Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc
[Minh Huệ 9-11-2018] Một ngày nọ, tôi ra ngoài giảng chân tướng thì bị cảnh sát mặc thường phục theo dõi và bắt giữ. Tôi bị kết án một năm tù. Tôi được trả tự do vào ngày 6 tháng 9 năm 2018 khi bản án kết thúc.
Các học viên đã hỏi về những trải nghiệm của tôi trong trại giam. Sau khi nghe tôi kể, họ động viên tôi viết bài chia sẻ kinh nghiệm tu luyện của mình để gửi đến Pháp hội Trung Quốc.
Bận rộn cứu độ chúng sinh
Tôi bị giam giữ tại phòng giam số 9. Các tù nhân không mấy thân thiện với tôi. Một tù nhân đã gây rắc rối và đe dọa tôi vào ngày đầu tiên. Cô ta nói: “Nếu cô vẫn ngoan cố, cô sẽ bị kết án mười năm tù. Cô vẫn sẽ tập Pháp Luân Công chứ?” Tôi thẳng thắn trả lời rằng tôi vẫn tiếp tục.
Có khoảng 20 tù nhân ở đó. Tôi suy nghĩ: “Tôi bị giam ở đây và mất đi hoàn cảnh cứu độ chúng sinh. Tuy nhiên, những tù nhân này đang đợi để được cứu và kể từ khi chúng tôi gặp nhau ở đây, thì chúng tôi là có duyên tiền định với nhau. Tôi không thể bỏ lỡ cơ hội này. Vì vậy, tôi đã cố gắng gần gũi hơn với họ.”
Tôi yêu cầu bản thân phải hành xử như một học viên Pháp Luân Đại Pháp và phải chu đáo trong mọi việc. Ví dụ, chúng tôi ăn trứng luộc mỗi ngày và tôi sẽ chọn những quả trứng vỡ. Tôi cũng chọn làm những công việc bẩn thỉu và vất vả mà những người khác không muốn làm.
Với tất cả nỗ lực của tôi, các tù nhân dần dần trở nên thân thiết với tôi. Tôi giảng chân tướng cho họ và thuyết phục họ thoái Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và các tổ chức liên đới của nó. Chẳng mấy chốc, hầu hết tù nhân đã thoái Đảng, nhưng có một số vẫn chưa sẵn lòng. Tuy nhiên, tôi đã không bỏ cuộc và tìm cơ hội để nói chuyện với họ.
Dưới đây là một vài ví dụ:
Có một tù nhân buôn ma túy tên là Tiêu Mỗ. Trong phiên tòa đầu tiên, cô ấy bị kết án tử hình. Cô đã kháng cáo và cả ngày hôm đó lo lắng về kết quả của mình. Có lẽ Tiêu không còn nhiều thời gian nữa, và cơ hội được cứu của cô ấy là rất thấp. Tôi không muốn để cô ấy phải ân hận, vì vậy tôi đặc biệt nỗ lực giảng chân tướng cho cô ấy. Dần dần cô ấy đã tin vào Đại Pháp.
Một ngày nọ, cô ấy nói với tôi: “Chị nói rằng tôi sẽ được ban phước nếu tôi niệm ‘Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân – Thiện – Nhẫn hảo.’ Nhưng đối với một người bị kết án tử hình thì điều đó có ích gì.”
Tôi kể cho cô ấy nghe một số câu chuyện về những người tin vào Đại Pháp nhưng đã chết.
Tôi nói: “Mặc dù cuộc sống đã chấm dứt, nhưng họ đã kết duyên với Đại Pháp trước khi họ chết. Họ đã vô cùng may mắn, và miễn là cô thành tâm niệm những lời đó, điều kỳ diệu có thể xảy ra”.
Một ngày nọ, Tiêu Mỗ đột nhiên nói: “Tôi muốn hô to: Pháp Luân Đại Pháp hảo. Chân – Thiện – Nhẫn hảo.”
“Cô đã bị kết án tử hình rồi thì còn sợ điều gì nữa”, tôi nói.
“Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân – Thiện – Nhẫn hảo”, cô ấy hô thật to. “Chúng ta hãy cùng luyện công.”
Tiếng hô của cô vang vọng khắp trại giam khiến lính canh rất kinh ngạc. Trưởng cai ngục chạy đến và phạt tất cả các tù nhân bằng cách bắt chúng tôi phải đứng.
Một ngày nọ, có một viên chức đến thẩm vấn cô. Cô được báo cho biết kết quả của phiên tòa thứ hai. Tiêu Mỗ rất sợ hãi. Nhưng người lính canh nói rằng đó là tin tốt, và họ đã đưa cô đi để thẩm vấn.
Khi trở về, cô nói rằng do thiếu bằng chứng nên bây giờ cô đã thoát khỏi bản án tử hình. Mặc dù chưa có quyết định cuối cùng, nhưng Tiêu Mỗ đã có hy vọng.
Có một tù nhân trẻ tuổi tên Linh. Cô ấy không tin bất cứ điều gì tôi nói về Đại Pháp. Sau đó, cô được chuyển đến một phòng giam khác. Sau khi tôi bị kết án và chuyển đến một phòng khác, tôi và cô ấy gặp lại nhau. Cô ấy rất ngạc nhiên và vui mừng khi gặp tôi.
“Cô có biết tại sao chúng ta lại gặp nhau không? Sư phụ của chúng tôi không muốn bỏ rơi cô.”
Sau đó, tôi đã đọc bài “Đại hải thị ngã đích hung hoài” trong Hồng Ngâm IV cho cô ấy nghe, đó là một trong những bài thơ của Sư phụ:
“Đại hải thị ngã đích hung hoài
Lam thiên hạ đô thị ngã đích vũ thai
Trợ sư cứu nhân thị ngã đích thệ ước
Truyền chân tướng thị thần đích an bài
Cam lộ biến tát đại địa dân xá cung trạch
Thiên vạn niên đích đẳng đãi một hữu bạch ai
Sáng thế chủ dĩ lai
Ma nan trung Đại Pháp đồ tại toàn lực cứu thế nhân
Cuồng đồ cước hạ khước thị huyền nhai
Ngã môn tuy nhiên trầm oan bất bạch
Hồng triều thác khởi đích thị thiên cổ anh tài
Nhân vi ngã môn tẩu hướng thần đích vị la”. (Đại hải thị ngã đích hung hoài, Hồng Ngâm IV)
Cô ấy đã cảm động sau khi nghe bài thơ. “Tôi tin chị, cô ấy nói. Hãy mau giúp tôi thoái xuất khỏi ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó.”
Thông thường cũng có người không tin. Một tù nhân tên là Lão Đàm là trường hợp như vậy. Cô ấy cười chế giễu tôi: “Chị nói rằng Sư phụ của chị rất giỏi, vậy tại sao chị vẫn phải vào tù?”
Tôi trả lời cô ấy: “Đó là sai sót của tôi trong tu luyện và đó là lý do tại sao tôi bị bức hại. Nếu không có sự bảo hộ của Sư phụ, tôi thậm chí còn không biết mình sẽ ra sao nữa.”
Mặc dù thái độ của cô ấy với Đại Pháp đã thay đổi theo thời gian, nhưng cô ấy vẫn không thoái Đảng. Tôi cảm thấy rất tiếc cho cô ấy.
Mặc dù tôi có thể cứu được nhiều người hơn khi ở bên ngoài, nhưng đối với những người bị giam giữ trong tù thì cơ hội họ được cứu rất ít. Tôi rất vui vì tôi có thể mang chân tướng Đại Pháp đến cho họ. Bất cứ nơi nào tôi đi qua, đó đều là nơi để tôi cứu độ chúng sinh và hồng Pháp cho những người ở đó.
Hướng nội, kiên định phản bức hại
Tôi bắt đầu tu luyện vào mùa xuân năm 1999. Cuộc đàn áp bắt đầu ngay sau đó. Tôi bị quấy rối, bị bắt, bị cưỡng ép lao động khổ sai và bị kết án tù. Tôi đã ở tù tổng cộng hơn sáu năm.
Từ năm 2011, tôi học Pháp thường xuyên và việc tôi bị bức hại ngày càng giảm bớt. Khi tôi nhìn vào những bức hại tà ác mà tôi phải chịu đựng, tôi nhận ra đó là do chấp trước của bản thân mình.
Ví dụ, tôi đã có chấp trước mạnh mẽ vào tâm hiển thị và phản ứng quá khích khi ai đó nói tôi không lý trí. Một ví dụ cụ thể là khi tôi bị bắt. Trước đó, tôi và một đồng tu đã lên kế hoạch để đi ra ngoài giảng chân tướng. Nhưng tôi đã quá chấp trước vào danh nên không nhận ra rằng cảnh sát đang theo dõi mình. Đồng tu kia đã không đến điểm hẹn. Và tôi đã bị bắt.
Trong những lần bị bắt trước đây, tôi đã làm không tốt. Chẳng hạn trong những ngày đầu, tôi đã bị chuyển hóa.
Do tôi không hoàn toàn phủ nhận bức hại, nên tôi thường thỏa hiệp với tà ác. Sau đó, tôi đã quyết định giữ vững chính niệm và không thỏa hiệp nữa.
Tôi từ chối học thuộc các quy tắc của phòng giam và tôi không tham gia bất kỳ buổi tập luyện nào. Người lính canh phụ trách biết được và tìm gặp tôi. Cô ta nói: “Từ chối cũng vô ích thôi, tất cả mọi người đều phải học thuộc các quy tắc, chị đang tự tìm lấy rắc rối đấy.”
Tôi nói: “Tôi không phạm tội gì cả, tôi là một người tốt và luôn tuân theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn. Đáng lẽ tôi không nên ở đây, vì vậy nó không phiền gì đến cô cả.”
Cô ấy giận dữ nói: “Nếu chị còn khăng khăng như vậy, chị sẽ phải dọn dẹp vệ sinh trong hai tháng. Chị phải dọn dẹp tất cả mọi thứ trong phòng giam.” Tôi không tranh cãi với người phụ trách khi cô ta đang tức giận. Tôi thà dọn vệ sinh còn hơn là học thuộc các quy tắc đó.
Người phụ trách đã nói chuyện với những người khác về việc làm quen với tôi vào ngày hôm sau. Sau đó, cô ấy quyết định hủy bỏ hình phạt áp lên tôi và không bắt tôi phải ghi nhớ các quy tắc nữa.
Hàng tháng, hai tù nhân sẽ được chọn để làm bài kiểm tra về các quy định. Tôi đã được chọn một lần. Người phụ trách biết rằng tôi sẽ không đọc thuộc và do đó, tất cả các tù nhân sẽ bị phạt.
Khi người phụ trách khác đến kiểm tra phòng giam của chúng tôi, cô ấy đã nói chuyện với họ.
“Cô ấy là một học viên Pháp Luân Công và không thuộc bất kỳ quy định nào. Cô ấy có cần phải làm bài kiểm tra không?” Sau đó, họ đã để cho người khác làm bài kiểm tra. Từ đó trở đi, tôi được miễn học thuộc các quy định.
Trong toàn bộ quá trình giam giữ, tôi từ chối ký tên, làm dấu vân tay hay “thú nhận” bất cứ điều gì. Tôi phủ nhận hoàn toàn sự bức hại của tà ác.
Khi đến lúc trở về nhà vào ngày 6 tháng 9 năm 2018, tôi đã nhắc nhở bản thân không được ký vào giấy phóng thích. Sau khi thay quần áo, tôi nhìn thấy giấy phóng thích ở trên bàn.
Tôi nói: “Tôi không ký gì đâu.”
“Chị phải ký tên. Nếu không, hãy quay lại và mặc đồng phục tù nhân vào”, lính canh nói.
Tôi giữ im lặng và phát chính niệm. Sau đó, một người phụ trách đến và người lính canh đang làm nhiệm vụ hỏi anh ta: “Chúng ta nên làm gì?”
Nếu chị ta không muốn ký, hãy để chị ta đi. Chị ta chỉ cần viết ‘từ chối ký’, người phụ trách nói.
Cứ như thế, tôi đã thoát khỏi nhà tù nơi tôi bị giam giữ trong 365 ngày.
Đôi khi trong khi bị giam giữ, tôi không thể giữ được bình tĩnh và cũng không thể học thuộc Pháp. Giờ đây, ngẫm nghĩ về những câu thơ của Sư phụ:
Nhất đàm minh hồ thuỷ
Yên hà ánh cơ huy
Thân tại loạn thế trung
Nan đắc độc tự mỹ (Du Nhật Nguyệt Đàm, Hồng ngâm)
Diễn nghĩa:
Một chiếc đầm với nước hồ trong sáng
Sương khói lan toả áng rực rỡ
Thân kia nằm trong thời thế loạn lạc
Khó mà riêng mình giữ được cái đẹp như thế này (Du Nhật Nguyệt Đàm, Hồng ngâm)
Trong quá trình tu luyện hai mươi năm qua, tôi đã liên tục bước hụt chân và vấp ngã. Tuy nhiên, Sư phụ đã chăm sóc tôi và không bỏ rơi tôi kể cả những lúc tôi tu luyện kém cỏi nhất. Khi tôi bối rối, Sư phụ động viên tôi; khi tôi không thể chịu đựng được, Sư phụ đã bảo hộ tôi.
Bất cứ khổ nạn nào tôi đã trải qua, khi tôi nghĩ về Sư phụ, tôi đều cảm thấy mình có năng lượng vô tận, không một từ ngữ nào có thể diễn tả được sự từ bi vĩ đại của Sư phụ! Con xin cảm tạ Sư phụ tôn kính!
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/11/9/376570.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/11/16/173267.html
Đăng ngày 21-12-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.