồng tu nhận ra được chỗ sai của mình, thì họ có thể sửa. Sau đó, kết quả của cuộc thi có cải thiện và tỷ lệ đồng tu vượt qua cũng đã tăng lên.

Có một số đồng tu thường hay gửi cho tôi các bản thu âm, mặc dù biết rõ những vấn đề được đề cập đến đã giải quyết trong bản thu âm lần trước đó rồi, nhưng tôi vẫn có tâm sợ bị làm phiền, điều này cần phải bỏ. Kỳ thực phương pháp này được tiến hành dần dần tại Nhật Bản đã đem lại một chút hiệu quả, tuy rằng một số nơi chưa đạt yêu cầu, nhưng tôi và các bạn đồng tu vẫn đang trong phối hợp mà đề cao bản thân.

Sư phụ đã giảng:

“Tôi không chỉ là dạy chư vị Đại Pháp, tác phong của tôi cũng là để lưu lại cho chư vị, ngữ khí, thiện tâm trong công tác, thêm vào đó là đạo lý có thể cải biến nhân tâm, chứ mệnh lệnh vĩnh viễn không thể! Trong tâm người ta không phục mà chỉ là phục tùng ở bề ngoài, như vậy khi nhìn không thấy thì vẫn hành sự theo ý nguyện của chính mình.” (Thanh tỉnh, Tinh tấn yếu chỉ)

Sư phụ cũng giảng:

“Tôi thường hay giảng một câu thế này, tôi nói một người không mang theo bất cứ quan niệm nào của bản thân mà nói với người khác, chỉ ra cho người khác khuyết điểm của họ, hoặc nói với họ gì đó, thì họ sẽ bị cảm động đến rơi lệ. Không có bất kể nhân tố nào của bản thân chư vị, chư vị không nghĩ sẽ đắc được gì đó, thậm chí chư vị không nghĩ vì bản thân mà bảo hộ gì đó, chư vị thật sự thiện ý muốn tốt cho người khác, họ thật sự sẽ có thể nhìn thấy được tấm lòng của chư vị, bất kể là người như thế nào.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Singapore [1998])

Tôi nhận thức sâu sắc rằng, trong đoàn nhạc, cần thực sự trợ giúp đồng tu giải quyết những vấn đề còn tồn tại trong khi thổi sáo, như vậy chỉnh thể nhạc đoàn mới đề cao lên được. Tôi phải dùng tâm vị tha, dùng lực lượng của Thiện để làm công tác đoàn nhạc cho tốt, trong quá trình đó cũng đồng thời trừ bỏ nhân tâm, buông bỏ tự ngã, phối hợp và giúp đỡ các đồng tu trong đoàn nhạc, khiến cho chỉnh thể được thăng hoa, tôi nghĩ đó mới là điều Sư phụ cần.

Trên đây là thể ngộ của tôi, có gì thiếu sót, xin vui lòng từ bi chỉ chính!

Cảm tạ Sư phụ!

Cảm ơn các bạn đồng tu!

(Bài chia sẻ trình bày tại Pháp hội Hồng Kông 2019)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/6/3/【香港法会】修炼之路-388139.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/6/9/177992.html

Đăng ngày 25-06-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share