Bài viết của đệ tử Đại Pháp Đại Lục

[MINH HUỆ 21-08-2017] Từ khi tà đảng Trung Cộng cướp được chính quyền, người Đại Lục dường như mỗi ngày đều đang không ngừng bị văn hóa đảng làm ô nhiễm, tẩy não và đầu độc. Càng đến cuối thời kỳ Chính Pháp, văn hóa đảng can nhiễu đến việc tu luyện và cứu người của đệ tử Đại Pháp càng ngày càng rõ rệt, đặc biệt là người điều phối nếu không chú trọng tu bỏ văn hóa đảng, không những ảnh hưởng đến việc tu luyện cứu người của bản thân, mà còn gây can nhiễu cho chỉnh thể.

1. Tâm tranh đấu do triết học đấu tranh gây ra đã tạo thành gián cách giữa các đồng tu

Trước khi tu luyện, tôi đã từng làm lãnh đạo doanh nghiệp trong thời gian dài, không chỉ nhiều lần bị cử đi tham gia chịu sự nhồi nhét của cái gọi là bồi dưỡng lý luận, mà còn đích thân trải qua đấu đá trong chốn quan trường Trung Cộng. Đặc biệt là tôi là người mạnh mẽ, bị ảnh hưởng của tư tưởng “Đấu với Trời, đấu với Đất, đấu với người, vui sướng vô cùng” của Trung Cộng, nên đã rất vui mừng thể hội được niềm vui “người chiến thắng” sau khi trải qua các cuộc tranh đấu đó.

Sau khi tu luyện, những bại hoại và quan niệm còn tàn dư lại này cũng đem theo đến hoàn cảnh tu luyện, tâm tranh đấu luôn luôn biểu hiện ra. Thời kỳ đầu đắc Pháp, tôi đã từng đỏ mặt tía tai tranh cãi với đồng tu về một việc nên làm thế nào, hoặc thể ngộ thế nào đối với một đoạn Pháp của Sư phụ. Còn nhớ có lần, một đồng tu gọi điện cho tôi nói: “Bây giờ tôi biết tu luyện thế nào rồi. Ví dụ, tôi tìm bản thân có cái gì không rời bỏ được, thì tôi sẽ thanh lý nó triệt để. Có cái gì không buông được, không bỏ xuống được, thì phải xử lý cho hết. Như thế sẽ có thể tĩnh lại.”

Tôi nghe cảm thấy cô ấy có chút cực đoan, bèn hỏi lại: “À, cô ngộ như thế này. Vậy tôi xin hỏi cô, không khí là cái mà cô không thể rời bỏ được, đầy phòng đều là nó, cô nói xem thanh lý thế nào?” Đồng tu nghe, chẳng nói lời nào mà “cạch” một cái gác điện thoại.

Sau khi tôi để điện thoại xuống, trong lòng có cảm giác thỏa mãn. Khi đồng tu vợ hỏi tôi nguyên do sự tình, tôi nói với cô ấy rằng, cô đồng tu này toàn theo cực đoan, tôi phản hồi lại mấy câu khiến cô ta tắt điện (không còn gì để nói). Đồng tu vợ nói, đây chẳng phải là cái tâm tranh đấu của anh đó sao? Đồng tu đó cho dù là ngộ không đúng, anh cũng nên chia sẻ một chút với cô ấy, chứ không nên làm tổn thương cô ấy như thế này. Được đồng tu vợ nhắc nhở như thế, tôi như đang mộng bừng tỉnh, ý thức được, thì ra đây chính là tâm tranh đấu.

Năm 1999, Giang Trạch Dân lợi dụng tà đảng Trung Cộng bắt đầu bức hại Pháp Luân Đại Pháp. Ngày 9 tháng 9, lần thứ hai tôi bị bắt cóc đến đồn công an địa phương, chính vì tâm tranh đấu, đã bị cựu thế lực lợi dụng sơ hở. Một hôm, đội trưởng chi đội bảo vệ chính trị phòng công an thẩm vấn phi pháp tôi, vừa gặp mặt, anh ta hỏi: “Ông còn luyện (Pháp Luân Công) không?” Tôi nói: “Đại Pháp tốt như thế này, sao có thể không luyện.” Anh ta nói tiếp: “Còn luyện? Lại luyện, thì khai trừ đảng anh, khai trừ anh ra khỏi đội ngũ cán bộ.” Tôi trả lời rằng: “Cái danh đảng viên này, tôi đã không muốn làm từ lâu rồi. Nếu không làm cán bộ, cho dù làm công nhân, tôi cũng vẫn tu luyện như thế.” Anh ta nói: “Anh cho rằng thế là xong việc sao? Còn khai trừ công chức anh.” Tôi nói: Tôi vì tu luyện Đại Pháp thân thể mới khỏe. Nếu có đạp xích lô thì cũng sống như thế, vẫn phải kiên trì tu luyện như thế.” Anh ta lại hỏi liền: “Vậy phán xử anh tù 10 năm, 8 năm, tống anh vào trong ngục, để anh không đạp xích lô được”. Tôi nói: “Anh cũng chẳng dọa được tôi đâu. Giả sử bắn tôi mà không chết, một khi đứng được dậy, thì vẫn cứ luyện.” Cuối cùng anh ta thở phì phò tức giận bỏ ra ngoài, vừa đi vừa nói: “Anh thực sự bất trị, lợn chết không sợ nước sôi.”

Lúc đó tôi vẫn còn cho rằng mình “kiên định” nên cảm thấy vui mừng, cảm thấy anh ta chẳng thể đe dọa được tôi. Kết quả, bị tâm tranh đấu ngăn trở, không những không khiến những nhân viên công an, kiểm soát, tòa án minh bạch được chân tướng, được đắc cứu,mà còn khiến tôi thừa nhận an bài cái gọi là “kiểm nghiệm” tà ác của cựu thế lực. Trong mười mấy năm tu luyện Chính Pháp, tôi thực sự đã đi con đường an bài của cựu thế lực bị giam giữ phi pháp, khai trừ công chức, ngừng phát lương, phán xử hình sự v.v.

Mấy năm trước, khi phối hợp, tôi cảm thấy mình vẫn khá khoan dung, thường không tính toán gì quá với đồng tu, nhưng vẫn xuất hiện một số tranh đấu với đồng tu, vì thế cũng đã làm tổn thương một số đồng tu. Một hôm, một đồng tu tìm tôi nói: Được Sư phụ điểm hóa, anh ấy muốn biên soạn một tài liệu giảng chân tướng. Nghe ý tưởng của anh ta rất tốt, tôi cũng có bổ sung thêm. Nhưng khi anh ấy đem bản mẫu truyền đơn sơ khởi làm xong, mang cho mấy người điều phối xem, mọi người đều cảm thấy không thích hợp, chỉ ra 6, 7 vấn đề. Trong đó chủ yếu nhất là một số nội dung là “cuộc đấu Giang Trạch Dân – Hồ Cẩm Đào” và dự ngôn, Chu dịch, Bát quái, mọi người đều cho rằng văn chương như thế này không hợp làm tài liệu chân tướng lắm, dễ khiến người đời hiểu lầm chúng ta làm chính trị và tuyên truyền đại kiếp nạn. Thế là tôi tìm đồng tu kia đến nhà tôi chia sẻ, khuyên anh ấy sửa đổi một chút, nếu không thì đừng làm nữa. Không ngờ anh ấy không những không nghe mà còn vô cùng tức giận tranh cãi với tôi, sau đó bực tức ra về. Sau này nghe nói, tài liệu anh ấy làm không được Minh Huệ đăng, anh ấy bèn tìm đồng tu in ấn phát tán. Thế là tôi lại tìm anh ấy, cũng không chia sẻ được tốt. Cuối cùng, khi sắp chia tay anh ấy nói: “Anh yên tâm, chớ thấy 90% (đồng tu) nghe theo anh, chí ít vẫn còn có 10% (đồng tu) khác, chúng tôi vẫn cứ làm như cũ. Anh muốn ngăn cản tôi cứu người, anh làm không nổi đâu!” Nhìn thần thái kích động phẫn nộ của đồng tu, lúc đó tôi nghĩ, anh cứ làm đi xem, tôi xem anh có thể làm đến đâu.

Đợi sau khi đồng tu rời đi, tôi lại nhớ lại tỉ mỉ chuyện vừa xảy ra, nhận định rằng đây khẳng định không phải lỗi của mình. Lúc đó tôi cảm thấy tài liệu của anh ấy không thích hợp, vả lại không chỉ một mình tôi, chính là anh ấy quá cố chấp. Có điều, thật đáng tiếc là, lúc đó tôi vẫn muốn nhẫn, lại không nhẫn được, nhưng cũng không biết mình sai ở đâu. Sư phụ thấy tôi có nguyện vọng tu tâm, khi học Pháp, Sư phụ liền điểm hóa Pháp lý cho tôi:

“[Còn nếu] trong tâm cứ luôn nghĩ đến tranh [đấu] với người khác, đấu [tranh] này khác, [thì] tôi nói rằng hễ gặp vấn đề là chư vị liền gây sự với người ta; đảm bảo là như vậy.” (Chuyển Pháp Luân)

Tôi ý thức được, vẫn là do tôi chưa tu bỏ được tâm tranh đấu, do quan niệm hình thành đối với đồng tu này chưa thay đổi gây ra. Nếu vật chất tranh đấu không được tu bỏ, cho dù có đem đạo lý bề ngoài ra nói đúng đi nữa, thì điều người ta tiếp nhận được không phải là chính niệm từ bi, bình hòa, mà là trường vật chất tranh đấu. Nhìn hiện nay, cựu thế lực cũng lấy đó làm cái cớ để tiến hành cái gọi là khảo nghiệm. Sư phụ giảng: “[nếu] tâm tranh đấu không bỏ, cũng dễ sinh ra tâm tật đố” (Chuyển Pháp Luân). Kiểu đứng xem và ý nghĩ đối lập “anh cứ làm đi xem” ẩn chứa trong tâm cũng là biểu hiện của tâm tật đố.

Mấy năm trước khi tu luyện Chính Pháp, mâu thuẫn giữa những người điều phối ở các huyện thành xung quanh chúng tôi rất lớn, có đồng tu địa phương tìm tôi giao lưu. Nghe nói họ đã không ngồi cùng nhau trong một thời gian rất dài rồi. Thế là hai đồng tu chúng tôi đến đó, tìm mọi người lại, muốn thông qua giao lưu hướng nội tu tâm như thế nào để giúp mọi người hình thành chỉnh thể. Rồi chia sẻ thể ngộ về gián cách giữa những người điều phối đem lại tổn thất cho chứng thực Pháp. Bây giờ nhớ lại, có thể do chúng tôi cũng ôm giữ tâm muốn thay đổi người khác, tâm hữu cầu kết quả, cũng là trường của chúng tôi bất chính, nên lúc đó không những không chính lại được trường đó, các đồng tu địa phương trong quá trình giao lưu lại đã xảy ra tranh cãi, trong đó có đồng tu chỉ vào một người điều phối nói: “Anh xem trạng thái tu luyện của các đồng tu ở địa phương kia (chỉ chúng tôi), đâu có giống anh, trước mặt toàn nói tốt, miệng toàn giả dối, sau lưng lại công kích người ta, làm việc kém cỏi nhất.”

Người điều phối này nghe thế cũng không chịu kém, hai người liền cãi nhau, khiến vị đồng tu kia đứng dậy bỏ về, ra đến cổng còn nói, X này X, cứ tu đi nhé. Người điều phối cũng không chịu kém: “Yên tâm đi, kiểu gì tôi cũng hơn anh.” Toàn bộ trường không gian hết sức căng thẳng.

Tâm tranh đấu của người điều phối không bỏ, không chỉ tổn thương đồng tu, mà còn ảnh hưởng phạm vi điều phối không hình thành được chỉnh thể. Đặc biệt là tranh đấu giữa người điều phối với nhau, thì sẽ hình thành gián cách giữa một bộ phận đồng tu với một bộ phận đồng tu khác ở địa phương. Rất nhiều sự tình cần chỉnh thể đồng tu chính niệm phối hợp, sẽ vì gián cách mà mất đi trường chính niệm, cũng khiến việc cứu độ chúng sinh bị tà ác lợi dụng sơ hở, bị can nhiễu mà gặp trở ngại.

Các thành phố, huyện xung quanh chúng tôi có mấy khu vực như thế này. Tâm tranh đấu giữa những người điều phối không bỏ khiến họ rất khó ngồi giao lưu với nhau, không phải mỗi người lôi kéo một nhóm đồng tu làm hạng mục của mình thì cũng là bới móc lẫn nhau. Hễ ngồi cùng nhau thì chỉ vì một việc cỏn con cũng tranh cãi không nguôi. Có khu vực thậm chí cuối cùng cũng giải tán môi trường học Pháp của người điều phối, đến nay vẫn chưa thể ngồi cùng nhau giao lưu, lý do là, dùng lời của một người điều phối địa phương rằng: “Khỏi phải ở cùng nhau khó chịu.”

Tôi dần dần phát hiện ra người điều phối có tâm tranh đấu mạnh, chỉ có thể điều phối được một bộ phận đồng tu, địa phương thì mỗi người hình thành một nhóm nhỏ. Vì tâm tranh đấu sẽ gây ra làm tổn hại lẫn nhau, cũng sẽ phân định những đồng tu đã làm tổn thương mình thành một loại khác, thậm chí đẩy về phía đối lập và bài xích. Có một người điều phối ở một địa phương bị cựu thế lực bức hại bằng hình thức nghiệp bệnh, những người điều phối có gián cách với anh ấy không những không giúp anh ấy bài trừ can nhiễu, mà còn ngăn cản các đồng tu khác giúp đồng tu bị hại này phát chính niệm, thậm chí còn tóm lấy những sai lầm của đồng tu này mà nói anh ấy không phải đệ tử Đại Pháp, chính là ma, bây giờ chịu báo ứng. Đúng như Sư phụ giảng:

“Chư vị là người điều phối. [Nếu] người khác không nghe chư vị, [chư vị] mặc kệ đúng sai, chư vị cứ bướng bỉnh mà làm, làm không ổn thì chèn ép người ta.” (Giảng Pháp tại Pháp hội miền Tây nước Mỹ 2015​)

Tuy nhiên tâm tranh đấu, văn hóa đảng của tôi vẫn luôn biểu hiện ra, cũng may sau mỗi lần sự tình xảy ra, Sư phụ đều dùng các phương thức để điểm ngộ, để tôi hết sức quy chính bản thân. Vì vậy, ngoài việc nghiêm túc tìm chính mình ra, tôi đọc nhiều lần sách “Giải thể văn hóa đảng”. Cùng với quan niệm triết học tranh đấu của tà đảng tôi tu bỏ được càng ngày càng nhiều, thì càng ngày tôi càng thể hội được sự quý báu và thù thắng lý giải khoan dung giữa các đồng tu, sự bình tĩnh và tường hòa của nội tâm, và Pháp lực vô biên của Đại Pháp khi chỉnh thể phối hợp tốt đã triển hiện ra. Cũng càng trân quý hơn Thánh duyên các đồng tu có thể ở thế gian cùng nhau trợ Sư chính Pháp.

2. Bài học từ việc thích công lao thích làm lớn

Trong tầng thứ thể hội cá nhân của tôi, cái gọi là “thích làm lớn”, chính là làm việc gì cũng truy cầu “cao, lớn, toàn diện” không hợp với thực tế; muốn làm hình thức bề ngoài “hoành tráng”. Cái gọi là “thích công lao”, chính là muốn làm những việc có thể thể hiện ra được “công lao” và “thành tựu”. Tôi cũng đã có những bài học giáo huấn sâu sắc về phương diện này.

Vài năm trước, ở địa phương có một nhóm đồng tu làm hạng mục, dùng loa âm thanh lớn treo lên định giờ phát thanh chân tướng Đại Pháp. Đồng tu đến tìm tôi, hy vọng có càng nhiều đồng tu hơn nữa tham gia phối hợp. Nghe đồng tu giới thiệu, lúc đó tôi cũng cho rằng phương pháp này rất hay, ảnh hưởng lớn, sức mạnh cứu người lớn. Tiếp theo, mấy ngày liền mấy khu vực xung quanh đã làm mấy lần thực nghiệm. Mỗi lần đồng tu làm xong trở về đều đem lại tin tức phấn chấn lòng người: Dân chúng ở thành phố X cho rằng Pháp Luân Công đã được “lấy lại công bằng” rồi, đi thông báo với nhau; Chợ thành phố X mấy chục người tu tập nghe chân tướng v.v.. Dùng hòm chế tạo bằng thép tấm đựng loa và thiết bị phát thanh định giờ, sau đó dùng loại khóa nhất mệnh (nếu khóa hỏng thì không thể nào mở được) khóa chặt lại trên cột điện hoặc trên cây lớn, muốn lấy xuống thì phải tiến hành tháo dỡ phá hoại, thường chưa có công cụ có sẵn, nhiều lần cảnh sát đến, cũng phải bó tay, đành phải để loa âm thanh lớn phát đi phát lại chân tướng, cho đến khi hết điện tự động dừng phát thanh.

Để hạng mục này được thúc đẩy mở rộng, người điều phối còn chia sẻ về hạng mục, bất kể là giao lưu giữa các đồng tu hay là phản hồi của thế nhân, đều nhất trí khen hay, cơ bản không nghe được âm thanh phụ diện. Sau đó mọi người đều bị tâm dẫn động càng ngày càng phình ra. Đúng lúc chúng tôi vẫn đang chìm đắm trong không khí tán thưởng khen hay, thưởng thức thành quả “tốt”, thì Sở công an thành lập cái gọi là tổ chuyên án, mà các đồng tu trong hạng mục này vẫn không hề hay biết gì.

Sư phụ thấy nguy hiểm đang đến gần chúng tôi, đã hết lần này đến lần khác điểm hóa cho chúng tôi bằng các phương thức khác nhau, ví dụ, nửa đường có tai nạn giao thông; Thiết bị chân tướng từ trên cao rơi xuống, xuýt nữa thì đả thương đồng tu; Đồng tu xuất hiện gián cách rất lớn v.v.. Nhưng đều bị các biểu tượng “tốt” ở các phương diện khác che mất, đã lơ là bỏ qua, cho đến khi mấy đồng tu trong hạng mục lần lượt bị kẻ ác bắt cóc, chúng tôi mới ý thức được sự nghiêm trọng của vấn đề, mới bắt đầu hướng nội tìm, mới bắt đầu lưu ý đến trạng thái tu luyện của các đồng tu tham gia hạng mục, mới thấy rõ tà ác lợi dụng đồng tu chưa tu bỏ được chấp trước bị cựu thế lực lợi dụng. Các đồng tu trong tổ hạng mục đã có rất nhiều gián cách, nghiêm trọng nhất là hai đồng tu đã phạm sai lầm ở sắc dục. Sau khi đồng tu bị bắt cóc, cảnh sát tà ác thẩm vấn phi pháp, đã bức hại họ rất nghiêm trọng. Có đồng tu không giữ được tâm tính, lại nói ra các đồng tu khác, lúc đó nói ra cả tôi. Trong mấy ngày, bắt cóc hơn hai mươi đồng tu, lúc đó toàn bộ trường không gian của khu vực bị bao trùm bởi không khí tà ác, rất áp lực.

Thấy các đồng tu lần lượt bị bắt, một mặt tôi và đồng tu giao lưu chính niệm thế nào để giải trừ tà ác, mặt khác cũng cầu Sư phụ hóa giải ma nạn, Sư phụ cũng điểm hộ tôi hướng nội tìm “Liễu khước nhân tâm ác tự bại.” (Biệt Ai, Hồng Ngâm 2)

Một hôm đồng tư đầu tiên đề xuất làm hạng mục này đến nhà tôi, tôi thấy tâm tình cô ấy rất trầm trọng. Chúng tôi ngồi xuống hướng nội, lúc đó tìm được khá sâu sắc tỉ mỉ. Sau đó trong khi giao lưu với người điều phối, tôi cũng đào được căn nguyên bản thân chưa tu tốt, trong đó tìm được các nhân tâm như tâm hiển thị, tâm hoan hỷ, “thích công lao, thích làm lớn”. Lần đó khiến tôi thể hội sâu sắc sự nghiêm túc của tu luyện và can nhiễu mà nhân tâm chưa bỏ gây ra cho chứng thực Pháp.

Tu luyện Chính Pháp đã đi qua nhiều năm thế này rồi, hiện nay các địa phương ở Đại Lục, các đồng tu điều phối có tâm thích công lao thích làm lớn với các mức độ khác nhau vẫn còn tồn tại, đều là để cầu được cái “công lao”, không để ý đến hậu quả truy cầu cái “làm lớn” trên hình thức. Khi có đồng tu đưa ra ý kiến bất đồng, thì lại không nghĩ người tu luyện gặp bất kỳ việc gì đều không phải là ngẫu nhiên, tĩnh tâm lại tìm bản thân, mà lại dùng cái tự mình cho là đúng, là tốt để bài xích và thuyết phục những đồng tu có ý kiến khác, để đạt được mục đích của mình. Đặc biệt là một số khu vực có một số người điều phối, tình hình này càng nổi cộm. Ví dụ có người điều phối tổ chức tập thể đồng tu ở khu vực dùng đi treo pa-nô trên diện tích rộng. Có người điều phối tổ chức tập thể mười mấy đồng tu đi xe phát tài liệu. Có người điều phối triệu tập rất nhiều đồng tu vào tòa án của tà đảng tham gia nghe phiên tòa trái pháp luật. Có người điều phối thuyết phục đồng tu luyện công tập thể bên ngoài. Có người điều phối không chú ý đến nhân tố an toàn, mở Pháp hội lớn. Có người điều phối tổ chức xin chữ ký trên diện rộng. Những việc này dường như đều gây ra tranh luận giữa các đồng tu, hoặc dẫn đến tà ác bức hại bắt cóc đệ tử Đại Pháp trên diện rộng, tạo thành can nhiễu rất lớn cho việc chứng thực Pháp và cứu người. Đương nhiên ở đây không có ý nói tổ chức tập thể làm việc là sai, mà là có ý nói chỉ suy nghĩ đến cái “tốt” mà không suy xét đến an toàn, không xem trạng thái tu luyện thực tế của các cá thể các đồng tu. Chỉ vì để đạt được mục đích của mình mà hiệu triệu các đồng tu, tổ chức hoạt động, khiến một số đồng tu tâm tính không đạt tiêu chuẩn, thậm chí không tình nguyện nhưng bị bầu không khí dẫn động đi làm việc, thì rất dễ bị tà ác dùi vào sơ hở.

Những bài học đau đớn hết lần này đến lần khác khiến tôi hiểu thêm hàm ý ở tầng sâu câu Sư phụ luôn nhắc nhở chúng ta “Dùng lý trí chứng thực Pháp.” (Lý tính, Tinh tấn yếu chỉ 2)

Làm thế nào phân biệt được biểu hiện của thích công lao thích làm lớn? Theo thể ngộ cá nhân, bất kể là triển khai hạng mục cứu người hay là làm việc cụ thể, chúng ta không những phải suy nghĩ về mức độ phát huy trong chứng thực Pháp và cứu người, đồng thời cũng phải hiểu rõ mức độ chú ý của tà ác đối với sự việc, hạng mục này. Nhưng những việc, hạng mục có sức mạnh chứng thực Pháp, cứu độ chúng sinh lớn, hoặc có sức mạnh chấn nhiếp tà ác, đều là việc khiến tà ác sợ hãi nhất, do đó yêu cầu đối với trạng thái tu luyện của các đồng tu tham gia hạng mục cũng phải cao. Càng cần sự hỗ trợ của trường chính niệm phối hợp chỉnh thể, nếu không tà ác vì để đạt được điều nó muốn, sẽ tóm lấy nhân tâm, quan niệm và bất cập chưa tu bỏ hết của đồng tu tham gia để tăng cường, lợi dụng và can nhiễu, phá hoại. Vì vậy khi đề xuất một hạng mục, đặc biệt là đồng tu điều phối, phải suy xét hiệu quả chứng thực Pháp, cứu độ chúng sinh, còn phải xem xét trạng thái tu luyện của đồng tu gánh vác hạng mục có thích hợp không, cho đến mức độ đồng thuận, phối hợp của chỉnh thể đồng tu đối với hạng mục đó như thế nào. Mỗi một bước tiến, đều phải lấy việc hướng nội tìm thực tu đề cao làm nền móng vững chắc, trước và sau khi làm việc cần giao lưu thích hợp, nghe nhiều hơn các ý kiến khác nhau, tìm xem bản thân có các tâm thái và hiện tượng không đúng đắn, vì ‘sở thích’ cá nhân mà theo đuổi thúc đẩy công việc và thuyết phục các đồng tu có ý kiến khác hay không, nắm bắt tốt hướng đi và mức độ tiến triển của hạng mục.

3. Chỉ một người nói sẽ ức chế trí huệ của các đồng tu

Việc chỉ một người nói của tà đảng trong giao lưu giữa các đồng tu điều phối là tồn tại phổ biến, người viết cũng đã từng phạm sai lầm này. Vì nhiều năm làm người phụ trách trong đơn vị công tác, có năng lực biểu đạt ngôn ngữ nhất định. Vì trong tu luyện có thể biểu đạt rõ ràng Pháp lý và thể ngộ cá nhân ngộ được, nên đã từng là ‘vốn liếng’ của bản thân để làm tốt công tác điều phối. Khi các đồng tu giao lưu cùng nhau, luôn cảm thấy người khác không nói tốt, nói toàn diện bằng mình. Thường xuyên là nói thao thao, nhất là thời kỳ đầu tu luyện, mỗi khi giao lưu cùng các đồng tu, liền ‘bao sân’. Qua thời gian lâu, đã hình thành mô thức ‘một người nói’. Thậm chí khi đồng tu giao lưu cùng nhau, không thể nào tĩnh tâm nghe thể hội và kiến nghị của người khác. Khi thể ngộ của mình không được mọi người tán đồng liền bài xích. Nhất là năm 2002, bề ngoài là vì thúc đẩy nhiều đồng tu hơn nữa bước ra chứng thực Pháp, nên đã mở các buổi giao lưu ở địa phương và ở khắp nơi các địa phương xung quanh. Khi nhiều nhất, một ngày tham gia ba buổi giao lưu. Tuy biết rõ Sư phụ lưu lại cho chúng ta hình thức tu luyện giao lưu bàn bạc là “Có thể chiểu theo hình thức hội thảo trao đổi: mọi người chia sẻ, đàm luận với nhau, giảng cho nhau; chúng tôi yêu cầu thực hiện như vậy.” (Chuyển Pháp Luân)

Nhưng khoảng thời gian đó, hễ bước vào hoàn cảnh giao lưu liền như bị khống chế, cứ thao thao nói, người nghe cũng đã quen, dường như mình không mở miệng thì các đồng tu khác đều nhìn mình chờ đợi. Có đồng tu vốn muốn giao lưu, đều không dám nói, sợ chiếm dụng thời gian nói của tôi. Cho đến sau này khi mọi người chia sẻ, có lúc chưa đợi người ta nói xong, đã bị tôi cắt ngang cướp lời. Nhân tâm trong hoàn cảnh đó đã không ngừng bành trướng, dẫn đến bị tà ác dùi vào sơ hở, bị bắt cóc và bức hại nặng nề.

Được Sư phụ từ bi chăm sóc, phủ định bức hại, trở về nhà, suốt thời gian dài, tôi đều không muốn tham gia bất kỳ giao lưu với hình thức nào. Nhưng đây chỉ là rút ra bài học phản diện, không đề cao thăng hoa từ Pháp lý, hễ gặp hoàn cảnh, vẫn bị dẫn động. Sau này, khi lại có cơ hội giao lưu, tôi đều hết sức lảng tránh.

Điều khiến tôi xúc động và thanh tỉnh trở lại là một việc như thế này. Một lần từ trang mạng của Tân Đường Nhân tải về một clip về: Vạch trần ‘một người nói’ của tà đảng, cảm thấy tiết mục này rất hay. Xem xong tiết mục này, tôi liền minh bạch, bất kể người khác nói đúng hay sai, phải cho phép người ta nói. Chân lý sẽ không vì người khác phản đối mà không phải là chân lý, và lại càng nhiều ý kiến khác nhau, càng khiến mọi người nhìn rõ, chân lý chính là chân lý, sai lầm chính là sai lầm. Bắt đầu từ khi đó, trên cơ sở học tốt Pháp, tôi bắt đầu chú trọng tu phương diện này, bản thân dần dần chuyển biến rất lớn.

Về lý tính đã minh bạch, chúng tôi đều là đồng tu, chỉ cần tu luyện trong Đại Pháp, đề sẽ có thể hội. Đồng tu giao lưu với nhau, bất kể là giỏi nói hay không, chỉ cần có thể hội sau khi thăng hoa trong tu luyện Đại Pháp thì đều có thể nói, đều có tác dụng khởi ngộ chính niệm, chứ không phải lấy nhất thức của một cá nhân nào là mục tiêu, cưỡng ép lên người khác. Sau khi tôi thanh tỉnh, bất kể ở trường hợp nào, nhất là khi giao lưu về một sự việc, tôi đều hết sức ức chế chấp trước sốt sắng muốn biểu hiện mình, hơn nữa, rất nhiều lúc khiêm tốn tĩnh tâm lắng nghe người khác nói. Mỗi lần nghe đồng tu giao lưu như thế này, tôi đều có lĩnh ngộ. Khi giao lưu về một sự việc, nếu mọi người đã nói rất toàn diện rồi, thì tôi không nói nữa, khi cần bổ sung, thì mới bổ sung vài câu thích hợp.

Trong những người điều phối mà tôi đã tiếp xúc, rất nhiều người vẫn còn vấn đề một mình nói. Các đồng tu mỗi lần giao lưu, bất kể là người nhiều hay ít, cũng bất kể là đồng tu có nguyện ý nghe hay không, cứ nói thao thao bất tuyệt không ngừng nghỉ. Thời gian lâu dần, càng chống lại, bài xích các ý kiến khác, coi kiến giải khác của các đồng tu là không phối hợp trong công tác điều phối, thậm chí có người xếp đồng tu thường có ý kiến bất đồng vào ‘loại khác’. Thời gian lâu dài, đồng tu dù có ý kiến và cách nghĩ bất đồng cũng không nói ra nữa, gián cách càng ngày càng lớn. Vấn đề lớn nhất của một mình nói là đã thay đổi hình thức tu luyện “mọi người chia sẻ, đàm luận với nhau, giảng cho nhau” mà Sư tôn lưu lại cho đệ tử Đại Pháp. Một người nói không chỉ làm tăng tự ngã của đồng tu đương sự và tâm sùng bái của các đồng tu khác, mà còn khiến trí huệ của rất nhiều đồng tu bị ức chế. Diễn giảng loạn Pháp cũng từ đó bắt đầu.

Trên đây chỉ liệt kê mấy trường hợp thực tế của văn hóa đảng, kỳ thực ảnh hưởng của văn hóa tà đảng thể hiện ở mọi phương diện, ví như: Hết thảy “vĩ đại, quang vinh, chính xác“, tật đố, hoài nghi… của tà đảng, đều tăng nhân tâm mà người tu luyện chưa tu bỏ được ở các mức độ khác nhau, cũng đang can nhiễu các đồng tu điều phối Đại Lục làm tốt công tác điều phối ở mọi phương diện.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/8/21/352818.html

Đăng ngày 23-10-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share