Bài viết của phóng viên Minh Huệ
[MINH HUỆ 30-5-2018] Ngày 29 tháng 5 năm 2018, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã công bố Báo cáo Thường niên về Tự do Tôn giáo Quốc tế. Trung Quốc một lần nữa lại đứng đầu danh sách “Các quốc gia đặc biệt đáng quan ngại”.
Bản báo cáo đặc biệt quan tâm đến cuộc bức hại Pháp Luân Công, tín đồ Cơ đốc giáo và các nhóm tín ngưỡng khác. Tại một cuộc họp báo, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo nhấn mạnh rằng “Hoa Kỳ sẽ không khoanh tay đứng nhìn” đối với những vi phạm về tự do tín ngưỡng.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo cho biết: “Hoa Kỳ sẽ không khoanh tay đứng nhìn” đối với những vi phạm về tự do tín ngưỡng.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ: Hoa Kỳ sẽ không khoanh tay đứng nhìn
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo bình luận tại cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao: “Tự do tín ngưỡng đã trở thành huyết mạch của người Mỹ.” Như James Madison đã viết những năm trước khi ông trở thành tổng thống hay ngoại trưởng, rằng: “Tín ngưỡng là điều thiêng liêng nhất của mọi loại tài sản.”
Vào ngày 25 và 26 tháng 7 sắp tới, Hoa Kỳ lần đầu tiên sẽ tổ chức Hội nghị cấp Bộ trưởng về Cải thiện Tự do Tôn giáo tại Bộ Ngoại giao nước này nhằm thúc đẩy tự do tín ngưỡng. Ông Pompeo cho biết “việc bảo vệ và thúc đẩy vấn đề tôn trọng tự do tín ngưỡng trên toàn cầu là ưu tiên của chính quyền Trump.”
“Với Hội nghị cấp Bộ trưởng này, chúng tôi kỳ vọng sẽ có những bước tiến mới. Chứ không chỉ thuần túy là một thảo luận nhóm.” “Hoa Kỳ sẽ không khoanh tay đứng nhìn. Chúng tôi sẽ tham gia chặt chẽ và sát cánh với mỗi cá nhân đang nỗ lực để được hưởng những nhân quyền cơ bản nhất.”
Ông Sam Brownback, Đại sứ lưu động về Tự do Tôn giáo Quốc tế, đã phát biểu tại buổi họp báo: “Mục tiêu của chúng tôi là bảo vệ tự do tín ngưỡng cho tất cả mọi người. Điều đó có nghĩa là bảo vệ các tín đồ Hồi giáo, Phật tử, học viên Pháp Luân Công hay tín đồ Cơ đốc giáo ở Trung Quốc và bảo đảm họ có quyền cầu nguyện và thực hành theo tín ngưỡng của mình.”
“Trung Quốc vẫn là một quốc gia có rất, rất nhiều vấn đề về tự do tín ngưỡng”, ông Brownback cho biết.
Hàng chục học viên Pháp Luân Công đã qua đời vì bị bức hại
Ông Dương Ngọc Vĩnh
Báo cáo đưa ra hàng chục học viên Pháp Luân Công đã qua đời khi bị giam giữ trong cuộc bức hại.
“Theo trang Minghui.org, trang web chính thức của Pháp Luân Công, trong năm 2017, 42 học viên đã bị chết trong tù hoặc sau khi được thả khỏi tù vì những chấn thương trong khi bị giam giữ.”
Báo cáo đã đưa ra thông tin chi tiết về việc bức hại đối với ông Dương Ngọc Vĩnh và bà Hàn Hồng Hà.
“Trang web Minghui.org cũng báo cáo rằng học viên Pháp Luân Công Dương Ngọc Vĩnh đã qua đời vào tháng 7 trong khi bị giam giữ. Các nhà chức trách ở Thiên Tân đã bắt ông Dương Ngọc Vĩnh vào tháng 12 năm 2016. Theo báo cáo, ông Dương đã bị ngược đãi nghiêm trọng trong khi bị giam giữ, trong đó có cả việc ông bị 13 tù nhân xâm hại tình dục, họ đã sử dụng các hình thức để làm đau bộ phận sinh dục và ngực ông. Khi chính quyền đưa ông đi chăm sóc y tế, toàn bộ nội tạng của ông đã bị tổn thương nghiêm trọng. Gia đình ông cho biết thân thể của ông đầy vết bầm tím và móng chân ông có dấu vết bị tăm đâm qua. Vợ ông Dương, bà Mạnh Hiến Trân bị bắt cùng ông và cho tới cuối năm bà Mạnh vẫn bị giam giữ.”
“Trang web Minh Huệ báo cáo rằng bà Hàn Hồng Hà đã qua đời vào tháng 3 trong khi bị giam giữ. Các viên chức của Phòng An ninh Nội địa thành phố Đại An tỉnh Cát Lâm đã bắt giữ bà vào tháng 10 năm 2016. Lính canh tại Trại tạm giam thành phố Bạch Thành đã liên tục tiến hành tra tấn bà vì bà không chịu từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công.”
Các học viên Pháp Luân Công ở Hồng Kông
Các báo cáo từ các vấn đề ở Hồng Kông đã nhiều lần đề cập đến các học viên Pháp Luân Công và các hoạt động của họ. Trong chuyến thăm của Tổng thống Tập Cận Bình tới Hồng Kông, các học viên Pháp Luân Công đã trưng bày biểu ngữ và áp phích yêu cầu chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công và đưa Giang Trạch Dân ra công lý.
Báo cáo cũng đề cập rằng các quỹ của Trung Quốc có thể đã thâm nhập vào Hồng Kông. Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Hồng Kông nghi ngờ rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc đã bỏ tiền thuê những nhóm người chuyên quấy rối và công kích các học viên Pháp Luân Công một cách công khai trong các hoạt động của họ.
Các học viên vẫn gặp không ít khó khăn từ cả phía chính phủ hay các tổ chức tư nhân để có thể thuê địa điểm tiến hành tổ chức các hội nghị và các sự kiện văn hóa.
Tháng 7 năm 2017, Cục Quản lý xuất nhập cảnh Hồng Kông đã không cho phép 43 học viên Pháp Luân Công từ Đài Loan nhập cảnh tại sân bay. Theo một báo cáo của Thời báo Đại Kỷ nguyên, Cục này đã trục xuất những học viên về Đài Loan mà không đưa ra bất kỳ lý do nào.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/5/30/368219.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/5/31/170607.html
Đăng ngày 4-6-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.