Bài viết của đệ tử đại Pháp tỉnh Sơn Đông

[MINH HUỆ 22-3-2018] Hơn nửa thế kỷ qua, người Trung Quốc bị Văn hóa đảng đầu độc rất sâu. Đặc biệt là thứ triết học tranh đấu bị nhồi nhét đó hoàn toàn trái ngược với đặc tính “Chân-Thiện-Nhẫn” của vũ trụ, đẩy con người tới bờ vực nguy hiểm. Đây cũng là kết quả của việc cựu thế lực cố ý sắp đặt ngay từ ban đầu để hủy hoại con người. Trong suốt quá trình hơn 60 năm qua, tôi cũng bị Văn hóa đảng đầu độc rất nặng. Sau khi tu luyện Đại Pháp tôi đã nhận ra mình có rất nhiều thứ bất chính của Văn hóa đảng. Tôi không ngừng trừ bỏ nó, không ngừng quy chính bản thân trong Pháp. Tâm tôi ngày càng trở nên thuần tịnh. Tôi nhận thức được rằng trừ bỏ Văn hóa đảng trong bản thân mình cũng là một nội dung trong tu luyện của tôi.

1. Phân biệt rõ Văn hóa đảng, nhận thức tính nguy hại của nó

Trước khi về hưu, tôi đã công tác nhiều năm trong bộ phận có liên quan tới Văn hóa đảng. Những điều tôi nghĩ, tôi nói, tôi làm hàng ngày đều là một bộ lý luận và cơ chế của Văn hóa đảng. Do trường kỳ bị nhuốm trong đó nên rất tự nhiên tôi cũng đã hình thành một phương thức tư duy cố hữu. Chìm đắm vào đó, tôi không thể phân biệt và nhận thức được phải trái đúng sai. Sau khi tu luyện Đại Pháp tôi đối chiếu với Đại Pháp và quan sát được một vài thứ biến dị không phù hợp với Pháp tồn tại trong bản thân mình. Chúng ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc tôi tinh tấn thực tu và đồng hóa với Đại Pháp. Nhưng tôi lại không kịp thời tìm ra căn nguyên của vấn đề.

Tháng 11 năm 2004, cuốn “Cửu Bình Cộng sản đảng” xuất hiện như một cú giáng mạnh thức tỉnh tôi. Tâm tôi vô cùng chấn động, tôi hoàn toàn thay đổi toàn bộ “nhận thức bình thường” của mình mà tôi đã quá quen thuộc suốt mấy chục năm qua. Lần đầu tiên đọc cuốn “cửu bình”, tôi đọc tới mức nổi cả da gà, thậm chí tôi còn không dám đọc và có cảm giác không tán đồng. Nhưng lý trí nói với tôi rằng “cửu bình” là đúng, những gì cuốn sách này nói đều là sự thực và chân lý. Sau này tôi đã nhận thức được rằng hoàn toàn không phải là do tôi không dám xem, mà là tà linh cộng sản bám trên người tôi sợ bị giải thể nên không dám đọc. Đó là những quan niệm bất chính của bản thân đang ngăn trở, là độc tố tà đảng bị tẩy não suốt mấy chục năm qua đang khởi tác dụng. Những thứ này đang ngăn trở người tu luyện tinh tấn một cách nghiêm trọng và tôi cần phải tẩy tịnh chúng. Chỉ khi thay đổi triệt để những quan niệm biến dị đó tôi mới có thể triệt để trừ bỏ những nhân tố bất chính ấy, từ đó quy chính bản thân, đạt được yêu cầu của Pháp.

Ban đầu tôi không hiểu rõ về biểu hiện cụ thể của Văn hóa đảng trong con người mình. Vậy nên khi học Pháp tôi đồng thời cũng dành thời gian đọc đi đọc lại cuốn “cửu bình”. Không ngừng đọc, thuận theo thời gian tôi cũng nhận thức được rằng: “cửu bình” là lưỡi gươm sắc bén để trừ bỏ Văn hóa đảng. Tôi vô cùng cảm khái thốt lên: Không đọc “cửu bình” sẽ hồ đồ cả một đời! Hy vọng rằng con người thế gian đều tìm đọc “cửu bình”.

Nhờ đọc “cửu bình” tôi đã có thể dần phân biệt được một vài biểu hiện cụ thể của Văn hóa đảng trong cuộc sống hàng ngày. Tôi cũng nhận thức được sự nguy hại của Văn hóa đảng đối với con người thế gian: Nó phá hoại những giá trị phổ quát của nhân loại một cách nghiêm trọng. Từ đó biến con người trở thành những tấm gương không có đạo đức, thành nhân loại biến dị với lối tư duy không bình thường. Nó phá hoại mối quan hệ giao tiếp thông thường giữa con người, biến mối quan hệ tương trợ lẫn nhau, người người bình đẳng thành mối quan hệ cá lớn nuốt cá bé, kẻ tranh người đoạt, kẻ lừa người dối. Nó khiến người người sống trên thế gian đều không có cảm giác an toàn, không có những giá trị quan bình thường của cuộc sống. Văn hóa đảng đã phá hoại tận gốc rễ truyền thống tốt đẹp và những mỹ đức của dân tộc Trung Hoa. Đây cũng là một phương diện rất quan trọng quyết định xem liệu người tu luyện có thể viên mãn được hay không. Tâm tranh đấu, tâm thù hận không bỏ thì chắc chắn chẳng thể về Trời.

Khi nhận rõ biểu hiện và tính nguy hại của Văn hóa đảng tôi cũng đồng thời nhận ra một vài nhân tố văn hóa Đảng tồn tại trong con người mình. Sau này cuốn sách “Giải thể Văn hóa đảng” theo đó cũng được xuất bản. Tôi đã chuyên tâm thông đọc nhiều lần, điều này giúp tôi càng nhìn rõ hơn vô vàn biểu hiện của Văn hóa đảng trong mình. Suốt một thời gian dài tôi luôn cho rằng biểu hiện mà trước đây tôi coi như ưu điểm của mình, gồm yêu ghét phân minh trước một sự việc, ghét cái ác như kẻ thù, lòng dạ ngay thẳng, nhanh mồm nhanh miệng, tranh đấu hiếu thắng, cao ngạo thoát tục, thích thuyết giáo với người khác, tự cho mình là đúng, phủ định người khác, khẳng định bản thân… kỳ thực đều là những biểu hiện cụ thể của Văn hóa đảng. Sau khi nhận rõ những điều này, trong quá trình tu luyện sau này tôi đã rất coi trọng việc trừ bỏ những thứ vật chất này. Chỉ cần phát hiện thấy mầm mống của chúng xuất hiện là tôi kịp thời tóm chặt lấy nó, phát chính niệm trừ bỏ chúng. Theo đó tôi cảm thấy những thứ vật chất này ngày càng trở nên yếu hơn. Kỳ thực đều là Sư tôn đã giúp tôi lấy chúng xuống.

2. Trừ bỏ Văn hóa đảng trong gia đình

Gia đình tôi bị bao bọc bởi bầu không khí và nhân tố Văn hóa đảng nhiều hơn những gia đình bình thường khác, con cháu tôi có một số người đang công tác trong các ban ngành chính phủ. Trước khi nghỉ hưu, chồng tôi cũng có chân trong một số ban ngành của chính phủ tà đảng. Ông ấy cũng bị nhồi nhét Văn hóa đảng nhiều năm nên tác phong làm việc cứng nhắc, chuyện gì cũng lấy mình làm trung tâm, xưa nay không hề suy nghĩ đến cảm nhận của người khác. Ông ấy đã mang những thói quen xấu của Văn hóa đảng về nhà. Ví như ngữ điệu của ông khi nói chuyện rất cứng nhắc. Ông ấy không thể nói năng một cách từ tốn, ôn hòa, mà thường áp chế người khác. Đối đãi với người khác thì đa nghi, tâm phòng bị rất mạnh. Những chuyện không vui ông ấy gặp phải hàng ngày thường đều bộc phát ra rất nhanh. Đây chính là những biểu hiện Văn hóa đảng rất điển hình. Bởi lẽ trước kia tôi cũng có những vật chất này nên giữa chúng tôi nếu có xảy ra mâu thuẫn thì tôi cũng chẳng chịu lùi bước, không ai chịu nhường ai.

Tôi bắt đầu dùng những biện pháp mạnh để thay đổi chồng mình nhưng vô ích. Khi phát hiện ra biểu hiện của chồng tôi vẫn như xưa, tôi cảm thấy có đôi chút bất lực. Cuối cùng thì giữa chúng tôi phát triển thành chiến tranh lạnh. Tự sâu thẳm lòng mình tôi cũng sinh ra oán hận ông ấy. Mối quan hệ giữa chúng tôi không thể hòa hợp. Sau khi tu Đại Pháp, do không coi trọng tu bỏ Văn hóa đảng trong mình nên vật chất tranh đấu trong tôi vẫn luôn tồn tại. Nó ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa tôi và chồng mình. Ông không thể nhìn thấy sự tốt đẹp của Đại Pháp ở tôi nên cũng có tác dụng tiêu cực nhất định với việc ông ấy được đắc cứu.

Vài năm trước, một đồng tu vô cùng thân thiết đã nói thẳng với tôi rằng: Văn hóa đảng trong chị còn không ít, luôn khiến người khác cảm thấy chị thiếu đi nét đặc trưng của một người phụ nữ. Nghe xong câu này tâm tôi chấn động: Tôi đã tu Đại Pháp rồi, sao lại khiến người khác nghĩ như vậy về mình nhỉ? Như vậy chẳng phải tôi đang bôi nhọ Đại Pháp hay sao? Tôi âm thầm yêu cầu bản thân mình phải nhanh chóng thay đổi trạng thái không đúng đắn này, đề cao lên. Sư phụ giảng:

“Pháp có thể phá hết thảy chấp trước, Pháp có thể phá hết thảy tà ác, Pháp có thể phá trừ hết thảy lời dối trá, Pháp có thể kiên định chính niệm.” (Tinh tấn yếu chỉ 2, Bài trừ can nhiễu)

Nghe những lời dạy của Sư phụ, tôi tĩnh tâm học Pháp. Thông qua học Pháp, tôi nhận thức được biểu hiện bình thường của con người nên là: Phụ nữ thì dịu dàng, lương thiện, ở nhà luôn quan tâm và săn sóc cho chồng mình. Còn cử chỉ lời nói của tôi nào có giống một người phụ nữ? Chẳng trách đồng tu lại nói với tôi như vậy. Tôi cũng hiểu rõ rằng đó là do Văn hóa đảng đã đầu độc tôi.

Sau khi nhận thức được những điều này, ngoài việc coi trọng phát chính niệm trừ bỏ nó ra, trong cuộc sống hàng ngày tôi cũng nghiêm khắc yêu cầu bản thân khi nói chuyện với người khác thì ngữ điệu phải cố gắng hòa ái, lương thiện và khiêm nhường. Như vậy mới có thể khiến mọi người nhìn thấy sự tốt đẹp của đệ tử Đại Pháp ở tôi. Bởi tôi không chỉ đại diện cho một cá nhân bé nhỏ là mình, mà đại diện cho hình tượng của đệ tử Đại Pháp. Ở nhà tôi ân cần quan tâm việc ăn uống ngủ nghỉ của chồng, năng hỏi han thăm non ông ấy. Đôi khi ông ấy nói những lời kích động đến tôi, tôi cũng kìm nén cảm xúc của mình không tranh đấu với ông. Dần dần mối quan hệ giữa chúng tôi cũng được cải thiện. Từ chỗ trước kia hễ có vấn đề gì là chúng tôi tranh giành không chịu nhường nhau, ai nấy đều tranh cãi đúng sai kịch liệt, đều cảm thấy khó chịu thì đến giờ chúng tôi đã có thể thuận theo ý của đối phương, thương lượng với nhau một cách từ tốn khi xảy ra vấn đề, trong tâm cũng vui vẻ hơn. Tôi biết rằng đó là do tâm tính của tôi đã đề cao nên Sư phụ giúp tôi lấy đi những nhân tố Văn hóa đảng đó trên người mình.

Từ trong Pháp tôi cũng nhận thức được rằng con người ngày nay có thể tới thế gian quả là một điều không hề đơn giản. Họ đều có gốc gác rất cao, đại diện cho các thể hệ vũ trụ rộng lớn đến mong chờ đắc Đại Pháp để được cứu. Đời này có thể kết duyên vợ chồng cùng đệ tử Đại Pháp đương nhiên cũng đều phải là những người có tầng thứ rất cao. Dẫu biểu hiện của họ tại thế gian như thế nào thì cũng đều đến vì Pháp. Sư phụ chính Pháp là để cứu độ tất cả chúng sinh. Tôi là đệ tử Đại Pháp thì cần viên dung những điều Sư phụ cần. Chúng ta ra ngoài giảng chân tướng để cứu người, nhưng nhất cử nhất động của chúng ta trong cuộc sống hàng ngày cũng đều là chân tướng. Con người thế gian sẽ nhìn vào biểu hiện của chúng ta mà có những nhận thức khác nhau về Đại Pháp. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề được đắc cứu của họ, vậy nên chúng ta làm không tốt thì không được.

Pháp lý đã thăng hoa, toàn bộ con người tôi thay đổi rất mạnh mẽ. Tôi trở nên khoan dung độ lượng hơn, khi đối nhân xử thế nơi nào tôi cũng thể hiện được phong thái của một người tu luyện, triển hiện được hình tượng tốt đẹp của đệ tử Đại Pháp cho con người thế gian. Ở nhà những lúc chồng tôi nóng giận hay tâm tôi cảm thấy không vui, tôi sẽ học thuộc Pháp của Sư phụ:

“Nhẫn mà uất hận, uỷ khuất, hay đẫm lệ là cái nhẫn của người thường với chấp trước vào tâm lo nghĩ, hoàn toàn không hề nảy sinh uất hận, không cảm thấy uỷ khuất thì mới là cái Nhẫn của người tu luyện.” (Tinh tấn yếu chỉ, Thế nào là Nhẫn)

Rất nhanh chóng Pháp đã khiến tôi bình tâm trở lại. Khi ông làm việc một cách cực đoan, tôi sẽ không so đo với ông ấy. Việc trong nhà tùy ông ấy xử lý, tôi đều đối đãi với ông ấy bằng thái độ tôn trọng, không oán trách, không chỉ trích, không soi mói. Đại Pháp không chỉ cho tôi một sức khỏe tốt mà còn không ngừng mở rộng tấm lòng tôi, khiến tôi học được cách thấu hiểu và bao dung với những thiếu sót của người khác, nhìn vào sở trường của họ nhiều hơn.

Kỳ thực chồng tôi cũng có không ít sở trường. Ông ấy nổi tiếng trong vùng là người con hiếu kính với cha mẹ. Tôi cũng cùng hiếu thuận với cha mẹ chồng. Đây là việc mà con cái nên làm tốt, là một truyền thống đạo đức tốt đẹp của chúng ta. Nhưng ngày nay trong thời đại đạo đức đang trên đà trượt dốc nhanh chóng này, rất nhiều người coi việc hiếu kính với cha mẹ già như một hành vi ngoài bổn phận.

Trong gia đình tôi, chồng tôi, cha mẹ già và con cháu đều là người thường không tu luyện. Họ đều có tiêu chuẩn và phương thức làm việc trong người thường của mình. Tôi là người tu luyện, phải dùng tiêu chuẩn của Đại Pháp để đo lường và yêu cầu bản thân mình làm cho tốt. Tôi không thể yêu cầu những người thường trong gia đình mình phải thế này thế khác, mà cần đối đãi với họ bằng một trái tim từ bi, lương thiện. Ngày nay họ đang cung cấp môi trường tu luyện cho chúng ta, phải chịu khổ, chịu tủi nhục để thành tựu đệ tử Đại Pháp là tôi đây. Vậy nên tôi chẳng có lý do gì mà không đối xử tốt với họ. Đệ tử Đại Pháp không từ bi và lương thiện sẽ không thể đạt được tiêu chuẩn.

Tôi tu luyện đã nhiều năm như vậy, nhưng dường như hai năm trước tôi mới hiểu được đoạn giảng Pháp này của Sư phụ:

“Là người tu luyện, [thì] ngay nơi hoàn cảnh người thường mà tu luyện bản thân, mà ‘ma luyện’ chính mình; các tâm chấp trước những thứ dục vọng đều dần dần vứt bỏ.” (Chuyển Pháp Luân)

Đại Pháp được khai mở trong xã hội người thường, toàn bộ xã hội người thường đều cung cấp một môi trường tu luyện lớn cho đệ tử Đại Pháp. Trong môi trường này, trong hoàn cảnh phức tạp này, chúng ta mới có thể trừ bỏ các dạng quan niệm bất hảo và các loại tâm chấp trước, mới có thể tu được thiết thực nhất. Người thường đều đang giúp chúng ta đó! Mỗi một đệ tử Đại Pháp chúng ta ngoài việc tu luyện trong môi trường xã hội ra thì tu luyện trong gia đình cũng không thể thiếu. Chúng ta không được coi nhẹ điều này.

Trước kia tôi nhìn chồng tôi không thuận mắt. Tôi ghét ông ấy độc đoán, ghét ông ấy mang Văn hóa đảng quá nặng, trong tâm oán hận ông ấy, đối nghịch với ông ấy. Tôi cũng đối đãi với ông ấy bằng thứ Văn hóa đảng đó, cũng đang dùng ác trị ác. Hiện giờ, hễ trong hành vi và cử chỉ của chồng tôi biểu hiện ra Văn hóa đảng là tôi có thể lập tức hướng nội tìm trong bản thân mình: Phải chăng mình cũng như vậy? Đặc biệt là biểu hiện trong lời nói và ngữ khí khi nói chuyện. Trước kia, tôi càng cảm thấy vì muốn tốt cho người khác hoặc chỉ điểm người khác thì ngữ khí càng trở nên cứng rắn, thiếu thiện ý. Dẫu rằng xuất phát điểm là vì tốt cho người khác nhưng lại khiến họ nghe xong cảm thấy khó chịu. Chồng tôi giống như một chiếc gương soi chiếu rất nhiều vấn đề trên người tôi như nói chuyện thường cao giọng, thích tranh hơn thua, nói luyến thắng, ngữ khí bất thiện, thường dùng câu phản vấn… Sau khi tìm thấy những vấn đề này, tôi đã chú ý tu bỏ nó. Tôi cảm thấy mình thay đổi rất nhiều. Không ít người cũng nói với tôi: Chị đã hoàn toàn khác trước. Trước kia vài người quen tôi khi nghe tôi nói chuyện đều nhận thấy tôi thích giáo huấn người khác. Sau khi tiếp xúc họ cũng đã nói rằng tôi rất tốt bụng, không kiêu ngạo, dễ gần. Cũng có người trước kia từng nói: “Tính chị như đàn ông, chẳng giống phụ nữ chút nào, thiếu mất sự dịu dàng.” Trước kia quả thực tôi là người như vậy, mọi người nói không sai chút nào. Chính là Văn hóa đảng đã biến tôi trở thành một người phụ nữ không ra phụ nữ.

Hiện giờ trong gia đình tôi, dẫu đối với mẹ chồng hay con cái và chồng tôi đều đối đãi với họ theo nguyên tắc “Chân thành, lương thiện, nhẫn nại”. Tôi không bới móc bất kỳ tật xấu nào của họ, không chỉ coi họ là người thân nơi thế gian, mà tôi còn coi họ là những sinh mệnh đáng quý chờ mong Đại Pháp được đắc cứu. Tôi thầm cảm ơn họ đã gánh chịu và phó xuất trên con đường tu luyện của mình. Bởi vì biểu hiện khoan dung đại lượng, phù hợp với Đại Pháp của tôi đã tỏa ra trường chính niệm khiến những mối quan hệ phức tạp trong gia đình tôi đều trở nên hòa thuận hơn. Mọi người chung sống với nhau cũng hòa hợp hơn. Quả thực là “Phật quang phổ chiếu, lễ nghĩa viên mình.” (Chuyển Pháp Luân)

3. Quy chính bản thân khi viết bài giảng chân tướng

Từ năm 2004 khu vực chúng tôi bắt đầu vạch trần những trường hợp phạm tội bức hại đệ tử Đại Pháp của kẻ ác và cảnh sát tà ác. Sau khi bài viết được đăng trên Minh Huệ Net, chúng sẽ được biên tập thành những tờ rơi chân tướng để phân phát trên diện rộng. Điều này có tác dụng vô cùng lớn trong việc chấn nhiếp tà ác tại địa phương. Vài năm qua, về cơ bản tôi vẫn luôn tham gia hạng mục viết bài giảng chân tướng này. Tôi thể ngộ sâu sắc rằng quá trình viết bài cũng là quá trình tu luyện của tôi. Những nhân tâm cố hữu như tâm tranh đấu, tâm oán hận trong Văn hóa đảng tồn tại suốt bao năm qua trên người tôi cũng được trừ bỏ đi không ít trong quá trình này.

Trước năm 1999, số người tu luyện Đại Pháp rất nhiều. Ngày 20 tháng 7 năm 1999, tập đoàn họ Giang bức hại thảm khốc đệ tử Đại Pháp trên toàn quốc. Khi Sư phụ giảng Pháp liên quan tới việc vạch trần tà ác tại địa phương, chúng tôi ngộ ra rằng tiến trình Chính Pháp đã đến bước này, cần phải cầm bút lên vạch trần tà ác tại địa phương, theo kịp tiến trình Chính Pháp. Viết kiểu bài này phải căn cứ theo sự thực, việc thu thập tài liệu cần phải điều tra sự thực về đồng tu bị bức hại và thông tin của người bức hại. Chúng tôi còn phải thông qua rất nhiều kênh khác nhau để tìm người đi điều tra đối với những đồng tu không quen biết, khá tốn thời gian và công sức. Vì mục đích chung nên các đồng tu đều phối hợp vô điều kiện, cùng nhau tìm tài liệu, khiến mọi người hình thành một chỉnh thể. Mỗi một bài viết đều do mọi người cùng góp sức hoàn thành, tôi chỉ chấp bút viết bài mà thôi. Trước kia khi viết bài xong còn phải nhờ đồng tu đánh máy đăng lên mạng. Kiểu bài viết này thường bị can nhiễu rất lớn. Đôi khi đồng tu đánh máy phải tốn một thời gian nhất định mới có thể hoàn thành, nhưng đột nhiên lại chẳng nhìn thấy một chữ nào cả. Đôi khi mọi thứ đều chuẩn bị đâu vào đấy, nhưng khi đăng bài lên thì bài viết lại bị mất một cách vô duyên vô cớ, bản thảo cũng không còn, tôi đành phải viết lại. Có nhân tố can nhiễu của tà ác trong đó, nhưng cũng là để bào mòn những tâm chấp trước của tôi như nóng vội, không nhẫn nại, oán hận. Tôi ngộ được ra rằng, bất kỳ công việc nào của Đại Pháp đều là cơ hội tốt nhất để chúng ta tu luyện đề cao.

Dưới đây tôi sẽ chia sẻ một chút thể ngộ của mình khi trừ bỏ tâm chấp trước trong quá trình viết bài.

Bởi vì nửa đời trước tôi bị Văn hóa đảng đầu độc khá nặng, tâm tranh đấu biểu hiện trên người tôi rất nổi cộm. Ban đầu khi viết bài về bức hại, khi viết đến đoạn cảnh sát tà ác bức hại học viên Pháp Luân Công một cách tàn nhẫn, tôi hận họ thấu xương. Tôi thường viết bài trong ngọn lửa giận bừng bừng, tới mức tôi chẳng thể viết tiếp, mà phải dừng lại trấn tĩnh cảm xúc của mình. Mỗi lần viết xong một câu chuyện bức hại chân thực, tôi đều không quên bình luận một tràng về kẻ ác đó. Tôi dùng từ ngữ sắc nhọn, đầy thù địch. Lúc đó tôi thù hận họ, chỉ mong sao họ ngay lập tức bị quả báo mất mạng. Tôi cho rằng những kẻ ác bức hại đệ tử đệ tử Đại Pháp thì không thể nói chuyện từ bi với họ. Khi phát chính niệm tôi cũng muốn họ ngay lập tức gặp báo ứng. Tôi còn nhiều lần nói với nhóm học Pháp và một vài đồng tu khác rằng: “Nơi khác kẻ ác bị báo ứng không ít, mà sao khu vực chúng ta những cảnh sát xấu xa đó không một kẻ nào bị báo ứng nhỉ?” Đây quả thực là do tôi không tôn trọng và còn hoài nghi Pháp. Điều này lại càng biểu hiện ra lòng thù hận, tâm tranh đấu và một kiểu bạo lực tâm lý của tôi. Tôi quên mất rằng tiến trình Chính Pháp là do Sư phụ nắm giữ, mọi thứ đều được an bài một cách có trật tự. Tôi chỉ muốn được thỏa mãn tâm lý giải hận báo thù của mình.

Lớp tẩy não ở khu vực chúng tôi có một nữ cán bộ bị tai nạn xe cộ phải làm phẫu thuật não. Sau khi biết được chuyện này tôi mở cờ trong bụng, thầm nghĩ kẻ xấu này cuối cùng thì cũng bị quả báo rồi. Sau đó tôi nghe nói cô ấy đã khỏi bệnh tự nhiên trong tâm tôi lại cảm thấy có đôi chút khó chịu. Sau đó tôi nghe đồng tu chia sẻ về việc này rằng: Để cô ấy khỏe lại. Cô ấy cũng là một sinh mệnh! Cô ấy cũng là người bị hại! Lúc đó nghe xong tôi còn chê trách đồng tu này thật cố chấp, cho rằng kẻ xấu xa như vậy thì cần phải để cô ta gặp báo ứng lớn hơn nữa. So với đồng tu quả là hai cảnh giới khác nhau! Lòng thù hận của tôi có thể thấy rằng không hề nhỏ chút nào.

Ôm giữ tâm tranh đấu, tâm thù hận mạnh mẽ như vậy tôi đã viết ra những bài chứng thực Pháp bất thuần. Một lần nọ, tôi viết một bài vạch trần một kẻ phản bội ở địa phương đã bức hại học viên trong trại tẩy não. Đồng tu phụ trách đăng bài lên mạng đọc xong nói với tôi rằng: Sao có chỗ đọc như đang mắng chửi người khác vậy nhỉ? Tôi ngại ngùng thừa nhận rằng: Tôi biết là tôi hận họ thái quá. Sau đó qua nhiều lần sửa lại tôi mới có thể khiến bài viết hòa ái hơn một chút. Mỗi lần tôi viết bài vạch trần tà ác, có đồng tu đọc xong nói rằng: Đọc bài này quả là được giải hận trong lòng. Nghe được lời này tôi cảm thấy rất hài lòng, thích nghe và còn cho rằng ngòi bút của mình sắc bén. Kỳ thực giữa các hàng chữ đều bộc lộ ra sự tranh đấu và thù hận, thiếu đi sự thiện lương và từ bi cần có của người tu luyện. Đây cũng là một phương diện rất quan trọng.

Bắt đầu từ năm 2010 thuận theo việc không ngừng học Pháp, chuyên tâm học những bài giảng Pháp Sư phụ gần đây, tôi dần dần nhận thức được rằng viết bài vạch trần tà ác không phải để giải tỏa sự phẫn uất cá nhân, không phải để bôi nhọ những người tham dự, lại càng không phải vạch trần chỉ để báo thù. Đó là vì để chúng sinh nhận rõ sự tàn bạo và tà ác của kẻ bức hại mà rời xa họ; để những người tham dự bức hại nhận thức được tội ác của bản thân, minh bạch được rằng bức hại Đại Pháp sẽ mang đến vận rủi cho bản thân họ, thức tỉnh họ, khiến họ tỉnh ngộ; để họ thức tỉnh, dừng hành ác, có thể trân quý sinh mệnh của mình. Mục đích là để cứu họ. Bởi lẽ họ cũng đến vì Pháp, chỉ là họ bị cựu thế lực an bài thành những sinh mệnh khởi tác dụng tiêu cực với Chính Pháp. Đây không phải là chân nguyện của những sinh mệnh ấy, họ mới là những người thực sự bị bức hại trong cuộc bức hại này. Trách nhiệm của đệ tử Đại Pháp là trợ Sư chính Pháp, cứu độ chúng sinh, cứu họ cũng là trách nhiệm của chúng ta. Chúng ta cần đối đãi với tất cả chúng sinh bằng lòng từ bi bao la. Đây cũng chính là điều Pháp yêu cầu chúng ta.

Hiện giờ tôi viết bài vạch trần tà ác và những bài có chủ đề khác cũng đều như nhau. Tôi không cần cố gắng lựa chọn từ ngữ, câu cú nữa. Sau khi bỏ đi những thứ vật chất biến dị của Văn hóa đảng, tâm tôi luôn hòa ái, nên bài viết có phần hòa ái hơn, văn chương cũng sáng sủa hơn. Đồng tu cũng nói rằng: Bây giờ văn phong của tôi khác so với trước kia. Tôi biết rằng Đại Pháp đã quy chính tôi, là Sư phụ từ bi dìu dắt tôi đi từng bước cho tới ngày hôm nay. Tôi vô cùng cảm ơn Sư phụ.

Sau này tôi càng đặt tâm viết bài chứng thực Pháp tốt hơn, làm tốt hạng mục mà Đại Pháp giao phó cho tôi, để Sư phụ yên lòng.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2018/3/22/361903.html

Đăng ngày 20-7-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share