Bài viết của phóng viên Minh Huệ ở tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc
[MINH HUỆ 11-3-2019] Gần đây, bà Biệt Lệ Hoa, một cư dân ở thành phố Song Liêu, tỉnh Cát Lâm đã bị kết án phi pháp năm năm tù giam vì tu luyện Pháp Luân Công, một pháp môn tu luyện cả tâm lẫn thân đã bị chính quyền cộng sản Trung Quốc bức hại từ tháng 7 năm 1999. Hiện bà Biệt đang bị giam tại Nhà tù nữ Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm.
Bị bắt tại nơi làm việc, đồng nghiệp cũng bị giam giữ
Ngày 9 tháng 10 năm 2017, bà Biệt bị bắt giữ tại Nhà máy Điện Song Liêu nơi bà công tác. Từ Cường, đội trưởng Đội An ninh Nội địa Song Liêu, và các cảnh sát của Đồn Công an Liêu Tây đã tham gia vụ bắt giữ. Họ cũng lục soát nơi ở và tịch thu tài sản cá nhân của bà Biệt.
Trong quá trình bắt giữ, một lãnh đạo đơn vị công tác của bà Biệt đã cố gắng ngăn cản cảnh sát và nói rằng bà Biệt vô tội. Từ đã tống giam cả vị lãnh đạo đó.
Khi cảnh sát kiểm tra ba lô của bà Biệt, một đồng nghiệp đã cố gắng bảo vệ bà bằng cách nói rằng ba lô đó là của mình. Một cảnh sát hỏi đồng nghiệp của bà Biệt rằng trong ba lô đựng những gì và bà đã không thể trả lời. Sau đó cảnh sát cũng giam giữ người đồng nghiệp này 15 ngày.
Ban đầu, cảnh sát giam bà Biệt trong Trại tạm giam Song Liêu, sau đó họ chuyển bà tới trại tạm giam Tứ Bình. Gia đình bà Biệt đã thuê một luật sư cho bà, nhưng lãnh đạo trại giam đã không để bà Biệt gặp mặt luật sư. Một lính canh cũng dọa sẽ liệt chồng bà biệt vào danh sách truy nã.
Ngày 11 tháng 8 năm 2018, sau khi Viện kiểm sát Song Liêu buộc tội bà Biệt, bà đã bị đưa ra xét xử tại Tòa án Thiết Đông ở thành phố Tứ Bình. Các thẩm phán của Tòa án Song Liêu đã chủ trì phiên tòa xét xử.
Sau phiên tòa, gia đình bà Biệt đã hỏi về tình hình vụ án của bà. Họ một lần nữa khẳng định rằng bà Biệt không vi phạm pháp luật với việc kiên định tu luyện Pháp Luân Công. Một viên chức tòa án đã nói rằng vụ án của Pháp Luân Công sẽ được giải quyết theo cách khác với các vụ án khác.
Cảnh sát Từ đã phớt lờ yêu cầu trả tự do cho bà Biệt của gia đình bà.
Ngày 2 tháng 8 năm 2018, bà Biệt đã bị kết án năm năm tù giam và bị phạt 5.000 nhân dân tệ.
Bi kịch của những thành viên trong gia đình
Bà Biệt không phải là người duy nhất trong đại gia đình bà bị cảnh sát nhắm đến vì tu luyện Pháp Luân Công.
Tháng 10 năm 2000, chồng bà, ông Chử Quý Nham, đã bị bắt lần đầu tiên khi ông tới Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công. Ông Chử bị giam giữ trong một trại giam, lần tiếp theo xảy ra vào tháng 5 năm 2001, ông bị giam giữ trong Trại Lao động Tứ Bình, và tiếp đến là lần bắt giữ vào tháng 8 năm 2001, ông đã bị giam trong Trại Lao động Mã Hà.
Tháng 12 năm 2002, sau khi cháu trai ông Chử dán một biểu ngữ có nội dung “Pháp Luân Đại Pháp hảo”, cảnh sát đã bắt giữ cháu trai, cha của ông Chử và bà Biệt. Bà Biệt bị đưa đến Trại Lao động Hắc Chủy Tử và bị giam ở đó hai năm, còn cháu và cha của ông Chử bị cưỡng bức lao động một năm ở Trại Lao động Triều Dương Cẩu–nơi ông Chử đang thụ án oan sai hai năm sau khi bị bắt lần thứ hai vào tháng 1 năm 2002. Một cảnh sát nói với mẹ của ông Chử rằng: “Nếu không phải vì đứa cháu trai bốn tuổi của bà, chúng tôi cũng sẽ bắt giữ luôn cả bà.”
Tháng 3 năm 2006, ông Chử đã tới thành phố Trường Xuân để tìm việc làm. Vài tuần sau đó, ngày 29 tháng 3, cảnh sát đã bắt và giam ông Chử trong trại tạm giam Thiết Đồng, ở đó ông bị bức thực và tra tấn với rất nhiều cách khác nhau. Sau đó, ông Chử bị chuyển đến Trại Lao động Triều Dương Câu và tiếp đó bị chuyển đến Trại Lao động Vi Tử Câu trước khi được trả tự do vào tháng 10 năm 2007.
Ngày 16 tháng 9 năm 2009, ông Chử bị bắt lần thứ tư và ông bị đưa đến Trung tâm Tẩy não Tứ Bình.
Anh trai của ông Chử, ông Chử Quế Nhân thậm chí còn bị bức hại nặng nề hơn. Trước đây khi đang làm việc tại Nông trại Hồng Quang, ông đã bị bắt và bị giam giữ ngay sau khi cuộc bức hại bắt đầu vào năm 1999. Cảnh sát và quan chức địa phương đã vô số lần giam giữ vợ ông, tịch thu đất đai và phạt họ những khoản tiền lớn. Họ bị ngược đãi cả về thể chất lẫn tinh thần, kết quả là họ bị bệnh suy thận, sỏi thận và các bệnh khác, cuối cùng, nó đã cướp đi sinh mạng của anh trai ông Chử vào tháng 1 năm 2005, ở tuổi 46.
Cá nhân chịu trách nhiệm chính:
Từ Cường, đội trưởng, Đội An ninh Nội địa Song Liêu, +86-434-7306130, +86-18543418355
Đồn Côn an Liêu Tân ở thành phố Song Liêu: +86-434-7306125
Vương Cẩm Oánh: Thẩm phán chủ tọa của Tòa án Song Liêu, +86-18628788029
Bài viết liên quan:
Tin tức bổ sung về bức hại tại Trung Quốc – Ngày 19 tháng 2 năm 2019 (20 báo cáo)
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/3/11/383736.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/3/15/176161.html
Đăng ngày 20-03-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.