Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp ở tỉnh Hắc Long Giang

[MINH HUỆ 10-10-2018] Tôi năm nay 59 tuổi. Hồi tôi khoảng ngoài 30 tuổi, sức khỏe của tôi rất kém và phải thường xuyên nghỉ làm vì đau ốm. Sau khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp cách đây 20 năm, tôi đã toàn thân vô bệnh; làn da láng mịn, hồng hào và không có mụn. Ai mới gặp tôi cũng nghĩ tôi chỉ khoảng hơn 40 tuổi.

Tôi là chủ và tự điều hành một nhà hàng gồm ba tầng lầu. Trong quá trình kinh doanh nhà hàng, tôi nghiêm túc tuân theo Pháp lý Chân-Thiện-Nhẫn của Đại Pháp để yêu cầu bản thân. Khách hàng luôn hài lòng vì chất lượng món ăn, nhà hàng sạch sẽ và đội ngũ nhân viên tiếp tân, phục vụ có tố chất. Công việc kinh doanh của tôi rất thuận lợi. Khách hàng thường phải đặt bàn trước, nếu không không có chỗ ngồi.

Tất cả nhân viên của tôi đều hiểu rõ chân tướng về Pháp Luân Đại Pháp. Tôi đối xử với nhân viên như người thân trong gia đình và họ gọi tôi là “mẹ”.

“Tiểu Hổ” bị gãy chân

“Tiểu Hổ” là biệt danh của một nhân viên chỗ tôi, cậu bé 16 tuổi, lớn lên ở một vùng quê, vì học không nổi nên phải nghỉ sớm. Cậu bé đến thành phố để học mua bán để kiếm việc làm mưu sinh. Vì cậu còn nhỏ nên tôi chiếu cố để cậu làm các công việc nhẹ nhàng như nhặt và phân loại rau.

Một buổi chiều, khi xong việc, trong lúc đùa với một người phục vụ khác thì cậu nhảy lên và lộn vòng trong không trung. Khi tiếp đất, chân cậu quỵ trên sàn. Cậu bé ôm lấy chân và mồ hôi bắt đầu vã ra. Khi tôi hỏi đã xảy ra chuyện gì, thì cậu bé bảo chân bị gãy và không đứng lên được nữa.

Nhân viên chạy đến báo với tôi:“Mẹ ơi, chân Tiểu Hổ không cử động được!” Tôi chạy xuống bếp thì thấy toàn thân cậu bé mồ hôi đầm đìa. Tôi bảo người phục vụ bắt tắc-xi đưa cậu bé đi cấp cứu. Kết quả chụp X-quang cho thấy xương mác chân bị gãy vụn. Bác sỹ bó bột chân và kê thuốc giảm đau rồi cho cậu bé về.

Tôi bắt tắc-xi đưa cậu bé về nhà. Cha mẹ cậu rất biết ơn tôi. Họ bảo tự cậu bé làm mình bị thương, nên muốn hoàn trả lại chi phí điều trị nhưng tôi không đồng ý. Tôi trả tất cả tiền thuốc men và thường gửi cho cậu bé những món đặc biệt của nhà hàng. Tiểu Hổ mất một tháng để phục hồi vết thương và tôi vẫn trả lương tháng đó cho cậu bé.

Tiểu Hổ nằng nặc đi làm lại sau một tháng. Tôi sắp xếp cho cậu bé một công việc nhẹ như rửa rau để cậu có thể ngồi làm. Sau đó không lâu, mẹ cậu qua đời. Tôi đưa cậu 2.000 tệ để cậu bé lo tang lễ cho mẹ.

Khi viết lại những điều này, mắt tôi đang ngấn lệ. Cảm tạ Sư phụ đã giúp con từ một người tư lợi thành một người biết nghĩ cho người khác trước.

Trộm cũng không lấy đồ của tôi

Một hôm, có một thanh niên chừng 18 tuổi tên Lương Chí đến xin làm phục vụ ở nhà hàng của tôi. Tôi thuê Lương Chí và cho cậu ấy thử việc ba ngày. Sau ba ngày, cậu bỏ đi mà không nói lời nào. Tôi muốn trả tiền công cho mấy ngày làm việc của cậu ấy, nhưng không có cách nào liên lạc.

Một vài ngày sau, cảnh sát đưa Lương Chí đến nhà hàng của tôi và hỏi: “Có phải người này từng làm ở đây không?” Tôi trả lời: “Phải, nhưng chỉ được ba ngày thì cậu ấy rời đi mà chưa nhận lương. Tôi muốn trả tiền mà không liên lạc được.” Viên cảnh sát hỏi tiếp: “Nhà hàng của chị có mất gì không?” Tôi bảo không mất gì. Cảnh sát lại hỏi tiếp Lương Chí: “Sao anh không lấy gì ở nơi này?” Lương Chí đáp: “Bà chủ quá tốt, nên tôi không nỡ lấy gì của bà ấy.”

Cảnh sát bảo Lương Chí là một kẻ trộm, anh ta làm việc cho các nhà hàng trong vùng và trộm cắp của họ. Gần đây Lương Chí bị khách ở một nhà hàng bắt vì ăn cắp. Cảnh sát đưa Lương Chí đến tất cả các nhà hàng mà anh ta từng làm để xác minh xem có lấy gì của họ hay không. Nhà hàng của tôi là nơi duy nhất mà Lương Chí không lấy gì cả.

Sư phụ giảng:

“Người mang tư tưởng xấu, khi nghĩ đến những thứ không đúng đắn, gặp tác dụng mạnh mẽ của trường của chư vị, cũng có thể thay đổi tư tưởng của họ, có thể khi ấy họ liền không nghĩ việc xấu nữa. Có thể có người muốn [nhục] mạ người khác, đột nhiên lại thay đổi tư tưởng, không nghĩ đến [nhục] mạ nữa. Chỉ có trường năng lượng của tu luyện chính Pháp mới có tác dụng như vậy. Do đó trong Phật giáo quá khứ có câu rằng: “Phật quang phổ chiếu, lễ nghĩa viên minh”, chính là ý nghĩa này.” (Bài giảng thứ ba, Chuyển Pháp Luân)

“Mẹ ơi, chúng ta hãy tự sơn đi”

Vào mùa xuân, tôi quyết định sơn lại bên trong nhà hàng. Tôi nhờ nhân viên phục vụ tìm vài thợ sơn chuyên nghiệp. Họ báo giá chi phí sơn cho ba tầng, hơn 600 mét vuông, bao gồm chi phí nhân công là ít nhất 3.000 tệ, và chưa kể tiền sơn. Sau một hồi thảo luận, họ bảo tôi: “Mẹ à, mình hãy tự sơn đi ạ!” Họ ra ngoài mua sơn và các dụng cụ cần thiết.

Khi nhà hàng đóng cửa vào tối hôm đó, mọi ngươi bắt đầu sơn từng phòng. Ai cũng vui như tết. Chúng tôi mất ba ngày để sơn xong mà không ảnh hưởng đến công việc kinh doanh. Họ đã giúp nhà hàng rực rỡ như mới.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/10/10/375519.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/11/19/173311.html

Đăng ngày 04-12-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share