Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 23-4-2018] Tôi thường nghe về việc các học viên mắc nghiệp bệnh và có sơ hở để cựu thế lực tạo cớ bức hại họ. Tôi muốn chia sẻ một số suy nghĩ và nhận thức của mình về vấn đề này.

Nghiệp bệnh chính là khảo nghiệm về sinh tử, và có rất nhiều lý do khiến các học viên chúng ta trượt ngã ở quan này. Tôi tin rằng nghiệp bệnh là một dạng bức hại vô hình ở không gian này, còn tệ hơn cả việc bị bắt giam. Các học viên đang phải vượt qua quan nghiệp bệnh và các đồng tu trong cùng địa khu nên cân nhắc đến việc thực hiện năm bước sau đây:

Thứ nhất, xem lại trạng thái tu luyện bản thân và đặt câu hỏi bạn có hoàn toàn tín Sư tín Pháp hay không. Bạn có thật sự tin rằng Sư phụ đã an bài con đường tốt nhất cho tu luyện của bạn, để giúp bạn đề cao và loại bỏ các tâm chấp trước? Bạn có thể thật sự đạt đến mức như Sư phụ giảng:

…để tâm nhất loạt buông bỏ hết như đường đường là một đệ tử Đại Pháp, không oán không chấp, buông xuôi cho Sư phụ an bài (Giảng Pháp tại Pháp hội thành phố Los Angeles [2006])

Thứ hai, tự hỏi bản thân liệu bạn có sợ cái chết hay không? Sư phụ giảng:

Khi mà chư vị thực sự có thể buông bỏ một niệm sinh tử, chư vị có thể đến. Sự khác biệt giữa người và Thần, chính là hơn kém ở chỗ này. Buông bỏ sinh tử thì chư vị chính là Thần, không buông bỏ được sinh tử thì chư vị chính là người, chính là chỗ khác biệt này. (Giảng Pháp tại Pháp hội New York [1997])

Sư phụ cũng giảng cho chúng ta rằng:

Tất nhiên buông bỏ sinh tử không đồng nghĩa với việc thật sự phải chết, tu luyện chính là trừ bỏ nhân tâm. (Giảng Pháp tại Pháp hội Australia [1999])

Các đồng tu đang chịu nghiệp bệnh nghiêm trọng có lẽ đều nói rằng họ phải phủ nhận mọi an bài của cựu thế lực, chỉ đi theo an bài của Sư phụ, nhưng rất nhiều người vẫn mất bị mất đi sinh mệnh. Sư phụ có giúp họ không? Tất nhiên có. Hãy nghĩ khi đang vượt qua khổ nạn: Bạn tín Sư tín Pháp được bao nhiêu? Liệu bạn có thể thực sự nói:

“Sợ gì chứ, đầu dẫu bị chặt rớt xuống thì thân này vẫn ngồi đả toạ nơi đây” (Phơi bày rõ – Tinh tấn yếu chỉ)

Trạng thái tu luyện của bạn sẽ quyết định việc bạn có thể giữ tâm bình hoà khi đối mặt với chấp trước sinh tử hay không. Buông bỏ hết những quan niệm của người thường để hướng nội và đặt câu hỏi bạn vẫn còn sợ cái chết nhiều thế nào: Bạn vẫn truy cầu sự bảo hộ đến mức độ nào? Bạn có thể buông bỏ tâm danh và tình đến đâu? Bạn có thể buông bỏ bản thân đến thế nào?

Một số đệ tử Đại Pháp hoàn toàn dựa dẫm vào sự từ bi bảo hộ của Sư phụ, nhưng vẫn ôm chặt những tâm chấp trước như tâm tranh đấu, tật đố, các dục vọng, bảo vệ bản thân, tâm hiển thị, v.v. Một số thậm chí còn mất lòng tin vào Sư phụ. Những người tu luyện có nên sợ cái chết không? Đây chính là sơ hở.

Thứ ba, hãy hướng nội xem liệu bạn có sợ phải sống không. Khi chịu nghiệp bệnh nghiêm trọng, một số học viên thậm chí còn muốn chết thật nhanh để kết thúc những đau khổ. Mong muốn người thường này chứng tỏ họ không muốn chịu khổ. Người tu luyện có nhiều nhiệm vụ phải làm, và không muốn sống cũng là một sơ hở.

Nguyên do thứ 4 là đến từ những học viên trong cùng khu vực và đang học Pháp, luyện công cùng với các học viên đang chịu nghiệp bệnh. Rất nhiều học viên khuyên rằng chúng ta phải có chính niệm và đi theo sự an bài của Sư phụ, phủ nhận mọi an bài của cựu thế lực, buông bỏ sinh tử, hướng nội, v.v. Với những người đang chịu khổ nạn, đó chỉ như thuyết giảng.

Tại sao chúng ta không thẳng thắn nói về vấn đề buông bỏ sinh tử? Nếu các học viên thậm chí e ngại cả việc nói về nó, thì họ vẫn chưa buông bỏ được chấp trước này. Trong khi chịu khổ nạn, các học viên có thể cảm thấy thống khổ, mất hy vọng, họ cảm thấy tuyệt vọng và mong muốn được sống. Nếu chúng ta nghiêm túc nói chuyện với họ về vấn đề sinh tử. Điều này có thể giúp họ bắt đầu hướng nội tìm ra tâm sợ chết của họ. Sau khi tìm ra những thiếu sót, họ có thể buông bỏ hoàn toàn nó đi.

Cuối cùng, hãy nghĩ xem chúng ta đã đạt được tiêu chuẩn của một đệ tử Đại Pháp hay chưa. Chúng ta không biết con đường tu luyện của mình được an bài như thế nào và cảnh giới cuối cùng mà chúng ta có thể tiến đến, vì vậy không nên mất thời gian bận tâm suy nghĩ về những vấn đề này. Chúng ta chỉ nên nghiêm khắc ước thúc bản thân mình theo các tiêu chuẩn của Đại Pháp, hướng nội tìm, và làm ba việc cho tốt. Khi đối mặt với những khảo nghiệm và khó khăn, hay giữ tâm bình ổn và buông bỏ hết các chấp trước, kể cả sinh tử. Chúng ta phải luôn cố gắng hết mức để đối đãi bản thân như một đệ tử Đại Pháp chân chính, và hoàn thành thệ nguyện từ thời tiền sử.

Trên đây là những thể ngộ của bản thân. Xin các đồng tu từ bi chỉ ra những gì không phù hợp.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/4/8/363872.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/4/23/169457.html

Đăng ngày 17-7-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share