Bài viết của học viên Đại Lục

[MINH HUỆ 03-08-2015] Cuộc bức hại đã kéo dài suốt 16 năm qua. Trong thời gian này tôi đã trải qua vô số lần giảng chân tướng giở khóc giở cười, nhưng thường thì tôi cũng không phải lưu lại sự hối tiếc. Là một học viên tới từ Trung Quốc Đại lục, dẫu nói về bản thân mình hay mắt thấy tai nghe về cách hành sự của các đồng tu khác, dường như tôi đều thấy còn có khá nhiều điểm cần cải thiện. Bởi lẽ điều này liên quan trực tiếp đến hiệu quả cứu người. Thuận theo yêu cầu của hạng mục Đại Pháp và công việc ngày càng nâng cao, kỳ thực chúng ta cũng cần phải có ý thức tự rèn luyện năng lực tư duy nghiêm túc và cẩn trọng cho bản thân mình.

Còn nhớ hồi đi học tôi cũng từng học cách suy nghĩ và biểu đạt, đó là là khái niệm “5W1H” (5 chữ W, 1 chữ H) thường nói trong tiếng Anh. Cụ thể là khi nào (when chỉ thời gian), ở đâu (where chỉ địa điểm), ai (who chỉ nhân vật đề cập đến), chuyện gì (what tức là chuyện gì), vì sao (why chỉ nguyên nhân gì), như thế nào (how chỉ quá trình ra sao). Phàm là đề cập tới cách suy nghĩ và biểu đạt đều sẽ không tách rời và cũng không thể thoát khỏi 6 phương diện này. Cụ thể vận dụng như thế nào thì chúng ta cần xem xét tình hình, không phải chuyện nào cũng đều phải nêu ra đầy đủ ngần đó vấn đề. Muốn hiểu được cách vận dụng 6 phương diện này thì tôi cần giải thích một chút, mọi người mới có thể thực sự lý giải được đúng và chính xác.

Những bài viết trên Minh Huệ Net đều đã được các đồng tu phụ trách sửa lại rất vất vả. Nếu đọc kỹ một chút thì có thể thấy 6 phương diện này được vận dụng rất đích đáng. Nhưng những đồng tu khác thường ngày làm việc dường như còn tồn tại khá nhiều sơ suất, thường thì mọi người chỉ nghĩ đến “chuyện gì” (what tức là chuyện gì), sau đó dựa vào “cái tâm đó“ mà làm để làm việc, khiến người ta nhớ tới “Học lực năng nổ của đệ tử Đại Pháp” mà Sư phụ từng giảng tại “Giảng Pháp tại hội thảo luận Đài truyền hình Tân Đường Nhân [2009]”. Xét về căn bản kỳ thực đây chính là một biểu hiện do tâm tính không thể tách rời với hình thái văn hoá đảng.

Tôi thuộc về lớp người đã trải qua cuộc Cách mạng Văn hoá, suýt chút nữa thì lên “Đại nhảy vọt”. Còn nhớ lúc đó tà đảng tung hê khẩu hiệu “làm nhiều lên nhanh”, kèm theo đó là các cuộc vận động huỷ hoại nền văn hoá. (Điển hình nhất là “Thanh niên trí thức tiếp thụ giáo dục lại của giai cấp trung nông bần hàn”). Khắp nơi đều là các khẩu hiệu “Hai bàn tay một trái tim hồng”, “Chân lấm bùn làm cách mạng”. Nếu ai có chút biểu hiện nho nhã một chút, trang phục sạch sẽ một chút, ngay lập tức sẽ bị gán ghép là “giai cấp Tư sản”, chí ít thì cũng là “Giai cấp tiểu tư sản”. Kết quả của những cuộc vận động chính trị này đã khiến chúng tôi có ấn tượng rất sâu sắc về “Tâm thái của giai cấp vô sản”. Đến nỗi ngày nay khi điều kiện vật chất đã được cải thiện đáng kể, trình độ tri thức hoá đã được phổ cập, thì tâm thái này vẫn biểu hiện ra vô cùng đậm nét. Nếu không phải là tôi tích cực quan sát và suy ngẫm khi hoà nhập vào quần thể xã hội hải ngoại suốt bao năm tháng qua, thì thực rất khó có thể phát giác ra những thứ xấu xí đó.

Trên thực tế, chúng ta đều coi “Học lực năng nổ” đó là chính niệm mà vui vẻ làm không biết mệt ở những mức độ khác nhau. Thậm chí đến nỗi mọi người đều mệt tới mức cười nhăn nhó, nhưng làm việc lại không hiệu quả, hoặc hiệu quả rất ít ỏi, không thể kiên trì dài lâu. Đồng thời điều này cũng tạo thành những xô xát và hao tổn không cần thiết trong nội bộ. Điều tồi tệ hơn là, chúng ta thường coi những điều này là “khảo nghiệm tâm tính” hoặc cơ hội tốt để “đề cao” mà coi nhẹ một điểm vô cùng quan trọng là đã sập bẫy của cựu thế lực. Những mâu thuẫn không đáng có này khiến nguồn tài nguyên vốn đã vô cùng hữu hạn của chúng ta bị hao tổn vô ích vào những việc không đâu mà làm lỡ tiến trình chính Pháp cứu người sức bán công bội. Thử nghĩ mà xem biết bao nhiêu năm qua, rất nhiều việc chúng ta đều làm “nhiều, nhanh, qua loa, cẩu thả”, không làm việc “đóng vai chính” mà Sư phụ mong muốn ở chúng ta. Nguyên nhân chẳng phải là vì điều này hay sao? Gần đây tôi thấy bài chia sẻ trên Minh Huệ Net nhắc tới việc rất nhiều người “học Pháp nhưng không đắc Pháp”, khiến tôi vô cùng kinh ngạc. Ngẫm đi ngẫm lại thì chẳng phải điều này liên quan tới “Tâm thái của giai cấp vô sản” hay sao? Chúng ta có thực sự minh bạch Đại Pháp là gì không? Hay vẫn đối đãi với việc học Pháp và tu luyện giống như việc học “Mao tuyển” (Tuyển tập Mao Trạch Đông) thời “Cách mạng”? Vấn đề này nêu ra có vẻ gay gắt, nhưng đây cũng là vấn đề khiến cá nhân tôi và một vài đồng tu khác từng mê mờ nhiều năm. Dẫu bản thân có đôi chút sợ hãi khi nêu ra vấn đề này, nhưng tôi cho rằng cần nghiêm túc nêu ra.

Hơn nữa ở Trung Quốc Đại lục, trước khi mọi người sinh ra đã bị tà đảng khống chế (Ví như thứ gọi là “Thẻ chứng sinh” trong “Kế hoạch hoá gia đình”). Sau khi sinh ra lại bị tà đảng tẩy não không ngừng dẫu chỉ một khoảng khắc. Chúng ta không học được cách biểu đạt thế nào mà thay vào đó là nói dối thế nào. Chúng ta không học được cách thấu hiểu và chia sẻ cùng nhau, thay vào đó là tranh đấu ngấm ngầm hoặc công khai. Nhìn thì có vẻ như chúng ta đang “biểu đạt” và “chia sẻ”, nhưng thực tế sớm đã bị văn hoá tà đảng giở trò mà không tự biết. (Người Trung Quốc Đại lục khi nói dối đều có thể nói rõ ngọn ngành, có đầu có cuối. Nhưng hễ đến khi thực sự bắt tay vào công việc, khi cần biểu đạt và thực sự chia sẻ thì những nỗ lực thông minh kia lại tan biến không dấu vết, ngốc nghếch chẳng biết chi. Đặc điểm này phải chăng vẫn còn tồn tại không ít trong người chúng ta?) Trong những “Niên đại rực lửa ấy”, chúng ta trường kỳ tích luỹ mức độ dã man và tàn khốc của thứ gọi là “Cần lao dũng cảm”, “Chịu khó chịu khổ”, “Vắt cạn sức, đổ mồ hôi”, “Dốc sức làm tới, thi nhau bơi lên” mà sử sách khó lòng ghi chép cho hết ấy. Từ sáng đến tối trong các “buổi toạ đàm” chúng ta đều “phê bình và tự phê bình” một cách sâu sắc, để biểu thị mình “tiến bộ” thế nào, “cách mạng” ra sao.

Chính vì đã từng trải qua những điều không giống với con người như vậy, nên khi đọc được cuốn “Giải thể văn hoá đảng” quả thực tôi quá đỗi cảm khái, cũng do vậy nên tôi khá mẫn cảm về phương diện này. Là “Người còn đang trong tu luyện”, tôi không thể bài trừ những thiên kiến và oán hận của mình với người khác. Suốt bao nhiêu năm qua khi giao thiệp với đồng tu, có quá nhiều hiện tượng thường khiến tôi liên tưởng tới vô số hiện tượng kể trên. Bản thân tôi cũng thường bị sa lầy vào trong đó mà chẳng thể tự vượt thoát.

Sau khi đọc xong cuốn “Giải thể văn hoá đảng”, tôi bắt đầu nghĩ, “chịu khổ” của chúng ta có phải là nỗi khổ theo hàm nghĩa tu luyện hay không? Hàng ngày chúng ta đều nói “hướng nội tìm” ấy có phải là điều Sư phụ giảng trong Pháp không? Dáng vẻ “tinh tấn” mà bản thân chúng ta hiểu và biểu hiện ra có thực sự là tinh tấn hay không? Tâm thái của chúng ta rốt cuộc có ôn hoà hay không? Nếu có thì vì sao chúng ta thường muốn chạy quay cuồng và làm việc như gió bão bên ngoài, nhưng hễ cần tĩnh tâm lại học chút gì đó (như kiến thức ngoại ngữ và tri thức văn hoá cần thiết) chúng ta lại cảm thấy trong tâm trống rỗng đến ngây người? Hoặc lại chạy sang một cực đoan khác, thường ở lỳ trong nhà không chịu ra ngoài giảng chân tướng? Thử hỏi có bao nhiêu lần chúng ta làm được điều Sư phụ yêu cầu là nghĩ cho người khác? Vì sao hễ mở miệng ra chúng ta lại nói: “Tôi thấy là”, “Tôi thấy là”? Nếu chỉ là nhu cầu biểu đạt suy nghĩ thì cũng chẳng có gì đáng bàn, nhưng liệu chúng ta có đang biểu đạt một cách lý trí hay không?

Gần đây khi chia sẻ với một vài đồng tu cá biệt tôi thấy có cách nghĩ sau: “Dẫu sao thì đảng cũng không xử lý những cáo trạng này, cho nên chúng ta cũng không cần viết phải chính quy và tỷ mỷ như vậy”. Trên thực tế có không ít đồng tu viết rất hời hợt. Mặc dù do một vài nguyên nhân khách quan gây nên, nhưng những thói quen dưỡng thành lúc bình thường cũng trực tiếp ảnh hưởng tới việc này, giống như những hiện tượng được nhắc đến ở phía trên. Việc khởi kiện Giang không chỉ là để truy cầu số lượng, mà chúng ta cần nghĩ xem có bao nhiêu “Đơn tố cáo đạt hiệu quả”. Số lượng lớn chưa hẳn đã có uy lực chấn nhiếp lớn.

Vài năm gần đây một lượng lớn các đồng tu đại lục chạy ra nước ngoài đã bổ sung thêm sức mạnh giảng chân tướng tại hải ngoại. Nhưng do trình độ văn hoá khá thấp, lại mang đậm màu sắc đại lục, khiến thành phần tố chất văn hoá của quần thể các học viên hải ngoại thay đổi rất lớn và mang tới không ít vấn đề mới. Chỉ cần liếc mắt là có thể thấy được biểu hiện của nó: Khi viết đơn tố cáo Giang, có không ít đồng tu viết rất nhọc sức, mười mấy ngày vẫn chưa hoàn thành một lá đơn, còn chời đợi nhau xem người khác viết thế nào. Nhưng những người được chờ đợi cũng chỉ có trình độ tương đương, mặc dù những đồng tu ấy về một phương diện nào đó có thể tu được rất tốt. Kỳ thực, viết đơn tố cáo có thể coi như thách thức mới và cơ hội đề cao bản thân, không chừng nhân cơ hội này còn giúp chúng ta bồi dưỡng thói quen học tập tri thức mới. Điều này không thể thiếu đối với sự sinh tồn và làm việc trong môi trường xã hội tri thức cao tại hải ngoại, sẽ nâng cao chất lượng và mức độ giảng chân tướng rất nhiều.

Bình thường khi chúng ta giảng chân tướng thường xuất hiện một khuynh hướng, thường là muốn nói thật nhiều. Dẫu là 3 x 7 = 21 điều, hễ nhớ ra thứ gì chúng ta đều mang ra dùng hết, khiến người đọc cảm thấy chán ngán. Phương thức tư duy thiếu sự rèn luyện như vậy cũng không tránh khỏi việc sẽ được đưa vào khi viết đơn tố cáo. Có đồng tu không để tâm tới yêu cầu về giới hạn và hình thức của một vụ án mang tính pháp luật, bất kể thứ gì dây cà dây muốn cũng viết. Quá nửa số đồng tu thậm chí còn dùng những vụ án không liên quan đến bản thân, không thể áp dụng, mà chỉ nghĩ là viết được càng nhiều càng tốt. (Trên thực tế thế nào là một vụ án mang tính pháp luật, phần chung và phần riêng của đơn tố cáo khác nhau như thế nào, nhiều đồng tu hoàn toàn không biết chút gì, nhưng cũng không nghĩ tới việc tự tìm hiểu hoặc đi hỏi người khác. Trên thực tế cũng không có ai tư vấn những kiến thức pháp luật cơ bản cho những đồng tu ấy. Hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm và trình độ văn hoá của những đồng tu này kỳ thực khiến họ không có cả khả năng hiểu những mẫu đơn có sẵn được đưa ra trên Minh Huệ Net).

Trên đây là những suy nghĩ của cá nhân tôi, bình thường có không ít chỗ hà khắc với người khác, chỉ e nội dung trong bài sẽ làm tổn thương tới đồng tu, nhân đây cũng xin được lượng thứ và cải chính nghiêm khắc.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/8/3/党文化在我们身上到底多么根深蒂固–313524.html

Đăng ngày 18-01-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share