[MINH HUỆ 24-08-2018] Đồng tu A không may bị tai nạn xe và bị đưa vào nhập viện. Khi tôi đi thăm cô ấy, phát hiện thấy cô hay cáu kỉnh. Tôi hỏi người nhà của đồng tu thì mới biết bình thường cô cũng hay nổi nóng, còn hay giáo huấn người khác, một khi nổi nóng thì ai nói cũng không dám động vào cô ấy. Một đồng tu bên cạnh cũng nói: “Mỗi lần chia sẻ với đồng tu A còn phải nhìn sắc mặt cô ấy, phải lựa lời mà nói thì cô ấy mới chịu nghe.” Tôi rốt cuộc cũng hiểu được đồng tu A gặp tai nạn là vì sao, chính là bị cựu thế lực dùi vào sơ hở.

Về đến nhà tôi lại nghĩ, lần sau nhất định phải chia sẻ với đồng tu A về ma tính của cô ấy: tại sao một đệ tử Đại Pháp tu lâu năm như thế mà vẫn không giữ nổi tâm tính? Vấn đề vẫn tồn tại còn nghiêm trọng như thế thì làm sao viên mãn cho được? Suýt nữa mất mạng vậy mà vẫn chưa tỉnh ra?

Lần sau đến bệnh viện, chồng của đồng tu A nói: Tính tình cô ấy không tốt lắm. Tôi mới hỏi tại sao không giúp cô ấy chỉ ra. Chồng cô mới kể lại, lúc cô ấy bình tâm tĩnh khí cũng từng nhiều lần khuyên cô ấy, cô ấy cũng rất hối hận, muốn thay đổi, nhưng hễ cứ gặp vấn đề lại không kiểm soát được, lại phát hỏa.

Câu nói: “lúc cô ấy bình tâm tĩnh khí cũng từng nhiều lần khuyên cô ấy” đã khiến tôi vô cùng xúc động, tôi liền xem lại vấn đề của mình: khi tôi chỉ ra khuyết điểm của người khác, đều không chú ý đến việc đối phương có thể tiếp nhận được hay không. Vừa mở miệng ra, liền chỉ trích, khiến đối phương cứng miệng, đẩy người ta vào vách tường, áp đặt người ta phải thay đổi, không đổi không được. Có một lần, khi tôi cùng đồng tu B nói chuyện, tôi nói: “Cả ngày anh chỉ để tâm nuôi chó, còn đâu thời gian học Pháp, đây là hành vi của người tu luyện sao? Thế này liệu có thể viên mãn được không?” Tôi khuyên thế nào đồng tu B cũng không thay đổi. Sau nhiều lần khuyên giải đến nỗi đồng tu thấy phiền phức quá liền nói: ”Anh làm sao cứ gặp tôi là lại chỉ ra khuyết điểm của tôi? Tôi không viên mãn thì đi đâu? Anh tu còn không cao bằng tôi đấy, từ sau đừng đến gặp tôi nữa.“ Từ đó đồng tu B chặn liên lạc của tôi…

Tôi nhận ra mình đang có chấp trước vào bản thân. Chướng ngại lớn nhất của con người chính là chấp trước vào bản thân, nói chuyện không nhìn tâm trạng đối phương, không màng hậu quả, dùng cách nói mang đầy văn hóa đảng, như tát vào mặt người ta, khiến đối phương không những không nghe mà còn phản cảm. Chẳng trách người ta thường có câu nói : “Tôi có thể đồng ý với đạo lý anh nói, nhưng không thể chấp nhận nổi thái độ của anh.” Đằng sau của thái độ chính là cảnh giới, khi dùng từ bi, bình hòa, sẽ dễ dàng câu thông tư tưởng với đối phương. Trái lại, khi lo lắng, cứng nhắc, tự tư hiệu quả khẳng định là tệ hại.

Tôi còn nhớ ra một chuyện: Nghe nói đồng tu C rất coi trọng tiền, nên hết sức khắt khe với con dâu. Một lần tôi gặp cô ấy, tôi liền lôi chuyện này ra nói, trực tiếp cho cô ấy một gậy bổng hát, lúc đó cô ấy chỉ cười cười. Một lần khác lại gặp cô ấy ở Pháp hội, đồng tu C đã nói với tôi 2 chuyện làm tôi rất kích động: Một là cô ấy dùng 40.000 tệ tiền cho thuê nhà tặng cho một họ hàng gặp hoàn cảnh khó khăn, gia đình họ hàng liền có cái nhìn tích cực về Đại Pháp. Thứ hai là hàng xóm nhà cô ấy làm kinh doanh, mỗi tối về nhà vì cổng nhỏ nên không thể cho xe vào trong. Nhà cô ấy ở mặt phố, giá cả trên trời nhưng lại không hề tiếc cắt 50 phân đất cho nhà hàng xóm… Tôi nghe xong mới nghĩ lại: chuyện này nếu mà là mình, mình khẳng định không thể làm được như cô, vậy mà mình còn đi chỉ trích người khác? Nói cô ấy tu luyện kém cỏi, không nói thì không nhịn được, tự ngã quả là quá lớn đi?

Sư phụ giảng:

“Thái độ mỗi người tu luyện đối với người khác cũng là biểu hiện tu luyện của bản thân, vậy nên mỗi cá nhân đều cần phải minh bạch về phương diện này.” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2007)

Rất nhiều lúc, mỗi khi nhìn thấy khuyết điểm của đồng tu tôi thường nảy sinh những tư tưởng phụ diện như: làm sao tu luyện mà kém cỏi thế? Người này bị làm sao thế? Phải nói cho người ta biết… Thực ra những lúc như thế này, chính là lúc cần tu chính mình, phải bình tĩnh xem xét, sẽ phát hiện chính mình sẽ có một vấn đề tương tự, nếu không sẽ không thể gặp chuyện này, thông thường là không tu luyện tốt cá nhân mới dẫn đến trạng thái thế này mà vẫn còn cho rằng mình tu tốt hơn người khác. Không thể suốt ngày đi soi mói người khác, phải xem người đối diện như chiếc gương phản chiếu tu luyện thì mới nhanh đề cao. Không nên vội vàng chỉ ra khuyết điểm của người khác, phải dùng lí trí, đầu tiên hướng nội soi xét bản thân, không được bỏ qua bất cứ một cơ hội có thể đề cao nào, khoan dung và từ bi sẽ từ từ xuất lai.

Một chút thiển ngộ cá nhân mong muốn giao lưu cùng các đồng tu, có gì không phù hợp mong các đồng tu từ bi chỉ rõ.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2018/8/24/372822.html

Đăng ngày 16-10-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share