Bài viết của Trần Dung, phóng viên Minh Huệ

[MINH HUỆ 30-11-2018] Trong ký ức của Trần Ức Duyến, tuổi thơ là chuỗi ngày tranh cãi liên miên của cha mẹ, đôi khi họ còn trút giận lên cậu.

“Khi còn rất nhỏ, cha mẹ thường xuyên cãi nhau trong bữa ăn, tôi chỉ nghĩ rằng đó là chuyện bình thường và gia đình nào cũng vậy.”

Sống trong môi trường như vậy, Ức Duyến dần trở thành một người nóng tính.

Anh nói: “Tôi đã không hề biết chân thành hay tử tế là gì. Tôi lớn lên dưới sự ảnh hưởng từ cha mẹ. Tôi thường chửi thề và quăng đồ đạc giống như cha mẹ mình khi tôi tức giận, và tôi đánh đập chú chó nhà mình giống như cha mẹ đánh tôi. Tôi sẽ không quên cách người khác đối xử với mình như thế nào và chỉ quan tâm đến việc đạt được thứ gì đó cho bản thân mình.”

Anh nổi loạn và không thích học hành, mặc dù mẹ anh dạy dỗ anh rất nghiêm khắc. Mối quan hệ của họ cũng khá căng thẳng.

“Một hôm, tôi đã mất bình tĩnh. Mẹ tôi đã đánh tôi rất mạnh và đuổi tôi ra khỏi nhà. Tôi đã rất tức giận và trở nên tuyệt vọng. Tôi muốn tự tử để trả thù. Tôi đi dọc bờ sông nhưng không dám nhảy xuống. Tôi nằm trên sườn dốc và nghĩ xem cách nào để chết đỡ đau đớn. Một chiếc xe ô tô đi qua và lũ trẻ trên xe hét vào tôi, khiến tôi tỉnh giấc. Cuối cùng, tôi đi về nhà.”

Cảm thấy vô vọng, về sau Ức Duyến phát hiện ra rằng lái xe tốc độ cao có thể khiến anh quên đi tất cả sự oán hận.

“Hồi học cấp ba, tôi không có bằng lái xe. Nên một hôm tôi đã lấy cắp chìa khóa xe ô tô ở nhà. Tôi luôn luôn có thể tìm thấy chìa khóa dù mẹ tôi có cất giấu ở đâu.”

Lái xe với tốc độ cao, Ức Duyến cảm giác được sự mạo hiểm và phấn khích, và nỗi đau sâu sắc của anh giảm bớt mỗi khi tăng tốc.

Khi vào đại học, anh lại nghiện phim ảnh khiêu dâm và trò chơi điện tử. Anh đã đánh mất lý tính và ý thức về bản thân mình.

“Tôi biết những thứ đó không tốt, nhưng tôi không thể nào kiểm soát được bản thân. Tôi chỉ đi theo trào lưu. Nhất là khi tôi cảm thấy vô vọng, tôi không còn biết mình thuộc về đâu nữa.”

Tìm thấy hy vọng

Ức Duyến đến Đài Bắc để làm việc vào năm thứ hai Đại học. Dì của anh đã giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp cho anh. Lần đầu tiên anh tham gia khoá chín ngày xem video giảng Pháp của Sư phụ Lý Hồng Chí (nhà sáng lập của Pháp Luân Đại Pháp), anh đã học được rằng Chân-Thiện-Nhẫn là tiêu chuẩn duy nhất để nhận định tốt và xấu, và anh hiểu rằng Pháp Luân Đại Pháp là một môn tu luyện và là Phật Pháp có thể độ nhân.

“Khi còn là một đứa trẻ, tôi đã muốn trở thành một nhà sư trong chùa khi mình già đi. Thật bất ngờ, giờ tôi đang tu luyện và tôi không phải đợi đến khi già nữa.” Thế giới quan của anh đã trải qua một sự thay đổi cơ bản sau khi đọc xong cuốn sách Chuyển Pháp Luân. Những quan niệm cũ và những suy nghĩ xấu mà luôn hiện diện trong anh đã bị loại bỏ.

Sư phụ Lý đã giảng:

“Chư vị luôn từ bi, lấy Thiện đãi người, làm việc gì đều luôn luôn cân nhắc đến người khác, mỗi khi gặp vấn đề thì trước hết nghĩ rằng: ‘Việc này đối với người khác có thể chịu được không, đối với người khác có phương hại gì không’.”

Thế giới quan của Ức Duyến đã hoàn toàn thay đổi sau khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp

Ức Duyến đã từ bỏ được những thói quen xấu và biết quan tâm đến người khác. Sức khoẻ của anh cũng cải thiện và anh đã khỏi bệnh viêm xoang mà anh mắc phải khi còn nhỏ. Việc học của anh cũng tiến bộ vượt bậc.

“Giáo viên của tôi nói với một trong những học sinh hàng đầu trong lớp tôi rằng, anh ấy nên chăm chỉ để bắt kịp tôi. Khi tôi vượt qua các kỳ thi sau đại học, một trong những giáo viên đã chúc mừng tôi vì đã hoàn thành xuất sắc.”

Khổ nạn sau kết hôn

Sau khi Ức Duyến vượt qua kỳ thi, anh được giới thiệu vào một vị trí tại Văn Phòng Sở Hữu Trí Tuệ Đài Loan năm 2010. Sau đó, năm 2013 anh đã kết hôn với một đồng tu người Đài Loan.

“Thực ra, lúc đó, bạn gái của tôi không muốn kết hôn quá sớm, nhưng tôi không tin rằng mối quan hệ giữa nam và nữ có thể hơn tình bạn nếu họ không kết hôn. Tôi nghĩ rằng cách sống đó có thể gây ra các vấn đề. Nên tôi muốn làm điều đúng đắn trên con đường hôn nhân của mình.”

Tuy nhiên, các khảo nghiệm liên tục đến sau khi họ kết hôn.

“Một hôm vợ tôi làm việc đến tận một giờ sáng mà vẫn chưa xong, tôi nghĩ rằng cô ấy không coi trọng gia đình. Tôi đã đợi cô ấy nhưng cô ấy đã không trả lời tử tế. Nên tôi đã viết một bức thư đầy tức giận và đăng nó lên một diễn đàn công cộng. Nó đã gây ra một khuấy động lớn. Tôi không hiểu tại sao mình phải làm hết tất cả việc nhà. Cô ấy cần phải làm các việc Đại Pháp để chứng thực Pháp. Nhưng còn tôi thì sao? Tôi đã vô cùng bất bình.”

Ức Duyến (trái) và vợ (phải) và con trai trong một sự kiện của Pháp Luân Đại Pháp

Tu luyện không phải là một con đường dễ dàng và mọi người phải vượt qua các khảo nghiệm và ma nạn. Vậy nên, ngày càng nhiều các cuộc cãi vã và bất đồng nổi lên. Những thứ tầm thường như việc nhà và những kỳ vọng khác đã ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa họ.

Sau rất nhiều tranh cãi, Ức Duyến nhận ra rằng anh không nên tìm những lý do bên ngoài biện hộ cho việc không hướng nội, không tu luyện bản thân mình hay không làm tốt ba việc – mặc dù anh nghĩ rằng mình đang làm việc đó để chăm lo cho gia đình.

“Dường như tôi đang cố ép vợ mình chấp nhận cách suy nghĩ của tôi, tôi đã không nói chuyện một cách lịch sự với cô ấy. Khi tôi không tuân theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn và trở nên tức giận, thực sự là tôi đang cố tình ôm giữ các chấp trước của mình.”

Sau tất cả các khảo nghiệm từ khi lập gia đình, Ức Duyến nhận ra rằng chúng chỉ là khảo nghiệm. Nếu anh có thể xử lý chúng một cách đúng đắn, chúng có thể giúp anh đề cao trong tu luyện. Anh cũng nhận ra rằng, quá khứ, đặc biệt là tuổi thơ của anh, cũng hoà vào cùng với trạng thái tu luyện hiện tại, cũng là một khảo nghiệm.

“Những trải nghiệm khi lớn lên trong gia đình như vậy đã để lại trong tâm tôi nhiều vết thương, nhưng khi tôi nhận ra rằng mẹ tôi đã nuôi tôi dưới áp lực, không ai giúp đỡ và hoàn cảnh khó khăn như vậy, tôi biết, mình nên đối xử tốt với bà. Sau khi tôi có con, những trải nghiệm trong quá khứ với gia đình khiến tôi nhận ra rằng mình phải hy sinh nhiều hơn cho con cái, và khi nói rằng mình nên hy sinh, tôi nghĩ rằng mình nên cảm ơn cha mẹ mình.”

Sư phụ đã giảng:

“Tất nhiên, chúng ta tu luyện trong xã hội người thường, [thì] hiếu kính cha mẹ, dạy dỗ con cái đều cần phải [làm]; tại các hoàn cảnh đều đối xử tốt với người khác, lấy Thiện đãi người, huống là thân nhân chư vị. Đối với ai cũng vậy, đối với cha mẹ, đối với con cái đều tốt, ở đâu cũng cân nhắc đến người khác; cái tâm ấy không phải là tự tư, mà là tâm từ thiện, là từ bi.”

“Tôi nhận ra rằng những an bài trong quá khứ cho tôi là để hoá giải nghiệp lực của mình và quan trọng hơn, để tôi có thể đắc được Pháp Luân Đại Pháp và theo Sư phụ trở về nhà trong đời này.”

“Nhà” đã trở thành môi trường tu luyện chính cho Ức Duyến, vượt qua các khổ nạn đã giúp anh buông bỏ được tâm tranh đấu, oán hận và cảm giác bất công. Pháp Luân Đại Pháp đã giúp anh thoát khỏi sự ích kỷ và mở rộng tâm hồn.

Là một người cha, anh dành thời gian học Pháp cùng hai con trai. Anh áp dụng nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn vào thực tế và trở thành một tấm gương tốt cho các con thông qua hành vi của mình. Vì Ức Duyến hiểu rằng họ đang cùng đi trên con đường tu luyện.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/10/17/375878.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/11/30/173449.html

Đăng ngày 18-12-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share