Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại hải ngoại

[MINH HUỆ 23-08-2018] Từ khi ra hải ngoại, tôi làm việc trong một số hạng mục truyền thông của Đại Pháp, và gặp không ít mâu thuẫn.

Hôm nay, tôi đột nhiên ngộ rằng mọi khó khăn tôi gặp trong công việc, dù là vấn đề kỹ thuật hay mâu thuẫn trong quan hệ giữa người với người, kỳ thực đều là chuyện nhỏ. Cho dù tôi đúng hay sai cũng không quan trọng, điều quan trọng là tôi đã học được gì từ những trải nghiệm đó. Những mâu thuẫn mà tôi gặp đã giúp tôi phơi bày những chấp trước ẩn sâu, do vậy tôi mới có thể tu bỏ nhân tâm, mới có thể đề cao và cứu được nhiều chúng sinh hơn.

Làm việc ở một vị trí bình thường trong một hạng mục truyền thông cũng giống như “tiểu hòa thượng”, phải làm việc vất vả và chịu rất nhiều áp lực. Qua một thời gian, bản thân sẽ cảm thấy không công bằng và sản sinh tư tưởng muốn rời khỏi hạng mục. Tôi đã từng có trải nghiệm đích xác như vậy, kỳ thực cũng là do bản thân quá hẹp hòi.

Tôi là đứa con duy nhất trong gia đình, đồng thời còn có thành tích tốt trong học tập và trong công tác. Vì vậy, tôi thường có suy nghĩ rất ngạo mạn, tâm tranh đấu mạnh mẽ, xem thường người khác, và không bao giờ có thiện chí tiếp nhận lời phê bình.

Những lúc bị người quản lý phê bình hay chỉ ra lỗi sai, tôi thường không tiếp nhận. Tôi cho rằng mình đúng còn họ sai bởi vì họ không đủ chuyên nghiệp. Đương nhiên, đây chính là biểu hiện của tâm xem thường người khác. Không những vậy, tôi còn sản sinh tâm oán hận đối với những người phê bình mình. Do đó, trong công tác, có những lúc tôi trở nên kém nhiệt tình và khó phối hợp.

Sau khi gặp một số mâu thuẫn ở một hạng mục truyền thông, tôi đã chuyển sang một hạng mục truyền thông khác, nhưng mâu thuẫn tương tự vẫn xảy ra với tôi. Khi bị người quản lý phê bình, trong lòng tôi rất khó chịu, oán hận, và bị xâm chiếm bởi những cảm xúc tiêu cực.

Tại sao tôi không thể thản nhiên đối đãi với những mâu thuẫn đó? Tôi biết rằng ai cũng có thể phạm lỗi, do vậy, khi phát hiện ra lỗi của mình hoặc khi có ai chỉ ra lỗi sai cho mình, tôi chỉ cần sửa lại là được. Nhưng tôi lại cảm thấy khổ sở chỉ vì người quản lý nhiều lần phê bình tôi trước mặt người khác bằng một giọng điệu gay gắt.

Nhưng hôm nay, tôi đọc được một đoạn Pháp của Sư phụ:

“Người này cũng chẳng phục những khí công sư chân truyền, và tai họ rót đầy những lời khen tụng của người ta về những bản sự của họ. Nếu ai nói họ không tốt, họ sẽ không vừa ý; tâm danh lợi đã xuất hiện hoàn toàn; họ tưởng rằng mình cao minh hơn những người khác, mình thật xuất sắc.” (Chuyển Pháp Luân)

Tôi ngộ ra rằng tôi đã bị tâm danh lợi dẫn động. Tôi chỉ thích nghe người khác nói lời tốt về mình, còn một khi nói lời không tốt, hoặc nói nặng lời, tôi liền không chịu được. Bị mất mặt cũng có nghĩa là bị mất “danh”, và mất cả cái “lợi” do danh đem lại. Vì không muốn chấp nhận những mất mát này nên tôi đã phát sinh tâm oán hận. Bây giờ, tôi đã nhận ra rằng tôi cần chú ý tu bỏ chúng, bởi đó là những chấp trước mà một người tu luyện cần tu bỏ.

Sau đó, tôi cũng ngộ ra lý do vì sao trước đây tôi lại có ý nghĩ muốn rời khỏi hạng mục: tôi đã không hướng nội khi gặp mâu thuẫn trong công việc. Tôi thường xuyên hướng ngoại, coi những lời phê bình của người quản lý như một biểu hiện của văn hóa đảng, giống như kiểu đấu tố trong Cách mạng Văn hóa. Trong tình huống này, có lẽ người quản lý của tôi cũng cần buông bỏ nhân tâm, nhưng mà tôi sẽ không giải quyết được vấn đề nếu chỉ biết hướng ngoại như vậy.

Chúng ta chỉ có thể đề cao bản thân nếu chúng ta biết hướng nội tìm ra thiếu sót của mình. Vì vậy, tự nhìn vào bản thân mới là điều mấu chốt, chứ không nên chỉ nhìn vào những sai sót của người khác. Nếu tôi nhìn nhận những lời phê bình một cách tích cực, cho rằng đồng tu đang giúp mình đề cao, tôi đã có thể tiếp nhận chúng một cách có thiện ý và sửa lại sai lầm của mình. Như vậy, tôi đã không sinh tâm oán hận, và có thể tiếp tục làm việc trong hạng mục truyền thông đó.

Khi làm việc trong các hạng mục truyền thông, nếu chúng ta có thể hoàn thành tốt công việc hàng ngày, ngoài ra, khi gặp bất kỳ vấn đề gì, đều có thể hướng nội tìm, tu tốt bản thân, thì chúng ta mới có thể chiểu theo những gì Sư phụ giảng:

“Học Pháp cho tốt, tu tốt cơ sở của bản thân mình, chính niệm tự nhiên sẽ mạnh; những việc mà đệ tử Đại Pháp cần phải làm sẽ nhất định được làm tốt.” (Lời chúc [2009], Tinh Tấn Yếu Chỉ III)

Đệ tử nhất định sẽ hoàn thành tốt sứ mệnh của mình và theo Sư phụ trở về nhà.

Trên đây là thể ngộ cá nhân, có gì không đúng, xin đồng tu từ bi góp ý.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2018/8/23/372800.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/9/12/171865.html

Đăng ngày 14-10-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share