Bài viết của các học viên ở Toronto Canada

[MINH HUỆ 10-05-2019] Điều gì sẽ xảy ra khi quyền cơ bản của con người bị từ chối? Đây là câu hỏi mà học sinh ở bốn trường ở Manitoba băn khoăn trong lúc ở Bảo tàng Nhân quyền Canada tại Winnipeg vào ngày 28 tháng 2 năm 2019.

Bảo tàng quốc gia này, mở cửa từ năm 2014, là bảo tàng đầu tiên về nhân quyền ở Canada. Nhiệm vụ của bảo tàng là thúc đẩy sự tôn trọng và nâng cao sự hiểu biết về quyền con người, từ đó mang lại thay đổi tích cực trên thế giới.

Các học sinh từ lớp 7 đến lớp 11 đã có một ngày suy ngẫm sâu sắc và tham gia các hoạt động, tìm hiểu những vi phạm quyền lợi trên thế giới và tác động của chúng đối với Canada.

Cô Anastasia Lin, Hoa hậu Thế giới Canada 2015, đã có mặt để chia sẻ câu chuyện của chính mình về việc vạch trần tình trạng vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc. Các em học sinh rất cảm động trước hành trình dũng cảm của cô khi đối đầu với chính quyền Trung Quốc.

ff9904b6e3e1c6ccff25dea8d62c3d97.jpg

Sự kiện do Hiệp hội Quyền và Tự do Manitoba (MARL) giới thiệu, phối hợp với Bộ Giáo dục, là một cơ hội hiếm có để các trường học địa phương dạy cho học sinh về vi phạm nhân quyền và diệt chủng một cách lôi cuốn và có sự tương tác thảo luận.

Nhà tổ chức sự kiện, bà Estelle Lamoureux, một cựu hiệu trưởng, đại diện của Hiệp hội Quyền và Tự do Manitoba MARL và là Chủ tịch Ủy ban Giáo dục của Ủy ban UNESCO tại Canada (CCUNESCO) đầy nhiệt huyết trong việc nâng cao nhận thức cho trẻ em về quyền con người.

“Tôi nhận ra rất nhiều học sinh không có nhiều cơ hội để nói về quyền con người. Và đó là một thành phần mà chúng tôi đang bỏ lỡ”, bà Lamoureux cho biết. Bà tin rằng các em rất sẵn sàng tiếp nhận những vấn đề quan trọng này.

“Trong vòng một, hai tuần, tất cả các chỗ ngồi đã được đăng ký hết. Phản hồi rất mạnh mẽ”, Giáo sư Maria Cheung, giáo sư của Đại học Manitoba, một chuyên gia nghiên cứu việc vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc, được mời tới tham gia sự kiện này nói.

Bài học từ quá khứ và hiện tại

Các em học sinh bắt đầu buổi sáng bằng một bài thuyết giảng để hiểu khái niệm về vi phạm nhân quyền. Sau đó, nhân viên bảo tàng đã giúp hướng dẫn các em khảo sát các trạm thông tin trong phòng trưng bày của bảo tàng. Các trạm thông tin này trình bày các vấn đề của nạn diệt chủng, kể cả nguồn gốc và quá trình tuyên truyền. Các em hoàn thành phiếu bài tập, rồi trở lại lớp học tại bảo tàng để suy ngẫm về trải nghiệm của mình, cũng như tìm hiểu về Tuyên ngôn Nhân quyền.

Vào buổi chiều, các em có cơ hội gặp Cô Lin và lắng nghe câu chuyện của cô về việc lên tiếng phản đối những vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc, đặc biệt là cuộc bức hại môn tu luyện thiền định Pháp Luân Công. Cô nói với các học sinh rằng chính cha cô ở Trung Quốc đã bị chính quyền địa phương đe dọa vì cô đã bảo vệ nhân quyền. Cô cũng kể lại chính quyền Trung Quốc cấm cô đến Tam Á, Trung Quốc, nơi tổ chức cuộc thi Hoa hậu Thế giới 2015, như thế nào.

f26ce1e6b16490121792205e19b4193e.jpg

Các học sinh cũng có cơ hội biết được hành trình của cô qua bộ phim tài liệu ngắn “Anastasia Lin: Vương miện” do nhà làm phim Kacey Cox có trụ sở tại Toronto sản xuất. Bộ phim cho thấy sự quyết tâm đại diện cho Canada của cô Lin trong cuộc thi này, cũng như việc cô không chấp nhận im lặng trước những vi phạm nhân quyền, bất chấp những nguy cơ đối với gia đình cô.

Các học sinh đã theo dõi và háo hức lắng nghe câu chuyện trung thành với đức tin của Lin. Sau bài thuyết trình của cô là màn trình diễn các bài công pháp Pháp Luân Công mà cô cũng thực hành, và các em học sinh đã tham gia học các động tác.

5de972599852b1e022e868bd963b3e41.jpg

Pháp Luân Công (còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp) là một môn tu luyện của Trung Quốc chú trọng cải thiện tâm tính và thân thể. Pháp Luân Công bao gồm bốn bài tập nhẹ nhàng và một bài thiền định, kết hợp với đề cao tâm tính dựa trên nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn. Tuy nhiên, kể từ năm 1999, chính quyền cộng sản Trung Quốc đã phát động cuộc bức hại môn tu luyện ôn hòa này, tiến hành bỏ tù, tra tấn và giết hại dã man các học viên. Cuộc bức hại, giờ đây bắt đầu được nhìn nhận là một cuộc diệt chủng, là một trong những vụ vi phạm nhân quyền tồi tệ nhất thời hiện đại, ảnh hưởng đến hàng chục triệu công dân Trung Quốc.

“Tôi đã hỏi các em học sinh có thể lý giải việc nhóm thiền định ôn hòa này bị chính quyền Trung Quốc đàn áp như thế nào. Không phải em nào cũng có thể trả lời được câu hỏi đó, nhưng tôi nhớ có một em thực sự đã trả lời rằng [chính quyền muốn] chiếm đoạt quyền lực và có được sự kiểm soát con người. Điều đó hoàn toàn đúng”, giáo sư Cheung nói.

Cô Yolanda Papini-Pollock, một nhà làm phim về nhân quyền, từng là một giáo viên, đã có mặt trong nhóm khán giả ngày hôm đó. Các bộ phim của cô Papini-Pollock, tập trung vào việc vạch trần nạn diệt chủng, như nạn diệt chủng người Do Thái của Đức Quốc Xã (Holocaust) và cuộc bức hại Pháp Luân Công. Tại sự kiện, cô đặc biệt xúc động trước tác dụng của thiền định đối với trẻ em. “Mỗi trường học đều nên bắt đầu bằng (các bài công pháp của Pháp Luân Công) vào buổi sáng, … sẽ rất có lợi cho việc quản lý lớp học”, cô nói.

Bà Cheung đồng tình nói: “Đã có rất nhiều bằng chứng thực nghiệm cho thấy môn thiền định này đã giúp tăng cường trí tuệ cho các học sinh và giúp điều chỉnh hành vi cũng như cảm xúc của các em. Có bằng chứng khoa học cho thấy nó có tác dụng với trẻ em”, bà nói. Bà cũng nhấn mạnh rằng có rất nhiều trường học ở Ấn Độ đang dạy học sinh các bài công pháp của Pháp Luân Công.

Bà Lamoureux cho biết bà rất hài lòng với tác động của sự kiện đối với các em học sinh vì nó vừa hấp dẫn vừa phù hợp với cuộc sống của chính các em. “Cuối cùng, cả đám các em học sinh đến chỗ tôi vì muốn biết thêm về quyền con người.”

“Tôi cứ nghĩ các em chưa đủ trưởng thành [để tìm hiểu vấn đề này]. Nhưng không phải vậy.” Bà Lamoureux nói thêm. Bà hy vọng sẽ có thể tổ chức nhiều sự kiện như thế này để giúp trẻ em hiểu được về nạn diệt chủng và những ảnh hưởng của nó.


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/5/10/176956.html

Đăng ngày 14-05-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share