Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc

[MINH HUỆ 10-8-2018] Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giang Trạch Dân, cựu Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), Pháp Luân Đại Pháp đã bị bức hại tàn bạo trong suốt 19 năm qua. Cuộc bức hại này đã khiến rất nhiều học viên bị tổn thất về tài chính, bị tra tấn và ngược đãi tàn bạo cả về thể chất lẫn tinh thần, thậm chí còn bị bức hại đến chết. Đồng thời, đây cũng là một khảo nghiệm về đạo đức và lương tri của mỗi cá nhân trong xã hội.

Nhờ những thân nhân dũng cảm không sợ cường quyền bạo lực, kiên tín vào Đại Pháp, luôn ở bên ủng hộ học viên Pháp Luân Đại Pháp đi trên con đường tu luyện, họ đã tự lựa chọn cho bản thân một tương lai tươi sáng. Chúng tôi thực sự cảm động và khâm phục những con người thiện lương đó và muốn chia sẻ một vài câu chuyện về họ.

Ủng hộ vợ tu luyện

Anh Lưu, chồng của cô Minh Vũ, là người rất đáng tin cậy, qua vợ mình, anh đã thấy được vẻ đẹp của Đại Pháp. Trước khi tu luyện, vợ anh mắc nhiều bệnh tật. Bị bệnh tật hành hạ, nên cô rất dễ nổi nóng, khiến gia đình luôn bất hòa.

Sau khi tu luyện Đại Pháp, cả tâm lẫn thân cô Minh đều có nhiều biến đổi to lớn. Tại đơn vị công tác, ai nấy đều thấy cô là người siêng năng, và cô đã vài lần được trao tặng danh hiệu lao động tiên tiến. Trong gia đình, cô kính già yêu trẻ, nhẫn nhục chịu khó, được hàng xóm và bạn bè khen ngợi.

Sau khi anh Lưu tận mắt chứng kiến vợ mình có những biến đổi to lớn nhờ tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, anh tin rằng Pháp Luân Đại Pháp là một công pháp tốt, có thể chữa bệnh khỏe người kỳ diệu và có khả năng giúp người ta thăng hoa đạo đức. Do đó, kể từ tháng 7 năm 1999, khi chính quyền Giang Trạch Dân phát động đàn áp Pháp Luân Công đến nay, anh Lưu luôn ủng hộ vợ tu luyện. Sự kiên cường và chính nghĩa của anh Lưu khiến người ta phải nhìn bằng cặp mắt kính nể.

Vào thời kỳ đầu của cuộc bức hại, cô Minh Vũ đi tới Bắc Kinh thỉnh nguyện công lý cho Pháp Luân Đại Pháp. Cô không nói trước với chồng về chuyến đi tới Bắc Kinh, chỉ sau khi đến nơi cô mới gọi điện về thông báo. Anh Lưu không một lời oán trách, chỉ ân hỏi cô có mang đủ tiền dùng không và nhắc nhở cô chú ý an toàn, sớm về nhà.

Khi cô Minh Vũ tới Bắc Kinh để thỉnh nguyện lần hai, cô bị bắt giữ và sau đó bị đưa về trại tạm giam địa phương, cô bị giam giữ ở đó trong hai tháng. Chồng cô mỗi tuần đều mang quà đến thăm cô.

“Tôi làm việc ở đây đã hơn 20 năm rồi. Tôi chưa từng thấy có ai tốt bụng như chồng cô,” lính canh nói với cô Minh.

Khoảng hai tháng sau, họ chuyển cô Minh tới đồn công an. Chồng cô mỗi ngày sau khi tan làm đều đến thăm cô. Anh ấy hỏi han về bữa ăn và rằng cô có bị ngược đãi không. Anh cũng nhắc cô tự chăm sóc bản thân cho tốt. Những lần thăm hỏi của chồng là sự khích lệ to lớn dành cho cô Minh.

Sau đó cô Minh bị phi pháp đưa tới trại cưỡng bức lao động. Chồng cô đã lái xe vượt 150 dặm đường xa đưa anh chị em ruột của cô Minh tới thăm cô bốn lần trong ba tháng. Mỗi lần gặp mặt, anh Lưu lại dặn dò vợ giữ gìn sức khỏe, toàn thể người nhà đều mong cô sớm ngày về nhà. Lính canh cảm động trước lòng tốt của anh.

Trong thời gian cô Minh bị cầm tù, chồng của cô thường đưa người nhà cô cùng tới thăm cô. Những lần tới thăm hỏi của họ có tác dụng làm giảm bớt mức độ bức hại cô.

Năm 2015, cô Minh đệ đơn lên Tòa án Tối cao kiện Giang Trạch Dân. Đơn kiện của cô bị chuyển lại cho đồn cảnh sát địa phương. Cảnh sát đã đưa một đồng nghiệp cũ của cô tới nhà cô để dò la tin tức.

Anh Lưu vẻ mặt nghiên túc, khẩu khí kiên định nói với những người đến nhà anh rằng: “Là tôi bảo cô ấy viết, anh cứ việc đi báo cảnh sát, có gì thắc mắc thì đến tìm tôi, đừng tìm cô ấy.” Nghe xong, người đồng nghiệp kia bộ dạng lúng túng, không nói được gì, lặng lẽ rời đi. Sau khi trở về đã nói với lãnh đạo rằng sau này sẽ không quay lại nhà Minh Vũ nữa vì chồng cô ấy không cung cấp thông tin gì.

Có lần, đơn vị công tác gọi điện cho anh Lưu thông báo anh đóng đảng phí. Anh nói với cơ quan rằng anh đã thoái ĐCSTQ, sau đó, hai đồng nghiệp của anh cũng theo anh thoái đảng. Anh cũng là người tiên phong trong gia đình ký tên tố cáo tội ác của Giang Trạch Dân.

Trong cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp kéo dài nhiều năm qua, dù phải chịu áp lực tinh thần nặng nề nhưng anh Lưu không hề có lời phàn nàn hay bất mãn. Còn có người có ý bất hảo vài lần khuyên anh ly hôn vợ và tìm người con gái khác, anh chỉ một mực im lặng.

Sau này biết chuyện vợ anh hỏi: “Tại sao anh không nghe theo họ ly hôn em? Tại sao phải cùng em chịu biết bao thống khổ như vậy?“

Anh Lưu đáp: “Em không làm sai gì cả, nếu anh bỏ em khi em đang trong hoạn nạn, thì chẳng phải anh tệ bạc lắm sao? Vợ chồng thì phải có phúc cùng hưởng, có nạn cùng chịu.”

Trong những năm qua, vô luận tình cảnh tàn khốc hiểm ác thế nào, vô luận người khác có nói những lời kích động khó nghe ra sao, anh vẫn nhất mực tin tưởng vợ mình, không rời nửa bước. Sự chân thành, chính trực, và quan tâm tới của anh dành cho vợ rất đáng để noi gương. Những người biết anh đều khen ngợi anh là một người chồng tốt.

Bí thư chi bộ thôn bảo vệ học viên

Ông Quách là anh trai của cô Linh, một học viên Pháp Luân Đại Pháp. Ông đã giữ chức bí thư thôn trong nhiều năm. Ông Quách là người thanh liêm và rất công tâm. Chứng kiến những biến đổi to lớn của em gái và những tiêu chuẩn đạo đức cao của các học viên trong thôn, ông Quách thực sự tin Đại Pháp là tốt.

Ông cũng biết rõ bản chất tà ác của ĐCSTQ vì đã chứng kiến sự lừa dối và tuyên truyền qua các cuộc đấu tranh giai cấp. Sau khi nhận ra mức độ nghiêm trọng của cuộc bức hại mà các học viên đang phải chịu đựng, ông cảm thông với các học viên và cố gắng giúp đỡ họ trong phạm vi quyền hạn của mình.

Trong những năm qua, người của đồn cảnh sát thị trấn đã nhiều lần tới thôn ông hòng bắt các học viên Pháp Luân Công. Khi biết tin, bí thư Quách thường nghĩ cách trì hoãn thời gian của cảnh sát, tìm cách truyền tin cảnh báo các học viên. Nhờ sự giúp đỡ của ông mà không có học viên nào bị bắt trong những lần lùng bắt như vậy.

Có lần, cảnh sát đã đột nhập vào nhà nọ để bắt giữ một học viên. Bởi mỗi lần lên kế hoạch bắt giữ đều không thành, nên lần này, họ đi thẳng tới thôn, xông vào nhà học viên, bắt giữ và tống học viên lên xe cảnh sát.

Ngay khi hay tin, ông Quách lập tức chạy tới nhà của người học viên đó. Vừa thở hồng hộc vừa nhìn thẳng vào những cảnh sát kia mà nghiêm nghị nói: “Bà ấy là người dân trong thôn tôi. Tôi chịu trách nhiệm cho sự an toàn của bà ấy. Các anh đến đây để bắt giữ bà ấy mà không hề thông báo, cũng như không được tôi đồng ý. Các anh ở đây làm gì? Những người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp đều là người tốt, dân thôn tôi ai cũng thừa nhận điều đó. Họ cũng là những công dân tuân thủ pháp luật. Hà cớ gì mà bắt họ? Các anh dành thì giờ đi bắt tội phạm có phải tốt hơn hơn không?”

Đồng thời, ông Quách đưa người học viên ra khỏi xe cảnh sát và trấn an bà: “Không phải sợ. Tôi là cán bộ của thôn. Có việc gì tôi sẽ chịu trách nhiệm, chị hãy về nhà đi!”

Cảnh sát tròn mắt kinh ngạc, không nói được lời nào và rời đi sau khi thấy vị trưởng thôn thả người học viên mà họ bắt giữ. Sau khi biết chuyện, người dân trong thôn ai nấy đều kính nể và khâm phục bí thư Quách vô tư chính trực, cũng càng tín nhiệm ông ấy hơn.

Vì ông Quách tin vào Pháp Luân Công, rất nhiều lần giúp các học viên Pháp Luân Công chuyển nguy thành an, ông cũng đắc phúc báo, toàn thể người nhà ông thân thể khỏe mạnh, bình an. Vài năm trước, gia đình ông Quách có xây dựng một cây xăng và kinh doanh rất phát đạt.

Bản bản thân ông Quách cũng nói: “Tôi đã được thụ ích từ Đại Pháp.”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/8/10/372198.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/8/24/171624.html

Đăng ngày 31-08-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share