Bài viết của Chính Tín

Thếp theo Phần 6

[MINH HUỆ 11-8-2018] Môn tu luyện Pháp Luân Đại Pháp được truyền ra công chúng vào năm 1992. Có nhiều học viên là giáo viên tiểu học, trung học. Những nhà giáo ấy đã lấy tiêu chẩn Chân – Thiện – Nhẫn để tự yêu cầu bản thân và cống hiến hết mình cho sự nghiệp giáo dục và dạy dỗ các học sinh của mình.

Họ được các đồng nghiệp, phụ huynh và học sinh hết sức kính trọng. Khi Đảng Cộng sản Trung Quốc tiến hành cuộc đàn áp Pháp Luân Đại Pháp năm 1999, nhiều nhà giáo đã bị bắt, giam giữ, tra tấn đến chết; đó quả thật là mất mát to lớn cho đất nước và thế hệ tương lai.

Giáo viên Toán ở Bắc Kinh tìm được chân lý nhân sinh

Ông Lý Lan Cường, là một sinh viên xuất sắc của trường Đại học Sư phạm Bắc Kinh. Năm 1993, sau khi tốt nghiệp, ông dạy toán ở một trường trung học ở Bắc Kinh.

Trước khi tu luyện Pháp Luân Công, ông Lý vẫn luôn trăn trở về ý nghĩa chân chính của nhân sinh và con người sẽ về đâu sau khi chết đi. Ông nghiên cứu những cuốn sách tu luyện cổ xưa để đi tìm câu trả lời. Năm 1997, ông đã vinh dự được đọc qua cuốn sách “Chuyển Pháp Luân”, cuốn sách chính của Pháp Luân Công, và cuốn sách đã mang ánh sáng đến với cuộc đời ông. Những bài giảng trong sách giúp ông đề cao tâm tính và tìm ra câu trả lời của cuộc đời mình. Bệnh tim mãn tính của ông ngay sau đó cũng khỏi hẳn.

Ông trở thành một người biết nghĩ cho người khác trước, vô tư vô ngã, luôn chiểu theo Chân – Thiện – Nhẫn làm người tốt. Ông thành thật, thiện lương và tận tâm tận lực trong công tác, luôn cố hết sức hoàn thành tốt công việc mà không hề kêu khổ, than mệt. Vì thế, lãnh đạo và các phụ huynh đều khen ngợi ông.

Chứng kiến thấy những biến hóa cả về tinh thần lẫn thể chất của ông Lý, bố mẹ, anh em và con cái ông đều bắt đầu đọc sách và luyện các bài công pháp của Pháp Luân Công. Lúc này, cả gia đình luôn sống trong bầu không khí ấm áp, thuận hòa.

Thiện lành đến với gia đình một nhà giáo về hưu

1. Gia đình lâm vào bước đường cùng

Ông Trương Toàn Hưng là một giáo viên về hưu ở thành phố Trương Gia Khẩu, tỉnh Hà Bắc. Trước khi tu luyện, ông bệnh nặng đến mức không thể tự chăm sóc bản thân. Ông bị sinh tầng tủy sống; đầu, lưng và chân đều đau nhức; ngoài ra, ông còn bị bệnh về tim, gan, thận và dạ dày. Tiền lương tháng của ông không đủ để chi trả chi phí thuốc men.

Không phải chỉ mình ông thân mang đầy bệnh tật, người nhà ông cũng nhiều bệnh, lắm tai ương. Mẹ ông sức khỏe yếu và nhiều bệnh tật. Con trai ông bị bại liệt và khiến chân cậu ấy bị teo nhỏ và mất cảm giác, hơn nữa trí nhớ rất kém. Vợ ông là trụ cột tài chính của gia đình, thời gian dài lao lực, dần dần bà bị mất ngủ và cơ thể suy nhược.

2. May mắn đắc Đại Pháp, thân tâm biến hóa to lớn

Tại thời khắc nguy khốn, toàn gia đình ông Trương may mắn được giới thiệu cuốn bảo thư “Chuyển Pháp Luân” của Đại Pháp và học luyện năm bài công pháp. Từ đó, vận mệnh của họ có sự chuyển ngoặt mang tính kỳ tích. Bệnh tật của vợ chồng ông không thuốc mà khỏi, toàn thân vô bệnh. Càng thần kỳ hơn, khi cậu con trai của ông dần dần hồi phục trí nhớ, cậu dần lấy lại cảm giác ở chân và các ngón chân có thể cử động theo ý. Pháp Luân Đại Pháp đã cứu một gia đình đang lâm vào bước đường cùng.

Tu luyện Đại Pháp khiến cả nhà ông thiện lương, khoan dung và chân thành hơn. Mười hai năm trước, chính quyền địa phương đã lấy một phần lớn đất đai của gia đình ông mà không hề bồi thường. Là một cá nhân phổ thông thì nhất định là sẽ không chấp nhận. Nhưng sau khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, gia đình ông Trương cho rằng chính quyền trưng dụng đất của gia đình ông để đem lại lợi ích cho người dân trong vùng, vì thế, gia đình ông đã không tìm cách để giành lại mảnh đất.

Một ngày, người hàng hàng xóm vốn không ưa gia đình ông Trương đã làm hư hại nhà ông trong khi dùng máy kéo để di chuyển một tảng đá lớn còn máy kéo thì bị mắc kẹt trong hố. Gia đình ông Trương không yêu cầu bồi thường mà chỉ bảo người hàng xóm phải chú ý an toàn lúc đưa máy kéo lên. Anh ấy vô cùng cảm động và cảm ơn cả gia đình ông.

3. Con trai ông Trương tình nguyện dạy Tiếng Anh

Sau khi tu luyện Đại Pháp không lâu, thân thể con trai ông Trương là anh Trương Lực Hoa đã cải biến vô cùng to lớn, Đại Pháp cũng khai mở trí huệ cho anh. Trương Lực Hoa đã phụ đạo tiếng Anh cho con cái của bạn bè, người thân và bà con lối xóm trong kỳ nghỉ hè mà không hề lấy tiền. Nhiều phụ huynh đã đến cảm ơn anh và nói rằng nhờ anh mà điểm số môn tiếng Anh của con họ đã được cải thiện rất nhiều.

4. Một người giúp việc mà chủ nhà luôn nhớ đến

Sau khi cuộc bức hại Pháp Luân Công bắt đầu vào tháng 7 năm 1999, quản lý của ông Trương Toàn Hưng đã phi pháp giữ lương của ông hòng gây áp lực ép ông từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công. Để trang trải cho cuộc sống gia đình, vợ ông, bà Cao Ngọc Trân phải đi làm trở lại, không oán không hận chèo chống gia đình. Lúc đó, bà đã ngoài 60 tuổi và phải rời xa nhà để làm giúp việc chăm sóc một phụ nữ bị bệnh và giúp việc nhà cho chủ nhà.

Mặc dù theo hợp đồng, bà Cao không phải đảm nhận các công việc liên quan đến sinh hoạt của người chồng của gia đình đó, nhưng bà vẫn giặt hết quần áo của ông, trải ga giường và dọn dẹp mọi thứ. Bà sắp xếp ngăn nắp toàn bộ căn nhà mà nhiều năm rồi không có ai dọn dẹp. Khi bà nghỉ việc, hai vợ chồng chủ nhà đã năm lần bảy lượt giữ bà ở lại. Sau đó họ gọi đến nhà bà và mời bà quay lại làm. Khi biết rằng bà Cao quả thực không thể tiếp tục quay lại làm nữa thì gia đình họ đã nhờ bà giới thiệu một người khác mà cũng tu luyện Pháp Luân Công đến làm việc giúp cho nhà họ.

Giảng dạy hiệu quả nhờ chiểu theo tiêu chuẩn “Chân – Thiện – Nhẫn”

Anh Liễu Vĩnh Hồng là giáo viên trung học ở huyện Trang Lãng, tỉnh Cam Túc.

Trước khi tu luyện Pháp Luân Công, anh bị suy nhược thần kinh nghiêm trọng và thường cả đêm không ngủ. Anh cũng mắc chứng hoang tưởng và sợ ở nhà một mình thậm chí là ban ngày.

Anh Liễu đắc Pháp tháng 11 năm 1996, khi đó anh còn là sinh viên. Không lâu sau, mọi bệnh bệnh tật về tinh thần lẫn thể chất của anh đều khỏi hẳn. Anh có thể ngủ vào ban đêm và lúc nào cũng tràn đầy năng lượng.

Sau khi tốt nghiệp đại học, anh giảng dạy ở một trường trung học địa phương và luôn tuân theo những yêu cầu của Đại Pháp trong cuộc sống hàng ngày. Anh chuẩn bị bài giảng cẩn thận và không bao giờ sao lãng. Chính nhờ sự nỗ lực ấy mà học sinh lớp của anh đã đạt thành tích rất cao trong một kỳ thi quan trọng.

Người giáo viên mà mọi học sinh đều kính mến

Bà Triệu Tuyết Mai là một giáo viên xuất sắc ở Trường Trung học 12 ở Duy Phường, tỉnh Sơn Đông. Bà đã từng bị vấn đề nghiêm trọng về tai trong và không thể nghe rõ trong hơn nửa năm. Sau khi tu luyện năm 1999, sức khỏe của bà đã bình phục và bà có thể toàn tâm toàn thân tập trung cho công tác giảng dạy.

Bà Triệu dạy học vô cùng nghiêm túc và học sinh trong lớp bà thường có thành tích học tập rất cao. Tháng 4, năm 1999; một trong các lớp của bà xếp hạng lớp học chất lượng tốt nhất trong các trường trung học địa phương.

Bà cũng thành tâm quan tâm đến từng học sinh và tận lực giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Với những học sinh học lực yếu, bà chắc chắn sẽ phụ đạo thêm cho các em. Bà Triệu nhiều lần được học sinh bầu chọn là “Giáo viên được yêu quý nhất“.

Tháng 3 năm 2002, vì kiên định tu luyện Pháp Luân Công, bà Triệu bị giam giữ phi pháp, toàn thể học sinh trong một lớp của bà đã khóc còn một lớp khác thì đã đồng loạt bỏ học, kiên quyết yêu cầu để bà quay lại giảng dạy. Thậm chí một vài phụ huynh khi biết tin đã đến chính quyền địa phương yêu cầu thả bà Triệu để bà có thể trở về trường giảng dạy.

Lời kết

Giáo dục là vấn đề căn bản của quốc gia, là nền tảng của xã hội để giáo dục thế hệ tương lai. Chỉ có những giáo viên phẩm đức ưu tú mới có thể đào tạo ra những học sinh tài đức vẹn toàn. Những nhà giáo tu luyện Pháp Luân Công kia, sau khi tu luyện, phẩm hạnh của họ đã được đề cao một cách nhanh chóng, họ không cầu danh, không cầu lợi, nghiêm túc dạy học, thiện đãi các học sinh như nhau, là may mắn to lớn cho giáo dục quốc gia! Tuy nhiên, đáng tiếc là cũng như các học viên khác, những nhà giáo này cũng chịu bức hại nghiêm trọng vì tu luyện Pháp Luân Công.

Ông Lý Lan Cường mất việc và bị bắt vào trại cưỡng bức lao động hai lần với thời gian tổng cộng bốn năm vì từ chối từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công. Về sau, ông bị bắt giam ba năm, và bị tra tấn tàn bạo khi ở trong tù. Để con cái không bị ảnh hưởng bởi cuộc đàn áp, vợ ông đã ly hôn. Bố ông vì thương con trai bị tra tấn trong tù mà lâm bệnh nặng và qua đời ba ngày sau khi ông Lý được trả tự do khỏi trại lao động cưỡng bức.

Gia đình ông Trương Toàn Hưng đều bị giam giữ và đánh đập tàn bạo nhiều lần. Vợ và con trai ông đều qua đời vì bị tra tấn. Con gái ông, bà Trương Quỳnh Hoa mắc chứng rối loạn thần kinh sau khi bị tra tấn trong trại cưỡng bức lao động.

Ông Liễu Vĩnh Hồng bị bắt, đánh đập và tra tấn trong trại cưỡng bức lao động trong hai năm rưỡi. Lãnh đạo trường học không trả lương cho bà.

Chính quyền đã nhiều lần lục soát nhà của bà Triệu Tuyết Mai. Vợ chồng bà bị sa thải, bắt giam và đưa vào trại cải tạo lao động.

Đối diện với cuộc bức hại tàn khốc như vậy, các học viên Pháp Luân Công vẫn luôn kiên thủ quyền được tín ngưỡng Chân – Thiện – Nhẫn. 19 năm trôi qua, trường bức hại vượt qua ranh giới cuối cùng của đạo đức nhân loại này nay đã đi tới đoạn chót. Trong tương lai không xa, một ngày nào đó người dân Trung Quốc cũng sẽ cùng với nhân dân các quốc gia khác trên toàn thế giới nghênh đón Pháp Luân Đại Pháp tự do tu luyện tại nơi mà pháp môn ra đời.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/8/11/372118.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/9/14/171894.html

Đăng ngày 10-10-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share