Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại tỉnh Liêu Ninh
[MINH HUỆ 6-3-2019] Một gia đình từng một thời hạnh phúc ở thành phố Dinh Khẩu, tỉnh Liêu Ninh bị ly tán sau khi chính quyền cộng sản Trung Quốc bắt đầu bức hại Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999.
Pháp Luân Công, còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là môn thiền định và tu luyện để tự hoàn thiện bản thân dựa trên nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn.
Người mẹ của gia đình, Bà Vương Ái Vân, một giáo viên tiểu học đã nghỉ hưu, từng có bệnh về thần kinh và nhiều năm bị chóng mặt, mệt mỏi và chán ăn. Không một phương pháp điều trị nào có tác dụng với bà, nhưng những chứng bệnh đó đều đã biến mất sau khi bà bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào năm 1995. Sự phục hồi kỳ diệu của bà trở thành động lực khiến chồng và các con bà bước vào tu luyện Pháp Luân Công.
Bà Vương Ái Vân cùng chồng và hai cháu
Sau khi cuộc bức hai bắt đầu vào năm 1999, bà Vương cùng những người thân của bà liên tục bị bắt giữ vì không chịu từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công. Bà bị ép uống các loại thuốc không rõ chủng loại trong suốt thời gian bị giam giữ vào năm 2003 và bị xuất huyết não, khiến bà bị liệt nửa người. Đến giờ, bà vẫn nằm liệt giường.
Con trai lớn của bà bị kết án hai năm cải tạo lao động vào năm 2000. Con trai út của bà cũng bị giam giữ nhiều lần. Con gái và con rể của bà bị kết án 5 tới 7 năm tù giam sau khi bị bắt vào năm 2000.
Chồng bà Vương cũng trở thành mục tiêu bắt giữ vì tu luyện Pháp Luân Công. Ông đã qua đời sau nhiều năm bị bức hại và đau đớn khi chứng kiến người thân bị bức hại.
Bị ép uống thuốc ngủ và liệt trong tù từ năm 2003
“Kể từ khi cuộc bức hại này bắt đầu, cuộc sống gia đình chúng tôi rất khốn khổ — ngày nào chúng tôi cũng bị cảnh sát sách nhiễu và thường xuyên bị giám sát”, bà Vương nhớ lại. Cảnh sát thường xuyên tới lục soát nhà bà. Ngô Kế Văn và Vương Quốc An là hai trong những cảnh sát tới sách nhiễu bà.
Điều đó khiến bà Vương lo lắng, bất an. “Hễ nghe thấy tiếng xe cảnh sát là tim tôi lại đập mạnh”, bà cho biết. Chồng bà cũng vậy, rất căng thẳng và tuyệt vọng vì bị sách nhiễu liên tục. Sau mỗi đợt lục soát từng nhà, ông phải nhập viện vì nhiều vấn đề tim mạch.
Lần đầu tiên bà bị giam giữ là vào cuối năm 1999. Cảnh sát thuộc Sở Cảnh sát Dinh Khẩu và Sở Cảnh sát Hùng Nhạc đã lục soát nhà bà và giam bà tại Trại giam Cái Châu trong 15 ngày.
Tháng 8 năm 2003, bốn cảnh sát thuộc Sở Cảnh sát Bá Ngư Khuyên tới nhà bà. Họ lôi bà đi trong khi bà vẫn đang mặc bộ đồ ngủ và đưa bà tới Sở Cảnh sát Bá Ngư Khuyên. Sau đó, bà bị chuyển tới một trại tạm giam, tại đó bà ăn không trôi và từng bị ngất đi hai lần.
Sau khi Bà Vương tỉnh lại lần thứ hai, toàn thân đau đớn không nhịn nổi, phải kêu lên. Cai trại nói: “Cấp trên ra lệnh bà không được gây ồn ở đây. Nếu bà chết, chúng tôi chỉ cần mang thi thể của bà ra ngoài là xong.”
Mười ngày sau đó, cảnh sát Bá Ngư Khuyên đưa bà Vương, lúc đó đang rất yếu, tới Trại Lao động Mã Tam Gia để thụ án một năm. Bà bị ép uống nhiều loại thuốc ngủ không rõ chủng loại trong hai tháng, bà rơi vào tình trạng nguy kịch. Bà bị xuất huyết não và liệt nửa người. Từ đó, bà không thể tự chăm sóc cho bản thân mình.
Những người nhà khác bị ngược đãi
Ngoài bà Vương, năm người thân khác của bà cũng phải chịu nhiều đau khổ chỉ vì tu luyện Pháp Luân Công.
Con trai lớn của bà, anh Tôn Thế Thành, đã tới Bắc Kinh vào tháng 11 năm 2000 để kháng nghị cho Pháp Luân Công. Cảnh sát Dinh Khẩu đã bắt anh quay về và còng tay anh vào giường, khiến anh đứng, ngồi hay nằm xuống ngủ cũng không được. Do đó, tay anh bị bầm tím. Anh được chuyển đến Sở Cảnh sát Cái Châu ngày hôm sau và bị giam giữ thêm 15 ngày nữa. Một tuần sau khi anh được thả, Sở Cảnh sát Hùng Nhạc đưa anh tới Trại Lao động Dinh Khẩu đệ thụ án hai năm cải tạo lao động. Vào ngày 7 tháng 12 năm 2003, ông lại bị bắt và bị đưa tới Trung tâm Tẩy não Dinh Khẩu.
Anh Tất Thế Quân, con rể bà Vương, bị giam giữ một tháng vì đã tới Bắc Kinh kháng nghị cho Pháp Luân Công, sau đó bị giam giữ ba năm ở trại lao động. Ngày mùng 8 tháng 7 năm 2004, anh bị đưa tới Trại giam Bá Ngư Khuyên và bị giam ở đó 15 ngày. Anh bị bắt giữ lại vào ngày 23 tháng 9 năm 2003 và bị kết án bảy năm tù giam tại Nhà tù Đại Liên năm 2010.
Vợ anh Tất, cô Tôn Lệ, bị bắt cùng với chồng vào ngày 23 tháng 8 năm 2009. Nhà của họ bị lục soát. Cô Tôn bị kết án năm năm tù giam vào tháng 7 năm 2010. Khi cô từ chối không ra khỏi xe cảnh sát để vào Nhà tù Nữ Thẩm Dương, cô đã bị đưa trở lại Trại giam Dinh Khẩu, tại đó cô bị treo lên để trừng phạt.
Bà Vương yêu cầu vào thăm con gái nhưng bị từ chối. Cô Tôn sau đó bị đưa tới nhà tù và bị tra tấn và ngược đãi dưới nhiều hình thức hơn. Vào mùa đông lạnh giá, cô bị ép phải cởi bỏ hết y phục, đứng chân không cạnh cửa sổ đang mở. Vì thế mà cô sinh nhiều vấn đề về tim mạch và nhiều lần rơi vào tình trạng nguy kịch.
Cả anh Tất và cô Tôn đang bị cầm tù, con trai họ đang ở độ tuổi tiểu học bị bỏ mặc. Cậu bé phải nghỉ học và về quê sống cùng ông bà nội.
Con trai anh Tất Thế Quân và cô Tôn Lệ bị buộc thôi học
Gần ba tháng sau khi con gái và con rể bà Vương bị bắt, cảnh sát lại tới nhà bà sách nhiễu.
Con trai út của bà Vương cũng bị giam giữ vì tu luyện Pháp Luân Công.
Chồng bà đã qua đời sau thời gian bị giam giữ và tự dày vò bản thân vì lo lắng cho vợ và các con.
Khi chồng bà qua đời và các con bị ngược đãi vì đức tin, bà Vương vẫn đang nằm liệt giường
Mặc dù bà Vương bán thân bất toại, bà vẫn gắng sức đi lại để lo đòi tự do cho con gái và con rể. Căng thẳng thần kinh và thể chất đã khiến bà hiện giờ không thể đi lại và cũng không thể tự chăm sóc bản thân được nữa.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/3/6/383526.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/3/13/176136.html
Đăng ngày 21-03-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.