Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Hồng Kông

[MINH HUỆ 01-6-2019]

Kính chào Sư tôn từ bi vĩ đại!

Chào các bạn đồng tu!

Sư phụ giảng trong Kinh văn “Giảng Pháp tại Pháp hội New York kỷ niệm 25 năm Đại Pháp hồng truyền [2017]”

“Làm đệ tử Đại Pháp mà nói, làm thật tốt ba việc, ấy chính là việc lớn nhất.”

Hồi tưởng lại bản thân đắc Pháp cho đến nay đã sáu năm, tôi đã chưa làm đủ tốt ba việc. Tuy nhiên qua đó tôi cũng có được một số thể ngộ, minh bạch rằng ba việc là tương phụ tương thành với nhau, đều phải dụng tâm làm cho tốt.

1. Học Pháp, luyện công

Tôi phải làm công việc toàn thời gian, và tổng thời gian làm việc cũng khá dài. Mấy năm trước tôi còn phải làm nghiên cứu sinh, thời gian rảnh rỗi mỗi ngày không có nhiều. Nhớ lại năm đầu tiên sau khi đắc Pháp, tôi vẫn chưa tham gia hạng mục chứng thực Pháp, cho nên đến ngày nghỉ, sẽ ở nhà học quyển “Chuyển Pháp Luân” và các kinh sách Đại Pháp. Đôi khi, có ngày tôi học liên tục 8 tiếng, 10 tiếng không ngừng. Bởi vì tôi biết những ngày đi làm sẽ không có nhiều thời gian có thể học Pháp, tôi còn phải hoàn thành luận văn tiến sỹ vào những giờ khác, cho nên tôi càng trân quý thời gian ít ỏi này.

Thường ngày, trên đường đi làm hay về nhà, tôi cũng cầm theo điện thoại học Pháp. Thậm chí, lúc đi công tác xa, trên máy bay, trên tàu lửa, tôi cũng mang theo quyển “Chuyển Pháp Luân” và đọc không ngừng. Tôi đã đọc sách “Chuyển Pháp Luân” nhiều lần rồi, nhưng chỉ dừng lại ở giai đoạn thông đọc. Không lâu sau khi đắc Pháp, tôi đã nghe nói có đồng tu có thể học thuộc cả cuốn sách “Chuyển Pháp Luân”. Lúc đó, tôi nghe mà cảm thấy không thể tưởng tượng nổi, toàn bộ quyển “Chuyển Pháp Luân” hơn 300 trang, sao có thể học thuộc hết nhỉ? Vì vậy lúc ấy tôi không nghĩ đến việc học thuộc “Chuyển Pháp Luân”. Tôi nghe nói tiểu đệ tử học thuộc “Hồng Ngâm”, điều này dường như dễ hơn, vậy là tôi quyết định học thuộc “Hồng Ngâm”!

Sau khi hoàn thành luận án tiến sỹ, tôi cảm thấy thời gian cũng không căng như trước, lúc ấy một niệm đầu bỗng nhiên khởi lên trong não tôi: học thuộc Pháp! Khi mới bắt đầu tôi cũng rất do dự. Nhưng niệm đầu học thuộc Pháp này cứ luôn tái hiện. Cho đến một ngày, lúc đang trên đường đi làm về, cuối cùng tôi cũng hạ quyết tâm, bắt đầu học thuộc Pháp. Có thể do từ nhỏ đến lớn, tôi đọc sách cũng quen như đọc thuộc lòng, khi nhớ thuộc lòng đoạn thứ nhất, đoạn thứ hai, cũng còn tính là thuận lợi, nhưng sau khi học thuộc nhiều hơn mấy đoạn, liền cảm thấy khó khăn. Vừa khéo vào đoạn thời gian đó, trên Minh Huệ Net xuất hiện nhiều bài viết chia sẻ về học thuộc Pháp.

Khi tôi đọc các bài chia sẻ kinh nghiệm của những đồng tu khác, tôi thử học thuộc từng đoạn từng đoạn, sau vài lần học thuộc một đoạn mà có thể nhớ không sai một chữ, tôi tiếp tục với đoạn kế tiếp. Mặc dù không khó để bắt đầu lại từ đầu như thế, nhưng cũng không dễ dàng gì! Tôi biết mình học thuộc rất chậm, nhưng tôi chưa bao giờ nghĩ sẽ bỏ cuộc. Cuối cùng, tôi đã dành gần hai năm để học thuộc hoàn tất “Chuyển Pháp Luân” lần thứ nhất. Tôi cảm thấy trong khi học thuộc Pháp, cũng là một quá trình tu tâm, thời gian dài đằng đẵng như thế, khó khăn như thế, có thể kiên trì tiếp tục hay không?

Từ lúc tu luyện đến nay, luyện công luôn là phần tệ nhất mà tôi đã làm. Khi mới đắc Pháp, tôi cũng không thực sự nguyện ý muốn luyện công. Mặc dù tôi có thể đả tọa song bàn ngay khi mới bắt đầu, hơn nữa, không lâu sau đã có thể ngồi song bàn suốt một giờ, nhưng mỗi lần bão luân tôi lại cảm thấy rất tốn sức. Cho nên, đừng nói đến luyện công mỗi ngày, mà mấy ngày luyện một lần cũng không thể bảo đảm được. Dù tôi biết như vậy là không đúng, nhưng cứ viện đủ loại cớ để bản thân không thể luyện công. Dù vậy trong tâm tôi luôn bội phục những đồng tu khác có thể kiên trì luyện công vào sáng sớm.

Cho đến một đoạn thời gian, trên Minh Huệ Net đăng rất nhiều bài viết chia sẻ về luyện công. Vậy là tôi hạ quyết tâm, mỗi sáng sớm thức dậy lúc 4 giờ để luyện công, đầu tiên luyện tĩnh công, sau đó phát chính niệm rồi luyện động công rồi mới đi làm. Lúc mới bắt đầu, thật không dễ dàng gì khi phải kiên trì dậy sớm như thế, nhưng tôi không có mệt rã rời hay ảnh hưởng công việc vì thức dậy sớm. Trái lại, những ngày không kiên trì luyện công, tôi cảm thấy cơ thể rất dễ mệt mỏi, tinh thần cũng không tốt, khi phát chính niệm cũng dễ ngủ gật. Những ngày luyện công đúng giờ, tôi cảm thấy bản thân làm được theo yêu cầu của Sư phụ, cảm thấy vô cùng tốt. Nhưng tình huống như vậy vẫn luôn lặp đi lặp lại. Tôi hy vọng mình có thể luôn kiên trì luyện công thường hằng.

2. Giảng chân tướng

Từ khi tu luyện đến năm thứ hai, tôi mới bắt đầu tham gia một số hạng mục chứng thực Pháp như giảng chân tướng cho du khách ở điểm chân tướng, phát báo chân tướng, công tác hậu cần cho diễu hành, v.v.. Lúc đầu đến điểm chân tướng, bởi vì tiếng quốc ngữ của bản thân không tốt, cho nên tôi chỉ chủ yếu giơ bảng chân tướng cho du khách xem, khi du khách hỏi tôi vấn đề gì, tôi mới cố gắng hết sức để trả lời họ. Về sau tôi nghĩ, không thể bị những điều này gây trở ngại, chỉ cần tôi giảng chân tướng cho họ với tâm thái thuần chính, và thái độ bình hòa lương thiện, có như thế, thì cho dù tôi giảng không được tốt, họ cũng sẽ cảm động.

Một lần, có một nhóm du khách đang đứng đợi xe buýt du lịch, lúc này, họ đứng xung quanh xem bảng chân tướng của tôi, họ đang xem tư liệu “Vụ tự thiêu giả ở Thiên An Môn”. Tôi chủ động hỏi họ có nghe qua sự kiện này chưa? Có một du khách trong số họ đã trả lời tôi với khẩu khí không mấy thiện: “Dĩ nhiên là biết, tivi đều có đưa tin, học viên của các anh tự thiêu mà.” Những du khách khác đang đứng vây quanh xem cũng bàn luận. Lúc này, tôi vừa phát chính niệm, vừa tự nhắc nhở bản thân không nên tranh biện, không nên tức giận. Sau đó, tôi mỉm cười và tâm bình khí hòa giải thích cho họ tất cả những điểm đáng nghi ngờ về Vụ tự thiêu giả ở Thiên An Môn. Sau khi họ nghe xong, nét mặt biểu cảm, giọng điệu bắt đầu thay đổi, người du khách với giọng điệu không tốt ban đầu ấy, giờ trở nên tận tình khuyên bảo tôi rằng: “Tôi đã hiểu những gì anh giải thích, nhưng liệu có tác dụng gì không khi anh chỉ nói với từng du khách, từng du khách ở đây, anh nên tìm phương tiện truyền thông để nói được rộng rãi hơn!” Tôi mỉm cười trả lời: “Hôm nay anh đã minh bạch, vậy tôi đến đây không phí công rồi. Chúng tôi nói với từng khách du lịch, và càng ngày cũng sẽ có nhiều người hơn biết chân tướng, vả lại, anh cũng có thể thay tôi nói với người thân bạn bè của bạn, như thế nhiều người hơn nữa sẽ được minh bạch chân tướng.”

Sau đó, tôi đề cập với họ về báo Đại Kỷ Nguyên, Tân Đường Nhân và vài kênh truyền thông khác, nhưng họ đều chưa từng nghe nói đến, tôi đề nghị họ đột phá tường lửa Internet để đọc thông tin. Gần giờ đi, họ còn mỉm cười vẫy tay chào tạm biệt tôi. Mặc dù trong thời gian tôi nói chuyện với họ, tiếng quốc ngữ của tôi không được lưu loát lắm, khi giải thích cũng không trọn vẹn, nhưng tôi minh bạch rằng những điều này đều không phải là quan trọng nhất, mà quan trọng nhất là chính niệm, và cái tâm giảng chân tướng cứu người!

Ngoài việc đến điểm chân tướng để giảng chân tướng cho du khách Đại Lục, tôi cũng minh bạch được tính trọng yếu của việc giảng chân tướng cho những người thân và bạn bè bên cạnh. Tôi thường đưa báo chân tướng cho người nhà đọc, tặng họ hoa sen nhỏ chân tướng. Đến mùa xuân, tôi còn dẫn họ đi xem biểu diễn Thần Vận ở nước ngoài. Nhưng ấn tượng sâu sắc nhất là giảng chân tướng cho giáo viên hướng dẫn luận văn của tôi. Cô ấy là một người có học thức phong phú, ôn hòa và tốt bụng, cô đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt quá trình học. Tôi luôn cảm thấy chúng tôi rất có duyên phận với nhau, nên rất muốn giảng chân tướng cho cô ấy. Nhưng do trở ngại từ sự bịa đặt bôi nhọ của tà đảng Trung Cộng, thêm vào đó, khi ấy tôi mới đắc Pháp không lâu, chính niệm lại không mạnh, cảm thấy cô ấy là hiệu phó trường đại học, là người có học thức cao và địa vị cao như vậy, sẽ không nghe tôi nói, tôi còn nghĩ xem sau khi cô ấy nghe xong sẽ có nhận xét gì tôi không? Vậy là tôi cứ mãi không dám nói.

Cho đến khi tôi tốt nghiệp, tôi nghĩ nếu không nói sẽ không có cơ hội nữa, nên một lần nọ, tôi lấy hết dũng khí đã hẹn gặp cô ấy để giảng chân tướng. Tôi nói với cô rằng tôi tu luyện Đại Pháp, và tặng cô một số cuốn chân tướng nhỏ, sau đó tôi giảng về tình hình đệ tử Đại Pháp bị Trung Cộng bức hại, tình hình học viên chúng tôi giảng chân tướng, phản bức hại ra sao, cùng với Đại Pháp hồng truyền khắp thế giới như thế nào. Khi tôi nói, cô ấy kiên nhẫn lắng nghe, sau đó cô nói: “Hóa ra là như vậy, kỳ thực cô đều minh bạch những gì em nói. Trước đây, khi cô đang dạy học ở Mỹ, có một người bạn đã từng nói rồi.” Sau đó, cô lại hỏi tôi một số điều về Đại Pháp mà cô cảm thấy không hiểu rõ. Tôi đã cảm động đến muốn khóc ngay giây phút đó, vì tôi cứ cho rằng khó mà mở miệng nói. Nhưng thực ra, Sư phụ đã an bài tất cả cho chúng ta, chỉ đợi chúng ta mở lời và bắt tay vào làm. Về sau, tôi vẫn tiếp tục giữ lạc với cô ấy, mỗi năm tôi đều gửi đến cô những tin tức diễn xuất của Thần Vận, mong cô có thể có cơ hội và duyên phận đi xem biểu diễn.

3. Phát chính niệm

Phát chính niệm là một trong ba việc, Sư phụ đã nhiều lần giảng về tính trọng yếu của phát chính niệm.

Sư phụ giảng trong bài “Thế nào là đệ tử Đại Pháp, Giảng Pháp tại các nơi XI”:

“Đệ tử Đại Pháp, chính niệm của chư vị có tác dụng. Tác dụng mà từng cá nhân chư vị hợp với nhau là cự đại vô tỷ. Khởi không được tác dụng lớn như vậy là [vì] tín tâm của chư vị không đủ, chính niệm không đủ. Đệ tử Đại Pháp nhiều như vậy, khi đồng thời phát chính niệm toàn cầu, hơn trăm triệu đệ tử Đại Pháp phát chính niệm trên toàn cầu vào thời gian đồng nhất, đối với tà ác và cựu thế lực mà giảng có đáng sợ không? Đối với Thần mà giảng đều là sự việc hùng vĩ phi thường. Lực lượng lớn nhường ấy! Một đệ tử Đại Pháp, nếu chính niệm của chư vị mạnh phi thường, sức mạnh có thể xẻ núi, một niệm là làm xong.”

Nhưng vì quan hệ công việc, tôi thường xuyên không thể phát chính niệm cả hai giờ trưa và chiều. Nên làm sao đây? Tôi phát bù lại vào thời gian khác. Nhiều khi đi xe trên đường tôi đều phát chính niệm. Ngoài ra, tôi niệm trong tâm chín chữ “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo”, tôi hy vọng trường chính niệm này sẽ phát huy tác dụng với những chúng sinh khác.

Hoàn cảnh giảng chân tướng ở địa phương chúng tôi cũng không dễ dàng gì, rất nhiều điểm chân tướng đều có băng đảng của tổ chức tà ác đang can nhiễu. Khi chúng tôi giảng chân tướng cho du khách, họ ra sức dùng đủ các loại phương thức quấy nhiễu chúng tôi, công kích chúng tôi. Cho nên, trước mỗi lần đến điểm chân tướng, tôi đều đọc thuộc lòng “Luận Ngữ” và phát chính niệm, tôi cũng phát chính niệm ngay cả lúc phân phát báo chân tướng, tôi hy vọng phá trừ được tất cả nhân tố gây trở ngại chúng sinh liễu giải chân tướng. Khi có hoạt động diễu hành giảng chân tướng và phản bức hại, tôi sẽ tăng cường phát chính niệm hơn, làm các hạng mục chứng thực Pháp khác cũng như vậy. Mặc dù tôi không giống như một số đồng tu có thể nhìn thấy uy lực phát chính niệm của bản thân, nhưng gần đây có một việc cũng khiến tôi thể hội được sức mạnh của phát chính niệm.

Hàng năm vào dịp Tết Nguyên đán, các đồng tu địa phương sẽ thành lập các gian hàng chân tướng Đại Pháp trong chợ đêm, phát tài liệu chân tướng, hoa sen nhỏ, v.v.. Các clip video có liên quan đến chân tướng Đại Pháp cũng được trình chiếu tại gian hàng. Năm nay, khi tôi và chồng của đồng tu chuẩn bị chỉnh sửa những clip đó, thì máy tính bị hỏng, và không cách nào có thể khởi động được. Phải làm sao đây? Chỉ còn hai ngày nữa là gian hàng phải bắt đầu, nhìn vào màn hình tối đen của máy tính ấy, tôi không biết làm sao cho tốt, nên tôi phát chính niệm! Qua một lúc, máy tính liền có thể khởi động được, nhìn chung thì cuối cùng công việc biên tập cũng hoàn thành thuận lợi. Nhưng sau đó, khi tôi kiểm tra máy tính mới phát hiện toàn bộ bảng mạch điện hóa ra đã bị cháy khét. Một mặt, chúng tôi mừng vì không xảy ra điều gì bất trắc, mặt khác, cũng rất kỳ lạ tại sao lúc ấy máy tính vẫn có thể khởi động và vận hành. Và trong tâm tôi không ngừng cảm ơn Sư phụ!

Thấm thoắt tôi đã tu luyện Đại Pháp sáu năm rồi, cảm thấy bản thân còn rất nhiều chỗ làm chưa được tốt, tôi thường nhắc nhở bản thân rằng mình không còn là học viên mới nữa, phải yêu cầu bản thân đề cao, là một đệ tử Đại Pháp làm ba việc, nên phải nghiêm túc, và dụng tâm mà làm. Gần đây, tôi thường nhớ đến một câu trong kinh văn mới của Sư phụ, để khích lệ bản thân và mong muốn chia sẻ với các đồng tu:

Sư phụ giảng trong “Gửi Hội giao lưu Đài Loan [2018]”:

“Tu luyện như thuở đầu thì Đạo tất thành! Càng tới cuối càng tinh tấn!”

Những điều trên đây, nếu có chỗ thiếu sót, mong đồng tu chỉ rõ!

Cảm tạ Sư phụ!

Cảm ơn đồng tu!

(Bài chia sẻ đọc tại Pháp hội Hồng Kông 2019)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/6/1/【香港法会】保持正念-用心做好三件事-388057.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/6/3/177895.html

Đăng ngày 09-06-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share