Bài viết của một học viên ở Yên Đài, tỉnh Sơn Đông
[MINH HUỆ 12-10-2017] Một lần con trai đã nói với tôi: “Ông nội toàn nói những điều vô lý.” Ngay lập tức đôi đã hướng nội và nhận ra rằng mình đã coi thường bố chồng, bởi vì ông không ủng hộ Đại Pháp. Tôi đã tự nhủ với bản thân: “Ông đã từng là một vị thần trong lịch sử đằng đẵng, và là chúng sinh mà Sư phụ muốn cứu độ.”
Kể từ lúc đó, tôi đã dùng chính niệm đối đãi với các thành viên trong gia đình cũng như những người khác. Tôi luôn cân nhắc đến mong muốn của mọi người và đặt họ lên trên bản thân mình.
Nếu tôi chứng kiến mâu thuẫn, cho dù sự việc không liên quan trực tiếp đến tôi, việc đầu tiên tôi làm là hướng nội tìm xem bản thân mình có vấn đề gì tương tự hay không.
Một lần, tôi nhìn thấy hai người đi xe máy tranh giành vị trí tốt hơn ở trên đường. Ngay lập tức tôi đã hướng nội và trong tâm thầm nói với Sư phụ: “Sư phụ, con vẫn còn tâm tranh đấu, nhưng con không muốn nó. Con muốn nó biến mất.”
Chồng của tôi không tu luyện Pháp Luân Công, nhưng con trai của tôi lại tu luyện. Họ thường xuyên tranh luận, và con trai tôi chưa bao giờ cư xử đúng mực như người tu luyện nên làm. Một lần, tôi nấu đồ ăn xong nhưng con trai nhất định không chịu ăn. Chồng tôi đã nói với cháu: “Con không biết mẹ con đã tốn bao nhiêu công sức hay sao? Con nên ăn tất cả những gì mà mẹ con đã nấu.” Con trai tôi khóc và nói: “Nếu bố ở nhà, con sẽ không ăn.” Chồng tôi đã nói với cháu: “Con nên nhìn lại mình, và con nên học cách trân trọng người khác.”
Tôi đã nghe hết cuộc nói chuyện. Tôi nhận ra rằng Sư phụ đã thông qua chồng tôi để hướng dẫn con tôi tu luyện. Đồng thời, cách cư xử của anh ấy cũng đã nhắc nhở rằng tôi vẫn còn những quan niệm, chấp trước, và tôi đã không đối xử với chồng tôi được tốt, và đó là lý do tại sao anh ấy mắng mỏ tôi.
Tôi thường xuyên tự nhắc nhở mình rằng, trong mâu thuẫn, không quan trọng ai là người đúng, ai là người sai, tôi phải tìm ra lỗi của mình và tôi là nguyên nhân của mâu thuẫn. Không cần quan tâm đến những nguyên nhân bề mặt là gì. Vấn đề chính là để khảo nghiệm tâm tính của tôi.
Khi người khác nổi giận, tôi luôn chân thành xin lỗi: “Đây là lỗi của tôi, tôi đã không nghĩ đến cảm nhận của bạn. Tôi xin lỗi.” Tôi cũng nói với Sư phụ trong tâm: “Sư phụ, lần sau con sẽ làm tốt hơn. Cho dù người khác có đánh con, con cũng sẽ hướng nội vô điều kiện và sẽ tự hỏi bản thân xem tại sao người đó lại muốn đánh mình? Xem xem còn điều gì con đã không làm tốt chăng? Thậm chí nếu con đã không làm sai bất kỳ điều gì, con sẽ nhớ rằng có thể con đã nợ họ trong tiền kiếp. Do đó, con phải nghĩ đến người khác và xin lỗi họ, bởi vì đây là yêu cầu của Pháp.”
Đến nay, tôi đã có thể thuyết phục được rất nhiều người thoái xuất khỏi ĐCSTQ khi giảng chân tướng ở chợ nông sản địa phương. Tôi mỉm cười với rất cả mọi người. Tôi không ngừng tu tâm tính. Tôi nghĩ cho người khác cả trong những vấn đề nhỏ nhặt. Tôi nói với Sư phụ trong tâm: “Con sẽ cố gắng hết sức để trở thành một vị thần. Sư phụ, Ngài đã nói rằng, Ngài sẽ cứu độ chúng con. Con sẽ cố gắng hết sức để đạt viên mãn.”
Tôi phủ nhận mọi an bài của cựu thế lực với bản thân mình. Tôi cũng phủ nhận những gì mà cựu thế lực an bài cho các đồng tu, cho các thành viên trong gia đình của họ, cũng như cho toàn bộ chúng sinh. Cho dù các đồng tu gặp phải khó nạn nào, tôi sẽ không phàn nàn hay đổ trách nhiệm cho họ. Tôi dùng chính niệm đối đãi với họ. Tôi nói với cựu thế lực: “Tất cả những đồng tu của ta đều tốt. Ta không thừa nhận sự bức hại của ngươi với họ, bởi vì Sư phụ của ta không thừa nhận những điều đó.”
Trước đây, tôi đã mắc rất nhiều lỗi và không thể vượt qua rất nhiều khảo nghiệm. Sư phụ vẫn luôn bên tôi từng thời từng khắc, nhưng tôi đã không nhận ra điều đó. Khi tôi làm gì đó sai, tôi chưa từng nghĩ xem điều đó có làm Sư phụ không vui hay không. Tôi đã từng thật sự bất kính với Sư phụ và Pháp. Tôi đã không nhận thấy sự từ bi của Sư phụ và không tu luyện nghiêm túc. Tôi đã phụ sự dẫn dắt của Sư phụ.
Sư phụ đã giảng tại “Giảng Pháp tại Pháp hội miền Tây Mỹ Quốc” năm 1999:
“Mọi người biết rằng, Đạo, Phật, Thần họ có thể vì chúng sinh, vì lợi ích của vũ trụ mà vứt bỏ sinh mệnh của họ, điều gì cũng có thể buông bỏ, hơn nữa còn thản nhiên bất động. Vậy thì nếu đưa chư vị lên vị trí đó, liệu chư vị có thể đạt đến điểm đó không? Không đạt được. Đương nhiên, tôi nói Phật, Đạo đó sẽ không thực sự gặp phải sự tình như vậy, nhưng [họ] có cảnh giới như vậy. Ắt phải thật sự cải biến bản thân, thì mới đạt đến cảnh giới ấy.”
Tôi muốn nói rằng: “Sư phụ, con sẵn sàng từ bỏ mọi thứ cho chúng sinh. Con có thể thậm chí đặt sự cứu độ của họ lên trên cả sự viên mãn của bản thân. Cuộc sống của con đã được Sư phụ ban cho, nên mục đích cuộc đời của con là để cứu chúng sinh.”
Chúng ta không nên thừa nhận cựu thế lực, cũng như chúng ta không thừa nhận và phải ngay lập tức phủ nhận mọi suy nghĩ hoặc ý niệm xấu can nhiễu bản thân. Chúng ta nên phủ nhận những ý niệm này ngay khi nó nổi lên. Việc nhận thức rõ mọi ý niệm của mình là rất quan trọng. Chúng ta nên tự hỏi chính mình xem tại sao những suy nghĩ này có thể can nhiễu đến bản thân, và sau đó chúng ta nên hướng nội, tìm ra những vấn đề nội tại. Chúng ta phải kiên định tu luyện tâm tính, và không nên thuận theo những ý niệm xuất phát từ cựu thế lực. Chúng ta không nên có bất kỳ sơ hở nào để cựu thế lực dùi vào tiến hành bức hại. Những sơ hở đó có thể trở thành những chướng ngại trên con đường tiến tới viên mãn.
Bài chia sẻ có điều gì không đúng mong các đồng tu từ bi chỉ rõ.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/12/10/357154.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/1/8/167518.html
Đăng ngày 11-08-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.