Bài viết của Phương Nguyên, phóng viên Minh Huệ ở London

[MINH HUỆ 23-1-2019] Phiên tòa Nhân dân Độc lập, cũng được gọi là Tòa án Xét xử Trung Quốc, là phiên tòa độc lập đầu tiên tra xét chứng cứ về việc chính quyền Trung Quốc biến tù nhân lương tâm vô tội thành mục tiêu cưỡng bức thu hoạch nội tạng nhằm phục vụ hoạt động cấy ghép.

Các phiên điều trần công khai của Tòa án diễn ra trong ba ngày, bắt đầu từ ngày 8 tháng 12 năm 2018, với hơn 30 nhân chứng, gồm cả người tị nạn, điều tra viên và bác sỹ trình bày các bằng chứng đáng lo ngại.

Sau phiên điều trần, các học giả và chuyên gia đã lên án tội ác cưỡng bức thu hoạch nội tạng ở Trung Quốc với hy vọng có thể cảnh báo mọi người trên thế giới về tội ác của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và kêu gọi các biện pháp pháp lý đối với cuộc bức hại này.

Phán quyết cuối cùng của phiên tòa dự kiến sẽ được đưa ra vào mùa xuân năm 2019.

c790a2dfd00366a5f8f385039464fb7d.jpg

Ngài Geoffrey Nice, luật sư cố vấn của Nữ Hoàng, Chủ tọa phiên tòa Độc lập, cũng được gọi là Phiên tòa xét xử Trung Quốc, đọc phán quyết tạm thời

Cố vấn pháp lý của phiên tòa: Hãy để công chúng biết điều gì đã diễn ra

828c70824175978ade712fae5119bdb5.jpg

Ông Hamid Sabi, một nhà hoạt động nhân quyền và là cố vấn pháp lý của phiên tòa

Cố vấn pháp lý của phiên tòa, ông Hamid Sabi, nói với Minh Huệ rằng nạn thu hoạch nội tạng từ tù nhân lương tâm là tội ác chống lại nhân loại, được thực thi theo chính sách bức hại Pháp Luân Công trên toàn quốc của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Ông Sabi nói: “Những người hết sức bệnh hoạn đó ở Trung Quốc phải gánh chịu trách nhiệm, loại người mà có thể thực hiện tội ác đối với những người ôn hòa như thế.”

Ông Sabi nói: “Đây là chính sách của chính quyền Trung Quốc nhằm đàn áp Pháp Luân Công, mà nạn thu hoạch nội tạng này là một trong những phương thức để thực thi chính sách đó. Nó được thực hiện một cách có hệ thống trên toàn Trung Quốc nhắm vào các học viên Pháp Luân Công, người Duy Ngô Nhĩ, tín đồ Cơ Đốc, và các nhóm thiểu số khác. Như vậy, vì loại tội ác này xâm phạm đến thân thể và mang tính hệ thống nên bị luật pháp quốc tế, luật pháp phổ thông quốc tế xác định là tội ác chống lại nhân loại.”

Những cáo buộc về tình trạng tù nhân lương tâm ở Trung Quốc bị bắt kiểm tra sức khỏe định kỳ, rồi đến lúc, nội tạng của họ bị lấy đi. Bởi vì các học viên Pháp Luân Công thường là rất khỏe mạnh, ông Sabi nói rằng các học viên Pháp Luân Công đã trở thành mục tiêu bị thu hoạch nội tạng. Ông cho biết, một số nhân chứng cho hay những cuộc phẫu thuật này không tiến hành gây mê, và được thực hiện một cách rất ghê rợn – rồi nội tạng lập tức được cấy ghép sang cho khách du lịch ghép tạng.

Ông nói: “Đây là một ví dụ rõ ràng về tội ác chống lại nhân loại, gọi là sát nhân, tra tấn, và cũng là đối xử vô nhân đạo và tàn nhẫn với tù nhân.”

Ông nhấn mạnh rằng, những tội ác này đã được thực hiện một cách có hệ thống trên toàn Trung Quốc theo chính sách của nhà nước, sử dụng các tổ chức nhà nước, bao gồm bệnh viên quân đội Trung Quốc, các trại tạm giam và nhà tù. Ông cho hay, phiên tòa đã có chứng cứ rằng cuộc bức hại là do cựu lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân chỉ huy.

Ông Sabi hy vọng mọi người trên khắp thế giới có thể nghe thấy lời chứng của các học viên Pháp Luân Công, bởi vì họ đều đã trải qua những thống khổ không thể tượng tượng được, và thật đáng buồn khi thấy con người bị đối xử vô nhân đạo vì đức tin của họ. Ông cho biết, lời chứng đã được ghi âm và sẽ sớm được công bố trên mạng.

Ông Sabi chỉ ra rằng, trong khi các biện pháp pháp lý là cần thiết, sức mạnh của đạo đức cũng hết sức quan trọng, và một cách gây áp lực cho Trung Quốc là thông qua dư luận. Việc công khai các bằng chứng trình bày tại phiên tòa và kết luận của phiên tòa qua các phương tiện truyền thông có thể gia tăng áp lực của công chúng nhằm chấm dứt cuộc bức hại.

Ông Sabi nói rằng Trung Quốc không phê chuẩn Quy chế Rome nên không thể đưa ra Tòa án Hình sự Quốc tế. Cơ quan duy nhất có thể áp đặt các biện pháp trừng phạt Trung Quốc là Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc, nhưng Trung Quốc là ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo An nên sẽ phủ quyết mọi động thái chống lại quốc gia này. Do đó, Trung Quốc có thể sẽ không bị trừng phạt vì những tội ác này.

Luật sư nhân quyền David Matas: Học viên Pháp Luân Công đang bị mất tích số lượng lớn

81dcf57dc8795943abaa3928415f8d6c.jpg

Luật sư nhân quyền David Matas đưa ra bằng chứng tại Tòa án Độc lập ở London vào ngày 8 tháng 12 năm 2018.

Luật sư nhân quyền người Canada, ông David Matas là người làm chứng đầu tiên tại phiên điều trần vào ngày 8 tháng 12. Ông giới thiệu bối cảnh, nền tảng, quá trình, và kết luận của cuộc điều tra độc lập mà ông, ông David Kilgour, và ông Ethan Gutmann đã thực hiện. Sau đó, ông đã trả lời các câu hỏi của bồi thẩm đoàn.

Ông Matas nói rằng việc ông tiếp xúc với vấn đề thu hoạch nội tạng ở Trung Quốc cho thấy nạn nhân chủ yếu là các học viên Pháp Luân Công, còn có cả các tù nhân lương tâm khác, gồm người Ngô Duy Nhĩ, Tây Tạng, và các tín đồ Cơ Đốc. Ông Matas nói: “Đối với người Ngô Duy Nhĩ và Tây Tạng thì phạm vi địa lý hẹp hơn; đối với các tín đồ Cơ Đốc, số lượng tương đối nhỏ – do đó, dễ hiểu rằng nạn nhân chủ yếu tập trung vào Pháp Luân Công, nhưng những nhóm nạn nhân khác cũng không nên bỏ quên.”

Ông Matas nói rằng, để trừng phạt việc thu hoạch nội tạng như tội ác diệt chủng, cần có phân tích sâu hơn, nhưng những chứng cứ hiện có có thể chỉ ra rằng việc thu hoạch nội tạng là do chính quyền Trung Quốc chỉ đạo.

Ông Matas nói: “Rất nhiều [học viên] Pháp Luân Công đang thực sự biến mất. Theo sau hiện tượng này là khả năng xóa bỏ thời kỳ Pháp Luân Công.”

Ông Matas nói rằng một lỗ hổng đã hình thành trong hệ thống tư pháp quốc tế và rằng mặc dù có thể sử dụng các cơ chế pháp lý đối với Trung Quốc nhưng các quốc gia lại tránh đi theo con đường này bởi vì Trung Quốc quá quan trong đối với lợi ích chính trị của họ. Ông nói: “Thay vào đó, chúng ta đành phải mở phiên tòa nhân dân.”

Giáo sư Anh: Thủ phạm của nạn thu hoạch nội tạng cần phải bị lên án và trừng phạt dưới diện hình sự

b3ebced830f932f63390b15e28733cd9.jpg

Giáo sư Heather Draper của Đại học Warwick tại buổi họp báo cho Tòa án Độc lập vào ngày 8 tháng 12 năm 2018.

Giáo sư của trường Đại học Warwick Heather Draper là một ủy viên của Ban Cố vấn Quốc tế của Liên minh Quốc tế về việc Chấm dứt nạn Lạm dụng Cấy ghép tại Trung Quốc (ETAC). Nghiên cứu của bà tập trung vào đạo đức sinh học và đạo đức liên quan đến cấy ghép mô và nội tạng. Trong cuộc họp báo vào ngày 8 tháng 12, bà đã nhấn mạnh tầm quan trọng của đạo đức ghép tạng và kêu gọi mọi người, bao gồm cả các chuyên gia y tế và người nhận tạng, hãy nghiêm túc xem xét cuộc điều tra của phiên tòa độc lập.

Bà nói: “Mối quan tâm chính của tôi là tại sao các chuyên gia ghép tạng trên thế giới không chú ý hơn nữa đến các loại chứng cứ mà ETAC đã công bố, cũng như các tài liệu và các loại thông tin khác đã được công bố trên các trang mạng, về những gì mà theo tôi là hết sức vô đạo đức. Dường như các chuyên gia y khoa và y tá đang đồng lõa với các vi phạm trắng trợn chuẩn tắc đạo đức.”

Bà nói: “Chuẩn mực đạo đức trong việc ghép tạng luôn hết sức cao, bởi vì mọi người hiểu rằng có nhiều điều nhạy cảm trong bối cảnh với người chết và người sắp chết, cũng như việc ứng xử với những người nhà đang vô cùng đau buồn. Vì vậy việc ghép tạng luôn có mức độ tuân thủ về lương tri rất cao.” Bà giải thích rằng, chuẩn mực đạo đức trong ghép tạng này được cả thế giới chấp nhận và đó có thể là một lý do mà các bác sỹ ở các nước có truyền thống yêu cầu cao đối với y đức không thể tin rằng các bác sỹ ở Trung Quốc lại có thể phạm tội giết người một cách hữu ý.

Bà nói rằng, các chuyên gia y khoa chuyên ghép tạng nên tự xác định xem họ có muốn đồng lõa với những gì Trung Quốc đang làm không, gồm cả việc mời các quan chức và bác sỹ ghép tạng Trung Quốc tham dự các hội thảo quốc tế.

Tư vấn Luật Quốc tế nói về chủ nghĩa cộng sản

940e979a38d22c4fd21e28ad5d82f022.jpg

Bà Steffi Spinae, một luật sư quốc tế, tham dự một phiên điều trần của Tòa án Nhân dân Độc lập

Bà Steffi Spinae, một luật sư chuyên giải quyết tranh chấp quốc tế, đã thực hiện nhiều vụ kiện lớn. Bà đã nghe một số lời chứng của các học viên Pháp Luân Công đã trốn thoát khỏi cuộc bức hại ở Trung Quốc.

Bà nói: “Tôi nghĩ họ rất can đảm khi bước ra và nói về những gì đã xảy ra đối với bản thân, vì nó rất đau đớn, và họ phải đào sâu vào vết thương ấy một lần nữa khi nói về nó. Tôi nghĩ, khi nói về nỗi đau, đôi khi, cũng là một liệu pháp trong quá trình trị liệu.”

Bà cho rằng việc cưỡng bức thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc không khác gì cuộc diệt chủng của Đức Quốc xã đối với người Do Thái. Bà nói: “Thực ra, nó còn tệ hơn, bởi vì tôi nói với bạn rằng: chúng ta đáng ra phải văn mình hơn 60 năm trước đây, phải không? Chúng ta nên biết rõ hơn, nên làm tốt hơn, và chúng ta đã không học được gì trong 60 năm qua.”

Nhà hoạt động nhân quyền: Tòa án Nhân dân Độc lập cho thế giới nhìn thấy tội ác của Đảng Cộng sản Trung Quốc

58984439157f06cfca8f05488e550d86.jpg

Ông Benedict Rogers, người đồng sáng lập và là phó chủ tịch Ủy ban Nhân quyền của Đảng Bảo thủ Anh, người sáng lập của Tổ chức Giám sát Hồng Kông, tại một phiên điều trần công khai của tòa án độc lập

Ông Benedict Rogers, đồng sáng lập và là phó chủ tịch Ủy ban Nhân quyền của Đảng Bảo thủ Anh, cũng là người sáng lập của Tổ chức Giám sát Hồng Kông, đã chú ý đến nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng từ tù nhân lương tâm ở Trung Quốc nhiều năm nay. Ông cho biết, việc thành lập và hoạt động của Tòa án Nhân dân Độc lập đã giúp phơi bày những vi phạm về nhân quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ra thế giới.

Ông Rogers nói, đây là lần đầu tiên ông xem chứng cứ của nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng như một pháp nhân và phân tích chứng cứ trong khuôn khổ luật pháp quốc tế.

Ông nói rằng ngay cả khi đây là tòa án độc lập và không có quyền lực hành chính, nó vẫn nhận được sự quan tâm rộng rãi của các kênh truyền thông cũng như công chúng, và gửi một thông điệp mạnh mẽ tới chính quyền Trung Quốc.

Ông Rogers nói rằng nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng là một trong những tội ác liên tiếp chống lại nhân loại của ĐCSTQ, gồm cả vụ việc gần đây ở Tân Cương.

Ngài Geoffrey Nice, luật sư cố vấn của Nữ hoàng, chủ tọa của Tòa án Nhân dân Độc lập, công bố phán quyết tạm thời vào tối ngày 10 tháng 12 năm 2018. Ông nói rằng các thành viên của phiên tòa đã nhất trí kết luận rằng nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng từ tù nhân lương tâm đã diễn ra ở Trung Quốc trong một thời gian dài, “trên một quy mô lớn”, và rằng nó đã được nhà nước nước này tổ chức và hậu thuẫn.

Phán quyết cuối cùng dự kiến sẽ được đưa ra vào mùa xuân năm 2019, và sẽ nêu chi tiết liệu đây có phải là tội hình sự quốc tế không và, nếu có thì ai là thủ phạm và số nạn nhân bị cưỡng bức thu hoạch nội tạng là bao nhiêu.

Cho đến thời điểm đó, tòa án vẫn tiếp tục tiếp nhận chứng cứ, chính quyền Trung Quốc cũng sẽ được mời tham gia phiên xử. Đến nay, chính quyền Trung Quốc vẫn chưa đáp lại lời mời này. Tòa án vẫn tiếp tục thu thập thêm chứng cứ trên trang mạng của tòa.

Bài viết liên quan:

Tòa án độc lập khẳng định sự tồn tại của nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng quy mô lớn do nhà nước hậu thuẫn ở Trung Quốc


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/1/23/380768.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/2/7/175739.html

Đăng ngày 21-02-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share