Bài của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Hoa Kỳ

[MINH HUỆ 21-05-2018] Từ năm 2012, tôi di cư sang Mỹ và tham gia vào các hạng mục truyền thông Pháp Luân Đại Pháp. Thật không may, tôi chú ý nhiều đến những chấp trước của người khác hơn là của mình. Gần đây tôi đã chuyển đến một nơi khác làm việc và bắt đầu trải qua những mâu thuẫn tương tự. Sau đó tôi nhận ra rằng mình cần phải hướng nội, tìm những thiếu sót của mình và đề cao trong tu luyện.

Tâm oán hận cũng là một biểu hiện của chấp trước vào tự ngã

Một ngày tôi đã cãi nhau với cha mẹ. Họ phàn nàn về chỗ đùi gà tôi đã mua, vì vậy tôi trở nên không vui và bắt đầu lớn tiếng tranh biện.

Sau khi tĩnh tâm, tôi nghĩ về lý do tại sao mình lại cảm thấy buồn vì những lời nhận xét của họ. Tôi nhận ra rằng mình thích nghe những lời khen, nhưng không thể chấp nhận lời phê bình. Nói cách khác, tôi chỉ chú ý đến bản thân mình và chấp trước vào tự ngã, chấp vào danh, lợi và tình.

Khi nhớ lại những mâu thuẫn trước kia của mình với các học viên tại nơi làm việc cũ, tôi vẫn không thể ngừng nghĩ về những thiếu sót của họ và cảm thấy oán hận. Sau đó tôi trở nên tức giận hơn và nghĩ rằng mình bị ngược đãi.

Sư phụ đã giảng,

“Bởi vì con người mê ở chốn người thường, nên trong tư tưởng hay sản sinh những ý niệm theo danh, lợi, sắc, nóng giận, v.v.; dần dần sẽ tạo thành một loại nghiệp lực tư tưởng rất lớn mạnh.(Chuyển Pháp Luân)

Sau khi đọc Pháp của Sư phụ, tôi nhận ra rằng tu luyện chính là tìm và loại bỏ những quan niệm của người thường không phù hợp với Pháp, trừ bỏ chúng, phản bổn quy chân, chứ không phải là tranh luận và chứng tỏ mình đúng. Tôi đã bị mắc kẹt giữa những cảm xúc đúng, sai trong một thời gian dài, hãm trong mâu thuẫn giữa người với người, không cách nào đề cao tâm tính, vì vậy tôi đã háo hức chứng minh rằng mình đúng. Ngay cả khi tôi thắng trong một cuộc tranh luận, tôi đã không đề cao tâm tính vì không chiểu theo Pháp của Sư phụ:

“…tu bản thân cho tốt, cứu độ chúng sinh.” (“Giảng Pháp tại Pháp hội Quốc tế New York năm 2009”)

Tranh luận chính là bảo vệ danh lợi tình của bản thân không muốn bị tổn hại, là biểu hiện vị tư vị kỷ, cũng không thể vì vậy mà tu tốt bản thân, càng không nói đến chuyện vì thế mà cứu người. Bởi vì không hoàn toàn tu bỏ đi danh, lợi, sắc, nóng giận, quan niệm các loại…, sẽ ở trong tư tưởng thỉnh thoảng phát xuất ra quan niệm không đúng, như vậy cũng chính là cổ vũ cho nghiệp tư tưởng, cũng liền tạo thành chủ ý thức không mạnh, nhiều tạp niệm, khó có thể thanh tĩnh xuống học Pháp tốt, phát chính niệm với luyện công cũng đều bị các chủng ý thức can nhiễu.

Mong muốn được người khác công nhận cũng là chứng thực bản thân

Một chấp trước khác mà tôi nhận ra là mong muốn được người khác công nhận, đó là chấp trước vào chứng thực bản thân. Tôi không có chuyên môn về thiết kế truyền thông, và tôi phải học sau khi ra nước ngoài. Sau khi có được một chút thành tích, các học viên bắt đầu khen ngợi tôi. Tôi thích nhận được lời khen và sự quan tâm của các điều phối viên nhiều đến nỗi tôi sẽ không vui, thậm chí sinh tâm oán hận khi nhận được phản hồi tiêu cực về công việc.

Trên thực tế, bản sự và trí huệ của chúng ta trong hạng mục truyền thông là được Sư phụ ban cho. Mặc dù tôi đã cố gắng không bị động tâm bởi những phản hồi tích cực của mọi người, nhưng rất nhiều lúc quên mất đây là trí huệ trong Pháp, không phải năng lực của cá nhân. Sau nhiều lần, trong nhất tư nhất niệm bản thân sẽ không tự biết mà khen ngợi chính mình, nếu một niệm này không chú ý tu bỏ đi, liền sẽ tăng cường chủng nhân tâm tự cho là đúng.

Hiện nay khi có những suy nghĩ như thế, tôi tự nhắc nhở bản thân rằng đây là trí huệ do Sư phụ ban cho, không phải là tôi thật sự có năng lực gì, cái tư duy tự cho là đúng không phải là của tôi, chủ động thanh trừ nó, như vậy sẽ thanh tỉnh làm tốt công tác hơn, không đến mức ngộ nhập vào cạm bẫy tự tâm sinh ma.

Tâm tranh đấu, tâm háo thắng, tâm hiển thị cùng tâm tật đố đồng dạng là chứng thực bản thân

Tâm tranh đấu biểu hiện đối với quan điểm khác nhau tranh luận không ngớt, gặp mâu thuẫn chọn phương thức giải quyết tranh đấu như người thường. Tâm háo thắng thể hiện cảm giác hài lòng về bản thân, cảm thấy bản thân có năng lực cao, xem thường người khác, cũng như muốn hơn người khác trên mọi phương diện. Tâm hiển thị là biểu hiện bản thân có năng lực mạnh, thông minh, năng lực lý giải tốt v.v…Tâm tật đố là lúc thấy người khác được công nhận tán dương thì trong tâm thấy bất bình, cũng như thói quen nhìn vào khuyết điểm yếu điểm của người khác.

Kỳ thực những tâm này trong hiện thực còn có rất nhiều biểu hiện, chính là một điểm muốn chứng tỏ mình mạnh hơn người khác. Những tâm này cũng là vây quanh bản thân mà sản sinh, đồng thời cũng là chấp trước đối với danh lợi tình trong con người. Vì luôn nghĩ trong thế gian thu được càng nhiều nữa danh lợi thứ tốt, tình cảm đạt được thoả mãn…Cảm giác bản thân trong luân hồi, đã tích luỹ rất nhiều vật chất như vậy, cho nên trong tu luyện mười năm qua, thậm chí đều không ý thức được bản thân có những tâm bất hảo này, thói quen giống như người thường vậy, cho rằng bản thân là một đoá hoa.

Lúc còn trong hạng mục truyền thông xuất hiện mâu thuẫn, tôi thấy đồng tu có rất nhiều vấn đề như thế, trong tâm còn căm giận bất bình, cảm giác bị đối xử bất công. Nhưng sau khi qua một đoạn thời gian, trong khi hướng nội tìm mới phát hiện, hoá ra đồng tu chính là cái gương của tôi, những vấn đề này tôi cũng không có tu đi giống hệt như thế, mới gặp phải những mâu thuẫn này.

Quan điểm và biện pháp của mỗi người không nhất định đều hoàn mỹ. Khi khuyên người khác cách giải quyết vấn đề, vì ngữ khí nói chuyện theo phương thức cưỡng chế, mặc dù đạo lý có thể đúng nhưng người ta rất khó tiếp thụ, thậm chí nảy sinh chống đối. Lúc này, tôi hướng ngoại nhìn, lại cho rằng người ta không có khả năng tiếp thụ chính xác ý kiến kiến nghị.

Bây giờ tôi sẽ thiện ý nhắc nhở người khác xem xét phương pháp làm ​​của tôi, nhưng đồng thời cũng nói rõ, đây chỉ là đưa ra ý kiến, họ có thể căn cứ trên tình huống thực tế để làm, không cưỡng ép. Cách làm như thế sẽ cho nhau thời gian để xem xét lựa chọn, cũng như phối hợp với nhau làm tốt công tác.

Tâm thái thuần tịnh làm tốt ba việc

Bây giờ khi đối diện với mâu thuẫn, tôi bình tĩnh hơn. Đầu tiên tôi cố gắng thanh trừ những niệm đầu bất hảo xuất ra từ nội tâm, nhanh chóng quên những lời nói và việc làm của người khác mà khiến tôi rất khó chịu. Hơn nữa, tôi sẽ xem xét các đề xuất của họ, hướng nội tìm chấp trước, đề cao bản thân để ngăn các vấn đề tương tự xảy ra lần nữa. Bằng cách đó, tôi đã có thể nhận ra nhiều chấp trước của mình.

Tôi đã học được rằng khi mâu thuẫn xảy ra, tranh luận với người khác để chứng minh rằng ai đúng ai sai là không quan trọng. Điều quan trọng là qua việc đó có thể xác định những thiếu sót của bản thân và tu bỏ chấp trước, thuần tịnh hơn nữa làm tốt ba việc.

Tạ ơn Sư phụ điểm hoá, cảm ơn đồng tu trợ giúp, sau này con sẽ cố gắng hết sức hướng nội tìm những thiếu sót của bản thân, tu tốt bản thân cứu nhiều người, theo kịp tiến trình Chính Pháp, cùng Sư phụ trở về nhà.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/5/21/366804.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/6/23/170871.html

Đăng ngày 15-7-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share