Bài của một học viên Pháp Luân Đại Pháp

[MINH HUỆ 29-10-2009] Nhiều học viên học Pháp hàng ngày. Có người cũng học thuộc Pháp. Nhưng vì sao họ lại không hành xử như là người tu luyện khi gặp khổ nạn? Sau khi trăn trở một thời gian dài, tôi đã tìm ra vấn đề. Vài học viên, những người vẫn học Pháp, dường như không có liên hệ gì với Pháp. Như thể là có gì đó đã ngăn cách họ với Pháp. Sự ngăn trở đó lớn đến nỗi mà trong khổ nạn, những học viên như thế không thể nào nhớ được Pháp hay nhìn vào trong.

Học Pháp là để hiểu Pháp. Và như vậy, chúng ta có thể áp dụng nhận thức của chúng ta đối với Pháp để giải quyết tất cả mọi việc chúng ta gặp và giải quyết tất cả những vướng mắc trong tư tưởng. Pháp có thể giải thoát chúng ta khỏi mọi lo lắng và đau khổ. Có học viên biết nhìn vào trong nhưng lại không rõ phải làm như thế nào. Tôi nghĩ, để nhìn vào trong, trước hết chúng ta phải học Pháp một cách vững vàng và có Pháp hỗ trợ. Đó là một vấn đề then chốt và đó là cách làm thế nào để kết nối chủ nguyên thần với Pháp. Đó là cái “ngộ” then chốt nhất.

Tôi bắt đầu tập luyện Pháp Luân Đại Pháp vào năm 1996. Lúc đó tôi là học sinh trung học năm thứ 1. Một lần tôi có ý nghĩ niệm “Chân–Thiện–Nhẫn” không ngừng càng nhiều càng tốt. Tôi niệm “Chân-Thiện-Nhẫn” khi tôi đang đi trên đường, và niệm “Chân-Thiện–Nhẫn” bất cứ lúc nào tôi rỗi. Việc niệm như vậy giúp tôi nhớ phải tuân theo “Chân-Thiện–Nhẫn” trong một hành động vào mọi lúc. Mục đích của việc học thuộc Pháp cũng là để đạt được mục đích như vậy, cho phép người ta nhớ Pháp trong các khảo nghiệm tâm tính. Đó là một bước then chốt, nếu bước này không đạt, người ta khó mà có thể nhìn vào trong. Sau một thời gian dài niệm “Chân–Thiện–Nhẫn”, tôi có thể niệm “Chân–Thiện–Nhẫn” khi đang trong khảo nghiệm. Khi tôi niệm “Chân–Thiện–Nhẫn” tôi có thể hành xử theo “Chân–Thiện–Nhẫn”, ví dụ như nói và hành động theo Pháp, nhìn vào trong, biết nhìn vào trong như thế nào, hiểu được việc áp dụng nhận thức về Pháp lý như thế nào, và dần dần biết được tu luyện như thế nào.

Nếu chúng ta học Pháp tốt và ghi nhớ Pháp thì chúng ta sẽ nhớ Pháp khi gặp khổ nạn. Khi đó chúng ta sẽ nói và hành xử theo Pháp. Hơn nữa, chúng ta nên dùng Pháp để chính lại tất cả các niệm của chúng ta, hòa tan vào trong Pháp, khi đó chúng ta có thể thực sự biết thế nào là tu luyện. Khi đối diện với khảo nghiệm trong nhân thế, chúng ta có thể đề cao nhanh chóng. Đó mới là đệ tử Đại Pháp!


Bản tiếng Trung: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/10/29/211312.html
Bản tiếng Anh:  https://en.minghui.org/html/articles/2009/11/4/112095.html
Đăng ngày: 05-11-2009; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.

Share