Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Sơn Đông

[MINH HUỆ 2-1-2018] Hồi đầu năm, khu vực của tôi đã mời luật sư bào chữa để giải cứu đồng tu. Khi luật sư gặp gỡ đồng tu lâu năm bị bức hại tại trung tâm giam giữ, đã rất xúc động, đồng thời cũng bị tâm chấp trước vào kết quả của các đồng tu tham gia giải cứu dẫn động, nên sau khi biện hộ vô tội xong tại phiên xét xử, đã nêu ra một số vấn đề liên quan đến biện hộ án phạt. Đại ý là: tôi tin tưởng đương sự của mình vô tội, tuổi tác cũng đã cao, vì những cống hiến cả đời cho sự nghiệp giáo dục, đồng thời căn cứ vào việc giải thích với tòa án, hy vọng thẩm phán xem xét phương diện này kết án.

Sau khi phiên xét xử kết thúc, sự việc này tại địa phương của đồng tu đó dấy lên phản ứng mạnh, có đồng tu cho rằng vị luật sư biện hộ vậy không khác nào là có tội. Khi đồng tu liên lạc với luật sư, luật sư giải thích, cho đồng tu xem các câu biện hộ, cho rằng cách làm của mình không có vấn đề về nguyên tắc, nhưng cũng nói ghi nhận ý kiến của đồng tu, đồng thời cũng nói sẽ chú ý việc này, trước phiên tòa sẽ liên lạc với đồng tu.

Gần đây tại khu vực của tôi lại có một đồng tu bị bức hại, chúng tôi đã mời một vị luật sư khác biện hộ cho đồng tu. Rút kinh nghiệm từ bài học giáo huấn lần trước, lần này đồng tu phụ trách giải cứu trực tiếp nói cho luật sư về sự việc phát sinh lần trước, đồng thời khẳng định rõ rằng luật sư chỉ biện hộ vô tôi, không biện hộ án phạt. Không ngờ vị luật sư đưa ra ý kiến bất đồng, cho rằng biện hộ vô tội và biện hộ về án phạt đều không có mâu thuẫn, đều cần phải làm, còn nói nếu như không biện hộ án phạt, cũng đều không cần xem xét kỹ hồ sơ, sau khi biện hộ vô tội xong, đối với tất cả ‘chứng cứ’ đều là phủ nhận, kết quả là nếu không làm được biện hộ vô tội, thì có thể còn bị kết án nghiêm trọng hơn.

Sau khi nghe luật sư nói vậy, các đồng tu nhận ra rất cần phải giải quyết vấn đề một cách rất hệ thống, cần phải nói chuyện với luật sư, có sự đồng thuận, như vậy mới có thể giải cứu đồng tu, đạt được hiệu quả cứu người. Dưới đây xin viết ra nhận thức của chúng tôi, cùng giao lưu với các đồng tu, có điểm nào không phù hợp xin các đồng tu từ bi chỉ giúp.

1. Từ góc độ luật sư chuyên nghiệp ở người thường xem xét tác động của biện hộ án phạt đối với biện hộ vô tội

Án phạt, chỉ việc tòa án căn cứ vào hành vi người phạm tội và trách nhiệm hình sự, trên cơ sở định tội, theo quy định pháp luật đối với tội phạm có áp dụng hình phạt hay không, hình phạt loại nào. Bản án sẽ thi hành ngay lập tức hay không…

Về lý luận mà nói, trong trường hợp bị cáo không nhận tội, có sự mâu thuẫn giữa việc biện hộ vô tội và biện hộ án phạt. Biện hộ án phạt là dựa trên tiền đề có tội, còn biện hộ vô tội hoàn toàn từ chối bất kỳ hình thức thương lượng án phạt nào. Biện hộ vô tội có nghĩa là người bảo vệ phản đối sự kiện hoặc cáo buộc tội danh của tòa án, chỉ có sau khi tòa án quyết định bị cáo có tội, luật sư biện hộ mới cần nêu ý kiến về biện hộ án phạt, bởi vì nếu người biện hộ yêu cầu thẩm phán giảm nhẹ lúc định tội với bị cáo, rõ ràng sẽ làm yếu đi mức độ bảo vệ vô tội của đương sự.

Thực tế, luật sư khi cố gắng biện hộ vô tội đồng thời với biện hộ án phạt, sẽ dần dần sinh ra logic biện hộ “nếu như có tội” hay “nếu tòa án nhận định bị cáo cấu thành phạm tội, thì xin tòa án chú ý tình tiết dưới đây…” Luật sư tiến hành biện hộ án phạt đầu tiên phải nhấn mạnh từ “nếu như”, như thế tòa án cũng không thể cho rằng luật sư từ bỏ việc biện hộ vô tội, càng không thể mặc định cho rằng bị cáo đương nhiên cấu thành phạm tội. Sau khi xác định rõ cơ sở giả thiết, luật sư mới tiến hành biện hộ án phạt.

Luật sư biện hộ dùng logic “nếu có tội” để biện hộ, về cơ bản khắc phục việc tồn tại mâu thuẫn và xung đột trong phân tích lý luận, sẽ đồng nhất với biện hộ “kết án, có tội” làm một. Nhìn thì việc luật sư biện hộ vô tội và biện hộ án phạt giống như là lựa chọn tốt nhất cho bị cáo không nhận tội. Thế nhưng, đằng sau sách lược này ẩn tàng nguy cơ lớn, luật sư tiến hành biện hộ án phạt sẽ không tránh khỏi tạo nên xung kích cho biện hộ vô tội, nên chọn một phương cách biện hộ để đạt được hiệu quả.

Tuy nhiên, trước hiện trạng biện hộ vô tội thành công cực thấp ở Trung Quốc, cân nhắc tới lợi ích trước mắt của đương sự, luật sư biện hộ và đương sự thường bỏ qua cách biện hộ vô tội, hoặc đánh cược với cách biện hộ án phạt, lại còn coi biện hộ án phạt làm chủ yếu, với hy vọng khi tòa án ra phán quyết định tội sẽ áp dụng hình phạt nhẹ cho bị cáo.

2. Từ góc độ người tu luyện nhìn nhận đệ tử Đại Pháp không áp dụng biện hộ án phạt

Chỉ về góc độ kiến thức luật sư thông thường của người thường giới thiệu về các bản án phạt, biện hộ án phạt sẽ có xung kích với biện hộ vô tội, mà đệ tử Đại Pháp bị kết án sai với kết án thông thường về bản chất căn bản không giống nhau, nó không quyết định quá trình xét xử, cũng không phải biện hộ theo cách thương lượng.

Đầu tiên, tính chất vụ án không giống nhau. Vụ án người thường thông thường liên quan tới đúng và sai, sai có rất nhiều vấn đề, do biện hộ vô tội và biện hộ án phạt cơ bản quan trọng như nhau; mà đệ tử Đại Pháp bị vướng vào án kiện là vấn đề liên quan tới chính và tà, về khía cạnh nhỏ mà nói là động tới lương tri chính nghĩa của nhân gian; về mặt rộng mà nói là sự tuyển trạch chính tà của thiên thể vũ trụ, giữa chính và tà, đại thiện đại ác, giữa lớn và không lớn, không có trung gian, không có phân mức độ, bất kỳ cách nghĩ định lượng nào sẽ làm mờ đi nhận thức đối với bản chất vấn đề, đều là sai trái.

Thứ hai, cơ điểm của vụ kiện là khác nhau. Vụ kiện người thường chủ yếu xung quanh vấn đề lợi ích cá nhân, luật sư trong các vụ kiện thông thường vì bị cáo đương sư biện hộ chủ yếu trên cơ điểm là làm thế nào để giảm nhẹ hình phạt, ít phải chịu tổn thất; còn vụ kiện đệ tử Đại Pháp mục đích chủ yếu là trong quá trình kiện khiến người liên quan liễu giải chân tướng Trung Cộng bức hại Pháp Luân Công, thức tỉnh lương tri thế nhân, từ đó có lựa chọn chính nghĩa, tránh khỏi kết cục bị đào thải; khống chế tà ác, giảm bức hại đệ tử Đại Pháp, cũng là một trong những mục đích của vụ kiện, nhưng đó là sau khi kiến lập minh bạch chân tướng cho con người thế gian, xuất ra sự lựa chọn của lương tâm mới đạt được kết quả đó, tuyệt không thỏa hiệp với tà ác.

Ngoài ra, luật sư biện hộ án phạt cho đệ tử Đại Pháp chủ yếu từ hai góc độ, một là tình huống bản thân đệ tử Đại Pháp và gia đình họ, một là Trung Cộng phi pháp ban hành tài liệu gọi là giải thích luật, những tài liệu này về văn tự biểu hiện chỉ là tà giáo, vì Trung Cộng bản thân còn không dám công khai cho Đại Pháp, đệ tử Đại Pháp càng không thể thừa nhận chúng, dù cho nó có một điểm nào đó trông như có lợi đối với việc giảm nhẹ bức hại với đệ tử Đại Pháp, chúng ta cũng không thể thừa nhận, chúng là luật bất hợp pháp, cần phủ định chúng từ căn bản.

Điểm cuối và cũng là điểm rất quan trọng chính là đệ tử Đại Pháp chúng ta đều rất rõ ràng, thực sự kết quả quyết định phán quyết phi pháp không phải là nhân tố tầng con người này, chính niệm chính hành của đệ tử Đại Pháp là quan trọng trong việc phủ định bức hại, sự thỏa hiệp ở tầng con người này chỉ có thể là cớ làm trầm trọng thêm bức hại của tà ác.

Do đó từ góc độ người tu luyện nhìn nhận, luật sư biện hộ tại tòa án, đối với đệ tử Đại Pháp bị dính tới vụ kiện, chỉ có thể biện hộ hết mức, hoàn toàn vô tội, biện hộ án phạt chính là mức độ khác của thỏa hiệp, mà đệ tử Đại Pháp kim cương bất động đối diện với bức hại tà ác không chấp nhận bất kỳ thỏa hiệp nào, là sự phủ định từ căn bản.

3. Không tiến hành biện hộ án phạt không có nghĩa là đệ tử Đại Pháp có thể bị tà ác bức hại

Vậy nếu như chúng ta yêu cầu luật sư chỉ biện hộ vô tội, không biện hộ thương lượng án phạt, có phải là giống như đối mặt với việc luật sư biện hộ sẽ nhận thức như thế, tà ác sẽ bằng thủ đoạn đáng khinh bỉ, và bỏ qua cái gọi là bằng chứng ngụy tạo ra để giăng bẫy đệ tử Đại Pháp? Chính là để tà ác tự ý bức hại đệ tử Đại Pháp sao? Hoàn toàn không thể như thế được, điều này cho thấy luật sư chưa thực sự hiểu được mục đích và ý nghĩa việc đồng tu yêu cầu họ kiện, điều này cần chúng ta tiến thêm một bước hướng tới luật sư giảng chân tướng.

Chỗ tà ác của tà đảng Trung Cộng chính là ở chỗ nó một mặt nó dám làm những việc ác thương thiên hại địa, một mặt lại vừa che đậy kín hết, dùng lời dối trá để lừa gạt. Kỳ thực, các công tố viên tòa án tiến hành xử phi pháp các đệ tử Đại Pháp trong tâm đều biết là làm sai, trước phiên tòa, Phòng 610 đã đưa ra các tội định trước, rất nhiều người là hùa theo hổ làm, chỉ cố hữu tư duy cho là đệ tử Đại Pháp cũng có thể để họ bức hại, có thể trong quá trình thiết lập án ngụy tạo sự thật tiến hành giăng bẫy, vì vậy trong quá trình xét xử họ đưa ra rất nhiều thứ không thể bảo vệ được.

Trong tình huống như thế, nếu luật sư biện hộ từ góc độ pháp luật chuyên nghiệp, đưa tất cả những thứ không hợp pháp của kẻ ác, những chỗ không đúng luật phơi bày ra, chính là đồng nghĩa lột lớp da vẽ của tà ác, khiến tất cả mọi người tại phòng xét xử, kể các các công tố viên tham gia bức hại, nhìn rõ bản chất của tà ác, để cho họ biết, còn có nhóm như thế kiên trì với chân lý không sợ hãi, đầy chính khí, những người dám nói không với ác đảng Trung Cộng, từ bề mặt con người giải thể tà ác, từ đó thức tỉnh sự chính nghĩa trong họ.

Công bằng và hợp lý, các công tố viên hết sức tham gia phiên tòa xét xử phi pháp đệ tử Đại Pháp bị những lời hoang ngôn lừa dối, vì lợi ích mà làm, gọi là nhóm Trung Cộng bức hại Đại Pháp, nhưng trong số họ rất nhiều người có thể được cứu độ, còn với đệ tử Đại pháp xét xử phi pháp, chính là họ đang làm điều ác, vừa là cơ duyên để họ được cứu, dưới chính niệm phối hợp của đệ tử Đại Pháp và luật sư biện hộ. Nếu những người này trước chân tướng và sự thật, với sự kêu gọi từ bi thiện lương của đệ tử Đại Pháp, sự kêu gọi chính nghĩa của luật sư biện hộ, có đủ lương tâm để phát hiện, thoát khỏi sự khống chế của tà ác, đưa ra phán quyết chính nghĩa có lợi cho đệ tử Đại Pháp, thể hiện lực lượng chính nghĩa tại thế gian, đó chính là bản thân họ đã lựa chọn cho mình một tương lai tốt đẹp. Đó chính là mục đích và ý nghĩa chân chính của việc đệ tử Đại Pháp mời luật sư biện hộ.

Do đó, từ góc độ đó mà giảng, chúng ta phải khiến cho luật sư biện hộ hiểu rõ, chúng ta không biện hộ thương lượng án phạt, chúng ta hy vọng luật sư có thể bác bỏ tất cả những vi phạm của công tố viên và thẩm phán tại tòa án, và biện hộ vô tội một cách hoàn chỉnh, toàn diện cho đệ tử Đại Pháp.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2018/1/2/359134.html

Đăng ngày 14-10-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share