Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc

[MINH HUỆ 29-01-2019] Tám cư dân thành phố Tuy Hóa, tỉnh Hắc Long Giang đã bị bắt giữ trong tháng 8 năm 2018 vì đức tin của họ vào Pháp Luân Công.

Pháp Luân Công, hay còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là hệ thống tu luyện đề cao cả tâm lẫn thân dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn hiện vẫn đang bị Đảng Cộng sản Trung Quốc bức hại từ năm 1999.

Tại thời điểm viết bài này, sáu người trong số họ là ông Dương Truyện Hậu, bà Tống Hồng Vĩ, bà Vương Phương, bà Triệu Đính Đính, bà Vương Phúc Hoa và bà Bạch Hà vẫn đang bị giam giữ. Bà Cao Cẩm Thục và ông Vũ Phúc Hoa đã được tại ngoại. Ngoại trừ ông Vũ, bảy học viên khác đã bị truy tố và phải đối mặt với phiên tòa vì đức tin của mình vào Pháp Luân Công.

Bắt giữ

Buổi sáng ngày 3 tháng 10 năm 2018, ông Dương Truyện Hậu, bà Tống Hồng Vĩ, bà Vương Phương, bà Vương Phúc Hoa, bà Bạch Hà, bà Triệu Đình Đính đã đến khu vực gần huyện Lan Tây để phân phát tài liệu chân tướng Pháp Luân Công. Họ đã nói chuyện với những người dân địa phương về sự sai trái của chính quyền khi bức hại Pháp Luân Công.

Năm học viên này đã bị cảnh sát bắt giữ, thẩm vấn và bị đưa về Trại tạm giam Huyện Lan Tây ngay trong ngày hôm đó.

Một tuần sau, vào ngày 10 tháng 10, bà Song Hồng Vĩ (vợ ông Dương), ông Vũ Phúc Hoa và bà Cao Cẩm Thục đã đến huyện Lan Tây để yêu cầu thả năm học viên. Một cảnh sát đã hỏi bà Song rằng tại sao chồng bà nên được thả về. Bà đã đọc một lá thư do bà viết để giải thích với cảnh sát tại sao họ không nên bức hại các học viên Pháp Luân Công. Cảnh sát đã quay phim trong khi bà Song đọc thư dù không được sự đồng ý của bà. Sau đó, họ lệnh cho bà Cao đọc lại bức thư trên. Khi bà Cao từ chối, họ đã giật ví của bà để lục soát và cướp tiền và chìa khóa nhà của bà, rồi sau đó đã dùng chìa khóa này để mở cửa lục soát nhà bà khi bà vắng mặt.

Cảnh sát đã đưa ba học viên vào một phòng hỏi cung và trói chân tay họ vào một chiếc ghế sắt hòng ép họ nhận tội.

f31d8d1256a8faed6312b580f6c16628.jpg

Chính quyền sử dụng ghế sắt để tra tấn các học viên hòng ép họ phải từ bỏ đức tin của mình, phải nhận tội, hay lấy thông tin về các học viên khác.

Sau đó, cảnh sát đã đưa họ đến bệnh viện để kiểm tra. Bà Song từ chối hợp tác và đã bị thương trong quá trình giằng co với cảnh sát.

Tình trạng của bà Cao

Bà Cao đã được tại ngoại và bị bắt lại vào nhà giam vài lần kể từ lần bị bắt đầu tiên.

Trong khoảng từ tháng 10 năm 2018 đến tháng 1 năm 2019, bà Cao đã bị thẩm vấn bốn lần. Bà được tại ngoại ba lần và bị buộc phải kiểm tra y tế bốn lần và phải hầu tòa sáu lần.

Mỗi lần như vậy, bà Cao phải mất khoảng bốn đến bảy tiếng để di chuyển giữa thành phố Tuy Hóa và huyện Lan Tây (đôi khi còn phải đi đến một thành phố khác). Điều này đã khiến bà mất rất nhiều thời gian và tiền bạc. Bà thường xuyên bị đối xử như một tội phạm. Bà bị còng tay, bị trói vào ghế sắt và bị chửi rủa.

Nhà cửa bị lục soát và sáu người vẫn bị giam giữ

Nhà của tám học viên đã bị cảnh sát lục soát vào ngày 4 hay ngày 11 tháng 10. Chính quyền đã khủng bố gia đình họ và tịch thu nhiều đồ đạc cá nhân, bao gồm các tài liệu Pháp Luân Công, bằng chứng để chứng minh rằng họ đã tập luyện Pháp Luân Công.

Bà Vương, bà Triệu và bà Tống bị giam giữ tại trại tạm giam An Đạt. Ông Vũ và bà Trương bị giam giữ tại trại tạm giam Lan Tây. Ông Vũ được thả vào ngày 18 tháng 10 sau ba ngày bị giam giữ.

Bà Vương và bà Cao được tại ngoại vào ngày 15 tháng 10 bởi bị huyết áp cao. Sau đó, bà Bạch cũng được tại ngoại.

Ngày 20 tháng 11 năm 2018, bà Bạch và bà Vương lại bị đưa vào trại tạm giam An Đạt. Ba ngày sau, họ bắt giữ bà Cao nhưng lại phải thả bà ra vì bà bị huyết áp cao.

Bảy cáo trạng

Ngoại trừ ông Vũ, bảy học viên khác đều bị truy tố. Viện Kiểm sát An Đạt đã chuyển cáo trạng sang Tòa án Thành phố An Đat vào ngày 28 tháng 11 năm 2018. Phiên tòa được dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 6 hoặc 7 tháng 1 năm 2019 nhưng sau đó lại bị hoãn. Gia đình bà Tống và chồng bà Trương đã thuê luật sư để bảo vệ họ.

Khi gia đình bà Tống và luật sư tới thăm bà ở trại tạm giam An Đạt vào ngày 21 tháng 1 năm 2019 sau 101 ngày bà bị giam giữ ở đây, bà Tống nhìn hốc hác và quần áo thì rách rưới. Lúc này, gia đình bà mới biết bà không hề nhận được quần áo và các nhu yếu phẩm hàng ngày mà họ đã nhờ các lính gác chuyển vào cho bà. Bà Tống đã bị suy dinh dưỡng bởi hàng ngày được cung cấp rất ít thức ăn.


Bản tiếng Hán:https://www.minghui.org/mh/articles/2019/1/29/380984.html

Bản tiếng Anh:https://en.minghui.org/html/articles/2019/2/13/175817.html

Đăng ngày 17-02-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share