Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ tại Hà Bắc, Trung Quốc

[MINH HUỆ 27-8-2018] Ông Vương Chí Cần và vợ là bà Tào Nhã Xuân, người thôn Tiểu Hà Trấn, thị trấn Tân Trại, đã bị xét xử tại Tóa án Huyện Loan Nam, tỉnh Hà Bắc vào sáng ngày 24 tháng 8 năm 2018.

Phó viện trưởng Trương Hồng Ba đảm nhiệm chức thẩm phán trưởng, Lưu Ngạn Tỏa chủ trì xét xử, Cao Mãnh là bồi thẩm viên, Lý Quốc Hoa của bộ phận công tố của Viện kiểm sát tham dự phiên tòa với vai trò hỗ trợ công tố.

Lý Quốc Hoa nói rằng vào trung tuần tháng 11 năm 2017, có công chức chính quyền thị trấn Mã Đầu Doanh đã nhìn thấy ai đó dán biểu ngữ tại thôn Vương Trang Tử, thị trấn Mã Đầu Doanh. Sau đó công chức này đã tới ủy ban thị trấn để xem băng thu hình ghi lại từ camera giám sát và gọi điện cho cán bộ thôn Vương Trang Tử để họ báo với Đồn Cảnh sát Mã Đầu Doanh.

Sau đó, khi cảnh sát tìm người đến nhận diện, họ cho rằng đó là vợ chồng ông Vương Chí Cần. Ngay lập tức, Tô Kiệt dẫn theo một toán cảnh sát thuộc Đồn Cảnh sát Mã Đầu Doanh tiến thẳng đến nhà vợ chồng ông Vương Chí Cần và bà Tào Nhã Xuân ở huyện Nhạc Đình và bắt giữ họ.

Lúc này, Lý Quốc Hoa đã trích dẫn lời chứng của phó đồn trưởng Đồn Cảnh sát Cổ Hà, trưởng thôn Vương Trang Tử, trưởng thôn Tiểu Hà Duyên, và cán bộ chính quyền thị trấn, tất cả họ đều nói rằng cặp vợ chồng này tu luyện Pháp Luân Công.

Lý Quốc Hoa thừa nhận rằng bà Tào không hề ký bất kỳ chứng từ nào. Đội An ninh Nội địa Thành phố Đường Sơn xác nhận rằng tất cả những tấm áp phích là bất hợp pháp.

Hai luật sư được thuê để biện hộ cho cặp vợ chồng này đã chỉ ra ba điểm sau:

1. Hai người trong đoạn băng ghi hình nhìn không rõ mặt, căn bản không thể nhận định hai người đó là ai. Cảnh sát cũng không đưa hai người đến hiện trường để xác minh. Do đó, cáo buộc hẳn là thiếu bằng chứng thuyết phục.

2. Những đồ vật mà cảnh sát tịch thu cũng không được hai vợ chồng xác nhận bằng lời nói hoặc văn bản. Bản thân đương sự cũng không thừa nhận tính chân thực của đoạn băng ghi hình, nó không thể được sử dụng làm bằng chứng buộc tội.

3. Trong tình huống thiếu bằng chứng thuyết phục, không hề có cơ sở để kết luận đương sự có hành vi phạm tội, cũng như họ không phải chịu bất kỳ trách nhiệm hình sự nào.

Cặp vợ chồng này cũng tự biện hộ vô tội. Họ chứng thực rằng Pháp Luân Công là một công pháp tốt dạy người ta hướng thiện làm người tốt và tăng cường sức khỏe. Họ cũng chỉ ra rằng tu luyện Pháp Luân Công là hợp pháp, và truyền rộng tài liệu chân tướng và nâng cao nhận thức về Pháp Luân Công cũng là hợp pháp.

Công tố viên Lý Quốc Hoa khư khư ý kiến của mình, yêu cầu tuyên án hai vợ chồng ông Vương từ ba đến bốn năm tù giam. Kết thúc phiên tranh biện, chủ tọa phiên toàn thông báo rằng bản án sẽ được thông báo sau.

Bắt cóc và giam giữ

Nhân viên từ Đội An ninh Nội địa Nhạc Đình tại thành phố Đường Sơn và Đồn Cảnh sát Mã Đầu Doanh đã bắt cóc hai vợ chồng và đưa họ đến Trại tạm giam Nhạc Đình vào ngày 01 tháng 12 năm 2017.

Ngày 4 tháng 12, gia đình đã đến thăm họ nhưng bị bảo vệ cổng chặn lại, không cho vào, và nói rằng nếu muốn thăm hai vợ chồng, họ phải được Đội An ninh Nội địa Nhạc Đình cho phép. Ông Vương bị chuyển đến trại tạm giam Nhạc Đình và bà Tào bị chuyển đến trại tạm giam Số 1 Thành phố Đường Sơn vào ngày 16 tháng 12.

Vụ án của hai vợ chồng đã bị chuyển đến Tòa án Loan Nam. Vài ngày sau, Lý Quốc Hoa thông báo với gia đình của họ rằng hồ sơ vụ án sẽ được chuyển trả về Cục Công an Huyện Nhạc Đình, và điều này là dối trá. Khi các thành viên trong gia đình đến Đội An ninh Nội địa Nhạc Đình hỏi về tình huống này, thì đội an ninh nói với họ rằng vụ án này do Đồn Cảnh sát Thị trấn Mã Đầu Doanh chịu trách nhiệm. Người nhà lại đến Đồn Cảnh sát Mã Đầu Doanh để hỏi thông tin, thì các cảnh sát đã không cung cấp bất kỳ thông tin gì cho họ.

Cho đến thời điểm hiện tại ông Vương vẫn bị giam giữ tại trại tạm giam Huyện Loan Nam, và bà Tào vẫn đang bị giữ tại trại tạm giam Số 1 Thành phố Đường Sơn.

Bối cảnh và các quan chức, cảnh sát tham gia bức hại vợ chồng ông Vương:

Trương Hồng Ba, phó viện trưởng Tòa án Huyện Loan Nam, người chịu trách nhiệm bức hại các học viên Pháp Luân Công, là thẩm phán trưởng của Tòa Hình sự Số 1 tại Tòa án Huyện Loan Nam năm 2004. Người này đã tuyên án cô Trương Liên Chi, một học viên Pháp Luân Công khác, bốn năm tù giam và khiến cô mất việc trong năm 2004. Sau đó Trương Hồng Ba đảm nhiệm chức phó viện trưởng, và là người đứng đầu Tòa Hình sự Số 1 và đã tuyên án tù phi pháp nhiều học viên khác.

Theo báo cáo, ông Lưu Tông Dũng bị tuyên án sáu năm tù giam; ông Mã Thiệu Chu ở huyện Loan Nam, bị tuyên hai năm rưỡi tù giam; Lưu Hồng Anh ở huyện Nhạc Đình bị tuyên án ba năm tù giam; Năm học viên khác ở huyện Đường Hải cũng bị kết án phi pháp.

Tào Cảnh Đào, phó kiểm sát trưởng, Viện Kiểm sát Huyện Loan Nam, là người chịu trách nhiệm bức hại học viên Pháp Luân Công trong nhiều năm.

Trịnh Vĩnh Quân, trưởng bộ phận công tố của Viện Kiểm sát Huyện Loan Nam. Trong 10 năm đảm nhiệm chức vụ này, ông ta đã khởi tố nhiều học viên Pháp Luân Công.

Quách Hiểu Huy là kiểm sát trưởng của Viện Kiểm sát Huyện Loan Nam.

Những cá nhân và tổ chức khác tham gia bức hại ông Vương và bà Tào:
Cục Công an Huyện Loan Nam: +86-315-4122062
Vũ Tiền Lai (武前来), cục trưởng: +86-315-4126515, +86-13832988668
Triệu Kiến Bình (赵建平), phó cục trưởng: +86-315-41111111, +86-315-4167777, +86-13930563056
Thạch Quốc Khải (石国凯): +86-315-4121602, +86-315-7869235, +86-13832981602
Vương Trọng Tồn (王仲存): +86-315-4299399, +86-315-4121007, +86-13832987279


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/8/27/372963.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/9/13/171877.html

Đăng ngày 10-10-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share