Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc
[MINH HUỆ 18-11-2018] Tôi thường xuyên trong trạng thái buồn ngủ vào buổi sáng, đó là lý do khiến tôi không thể thức giấc đúng giờ để luyện công. Tôi vẫn học Pháp hàng ngày, nhưng dường như đó chỉ là việc làm theo thói quen và không có sự cải biến nào trong tu luyện.
Khi tôi hướng nội, tôi nhận ra mình có nhiều chấp trước nhưng không tìm được nguyên nhân đến từ đâu. Khi bình tâm suy nghĩ lại, tôi đã nhận ra vấn đề đó là gì.
Trừ bỏ tâm tật đố
Chấp trước rõ ràng nhất của tôi chính là tâm tật đố. Tôi không những coi thường người khác mà còn đố kỵ với thành tích của họ.
Đồng nghiệp của tôi là một cô gái trẻ tuổi, và có suy nghĩ khá đơn giản. Mặc dù, được nuôi dạy theo thuyết vô thần nhưng cô ấy đã dần bước vào tu luyện khi biết về Đại Pháp.
Người đồng nghiệp này khá cởi mở và thường chia sẻ với tôi những vấn đề trong công việc và cuộc sống riêng tư của cô ấy. Tôi thường dùng quan điểm cá nhân để định hướng cho cô ấy. Điều này khiến cô ấy cảm thấy tôi ân cần và chu đáo.
Tôi bị cuốn theo những suy nghĩ của mình và tham gia nhiều hơn vào cuộc sống của cô ấy. Bất kể vấn đề của cô ấy là lớn hay nhỏ, tôi đều muốn chi phối cô ấy theo con đường mà tôi cho là “đúng đắn”. Xét về bề mặt, có vẻ như điều tôi làm là vì lợi ích của cô ấy, nhưng thực tế là để thỏa mãn chấp trước tự mãn của bản thân tôi.
Theo thời gian, cách nghĩ sai lầm không dựa trên Pháp này đã khiến tôi ngày càng xa rời con đường chính đạo và thấy tự mãn.
Sư phụ giảng:
Họ khai công khai ngộ tại các tầng khác nhau, họ thấy được một chút [Pháp] lý; nhưng so với các Giác Giả [có khả năng] độ nhân thì họ khác xa: họ rất thấp (Chuyển Pháp Luân)
Tôi bừng tỉnh khi đọc đến đoạn Pháp này. Tôi đối chiếu lại hành vi của mình. Mặc dù người đồng nghiệp có suy nghĩ đơn giản nhưng cô ấy cũng là một học viên, con đường tu luyện của cô ấy là do Sư phụ an bài và Pháp sẽ dẫn hướng cho cô ấy. Vì lẽ đó, tôi không thể lấy hiểu biết hạn hẹp của mình để chỉ bảo cô ấy nên làm thế nào, đặc biệt khi các vấn đề đó liên quan đến ân oán và duyên nợ của chúng sinh.
Con đường tu luyện của mỗi người là khác nhau. Những vấn đề mà học viên gặp phải đều có mối quan hệ nhân duyên và các nhân tố tu luyện trong đó. Vì chúng ta không có khả năng nhìn thấu quan hệ giữa người với người, nên khi chúng ta can thiệp vào rất có thể sẽ tạo nghiệp cho chính mình và làm loạn con đường tu luyện của học viên khác.
Pháp yêu cầu các học viên không chấp trước vào những gì người đó làm.
Sư phụ giảng:
“Vì không thấy được quan hệ nhân duyên của sự vật, rằng sự việc kia rốt ráo là việc tốt hay việc xấu, còn có quan hệ nhân duyên ở đó. Người tu luyện bình thường chưa [được] cao tầng đến chỗ ấy, không thấy được điều này; do đó họ lo sợ rằng bề mặt là việc tốt, nhưng thực hiện rồi có khi lại là việc xấu. Vậy nên họ gắng sức giảng ‘vô vi’, họ không làm gì cả; như thế họ tránh được việc tạo nghiệp thêm nữa”. (Chuyển Pháp Luân)
Tôi không thể áp đặt nhận thức của mình lên người khác. Là một người tu luyện, tôi phải học cách chấp nhận tính cách khác biệt của họ. Tâm tự mãn khiến tôi trở thành một người nông cạn và tâm địa hẹp hòi dễ khiến tôi trở nên đố kỵ với người khác.
Sư phụ giảng:
“Hôm nay tôi giảng [điều này] với những người luyện công, chư vị chớ có chấp mê bất ngộ như thế; nếu chư vị muốn đạt mục đích tu luyện lên cao tầng, thì tâm tật đố nhất định phải vứt bỏ”. (Chuyển Pháp Luân)
Tử tế giả tạo, tâm tự mãn, can thiệp vào những vấn đề của người khác và tâm lý coi thường người khác đều xuất phát từ tâm đố kỵ. Chấp trước này cần phải trừ bỏ tận gốc.
Buông bỏ chấp trước
Mặc dù đã tu luyện được một thời gian lâu, nhưng tôi chưa từng đối đãi một cách nghiêm túc với chấp trước vào đồ ăn của mình. Tôi rất kén chọn trong ăn uống. Trong các bài giảng Pháp, Sư phụ đã giảng về vấn đề này, nhưng tôi vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của Sư phụ.
Sư phụ giảng:
“Người ta cấp cho gì thì ăn nấy; là người tu luyện thì cũng không thể lựa chọn đồ ăn; trong đồ ăn được cấp có thể có thịt”. (Chuyển Pháp Luân)
Tôi quyết tâm không kén chọn đồ ăn, và sẽ ăn bất cứ thứ gì sẵn có và không để lãng phí bất cứ đồ ăn nào. Nhưng, tôi vẫn còn để tâm vào việc lựa chọn những loại thực phẩm đặc biệt tốt cho sức khỏe hoặc quá chú trọng đến hình thức bề ngoài.
Sư phụ giảng:
“Nếu sau khi có thể vứt bỏ cái tâm ấy rồi, thì những thứ vật chất kia tự bản thân nó không có tác dụng gì; còn điều thật sự can nhiễu đến người ta chính là cái tâm ấy”. (Chuyển Pháp Luân)
Khi tôi đọc lại phần này của sách Chuyển Pháp Luân, tôi nhận ra mình vẫn còn dùng quan niệm của người thường để xét xem nên ăn gì là tốt. Thân thể của người tu luyện sao có thể bị ảnh hưởng bởi thức ăn của người thường được chứ? Chúng ta làm thế nào có thể đột phá lên tầng thứ cao hơn nếu cứ mãi không thoát khỏi quan niệm người thường, và liệu thân thể chúng ta có thể chuyển hóa thành vật chất ở tầng thứ cao hơn được chăng?
Bằng cách hướng nội, tôi nhận ra mình còn có quá nhiều sơ hở để cho cựu thế lực dùi vào và bức hại. Thật may mắn, Sư phụ đã giúp tôi tìm thấy những thiếu sót của bản thân thông qua việc học Pháp. Vì vậy, tôi có thể quy chính lại bản thân mình.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/11/18/377303.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/12/12/173595.html
Đăng ngày 28-12-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.