Bài viết của A Chân

[MINH HUỆ 10-10-2009] Bà Lý là một học viên Đại Pháp trung niên. Dù đã nghỉ hưu vài năm trước đây, bà vẫn để lại một ấn tượng tốt đẹp cho các thủ trưởng và đồng nghiệp.

Bà Lý bắt đầu tập Pháp Luân Đại Pháp vào năm 1996. Bà đã gánh vác trách nhiệm cung cấp tài liệu cho địa điểm tập công và bật nhạc tập công cho các học viên mỗi ngày. Vào sáng sớm, bà Lý và chồng của bà, người cũng là học viên Đại Pháp mang một cái túi lớn đựng đầy sách Đại Pháp ra điểm tập công.

Tại đơn vị công tác, mọi người đều kính trọng bà Lý. Sau đây chỉ là một ví dụ.

Tại nơi làm việc, nhà vệ sinh thường rất bẩn đến nỗi không có chỗ để mà đứng nữa. Bất kể bao nhiêu nỗ lực mà thủ trưởng bỏ ra để vận động mọi người dọn sạch nó, không ai đứng ra làm cả. Sau khi thấy điều này, bà Lý đã tình nguyện đi dọn sạch nhà vệ sinh.

Ngày đầu tiên khi bà dọn nhà vệ sinh, rác rưởi ở khắp mọi nơi. Bà và một học viên khác nhặt được nhiều xô đựng đầy giấy vệ sinh và mang chúng ra khỏi nhà vệ sinh. Họ xả nước và lau chùi nhà vệ sinh cho đến khi nó sạch sẽ. Với nỗ lực của họ, nhà vệ sinh bẩn thỉu lúc trước đã trở nên rất sạch. Kể từ đó, bà Lý lãnh trách nhiệm giữ nhà vệ sinh được sạch sẽ, và bà làm như vậy trong vòng mười năm qua. Thủ trưởng của bà đã cảm động vì điều đó, và kiên quyết tăng lương cho bà.

Bà Lý luôn tinh tấn chiểu theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn. Bất kể bà hy sinh bao nhiêu, bà không bao giờ quan tâm tới được và mất. Do đó bà đã nhận được lời khen ngợi xứng đáng từ các thủ trưởng và đồng nghiệp.

Bà Lý làm việc cho một xưởng in. Hàng ngày, trước khi bắt đầu công việc, nhân viên chịu trách nhiệm phân phối giấy luôn luôn được đặt một định mức giấy. Họ đặt ra một quy tắc nghiêm ngặt về khối lượng giấy được phân phối để tránh biển thủ và lãng phí, tuy nhiên họ không bao giờ áp dụng quy tắc này cho bà Lý và vài học viên Đại Pháp khác vì tin tưởng họ. Họ biết rằng các học viên Đại Pháp sẽ không bao giờ nhân cơ hội lấy cắp tài sản công, và nếu còn lại giấy thừa, các học viên sẽ trả lại chúng mà không giữ lại thậm chí một mẩu giấy cho chính họ.

Sau khi cuộc bức hại Pháp Luân Công bắt đầu, bất cứ khi nào cảnh sát địa phương tới nơi làm của bà Lý để sách nhiễu bà, các thủ trưởng luôn luôn bảo vệ bà. Sau này, bà đã bị bắt giữ trên đường tới Bắc Kinh để khiếu nại cho Pháp Luân Công, và bị giam giữ bất hợp pháp tại Trại lao động Mã Tam Gia. Khi bà ở đó, các thủ trưởng của bà đã làm thay công việc của bà chứ không để người khác thay thế. Do vị trí công tác của bà Lý rất tốt, một số người đã hối lộ người thủ trưởng để có được nó, nhưng người thủ trưởng vẫn giữ giùm vị trí của bà, vì họ lo rằng sẽ không có ai tốt hơn bà Lý khi bà trở về. Thủ trưởng của bà đã chờ cho đến khi bà được thả ra khỏi trại lao động và trả lại công việc cho bà.

Khi bà Lý đến tuổi nghỉ hưu, thủ trưởng của bà đã gia hạn hợp đồng cho bà và các học viên Đại Pháp khác. Nhưng ông không hề thuê bất cứ nhân viên về hưu nào mà không phải là học viên.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/10/10/210055.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/10/20/111727.html
Đăng ngày 21-10-2009; bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share