Bài của một học viên Đại Pháp tại Trung Quốc Đại Lục

[MINH HUỆ 02-03-2018] Tôi năm nay 67 tuổi, là một giáo viên đã nghỉ hưu. Tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào năm 1998. Sau nhiều năm tu luyện và hướng nội tôi có được một số nhận thức và muốn chia sẻ cùng các đồng tu.

Hướng nội tìm – thanh trừ độc tố văn hoá Đảng

Đầu năm 2006, tôi bắt đầu thiết lập một điểm sản xuất tài liệu Đại Pháp tại nhà, khi đó đúng vào thời kỳ tà ác bức hại nghiêm trọng, điểm tài liệu rất ít. Điểm sản xuất của tôi là điểm duy nhất trong khu vực, vì vậy tôi phải cung cấp tài liệu cho 40-50 học viên trong vùng.

Mỗi tuần tôi sản xuất hơn 20 bản Tuần báo Minh Huệ và càng ngày càng nhiều tờ rơi cùng những cuốn sách nhỏ. Tôi cũng giúp các học viên địa phương đăng tuyên bố của những người đã quyết định thoái Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Có lúc danh sách gồm vài trăm người. Vào thời điểm đó, tôi vẫn đang có một công việc toàn thời gian, vì vậy tôi phải làm việc vào ban đêm cho những hạng mục này.

Đồng tu Yến (hoá danh), đã gửi cho tôi danh sách những người thoái ĐCSTQ. Cô bị khuyết tật và đi lại rất khó khăn. Cô chỉ đi học có hai năm, nhưng đã thuyết phục được rất nhiều người thoái ĐCSTQ.

Yến rất tinh tấn. Cô ra ngoài rất sớm và trở về nhà khá muộn. Các học viên đều ngưỡng mộ cô vì cô giảng chân tướng rất tốt. Nhưng có một điểm, danh sách những người thoái đảng của cô ghi rất loạn, chữ viết sai rất nhiều, nhiều từ bị gạch xóa khắp nơi. Tôi phải đoán những gì cô viết trên tờ giấy. Cô đã đặt bí danh cho những người đã đồng ý thoái ĐCSTQ không muốn sử dụng tên thật của họ cũng rất đặc biệt, chẳng hạn như lặp lại rất nhiều tên “Hữu phúc”, “Phát tài”, cũng thường thấy có “Đại nha”, “Tiểu nhị”.

Cô ấy lớn hơn tôi một tuổi, vì vậy tôi gọi cô là chị. Một lần tôi chia sẻ, “Chị à, chị nên viết tên rõ ràng một chút, đừng sợ có chữ viết nhầm, vì lúc em nhập chúng có thể sửa lại chính xác. Nhưng đặt bí danh thì phải nghiêm túc, cứu người là đại sự, không nghiêm túc sẽ mang lại những ấn tượng tiêu cực cho Đại Pháp”.

Chị mỉm cười, nhưng không nói gì cả. Sau đó, chị đã làm tốt hơn trong việc đặt bí danh, nhưng cách chị ghi tên không cải thiện. Nó lãng phí rất nhiều thời gian vì tôi đã phải đoán xem chị viết gì.

Một ngày nọ khi chị lại đến gặp tôi, tôi đã nói với chị: “Chị ơi, chị có thể viết những từ đó rõ ràng hơn được không? Phải mất rất nhiều thời gian để đoán chữ của chị. ”

Chị ấy không vui và bật lại: “Viết không được thì như thế đấy. Chẳng phải em là giáo viên sao? Giáo viên còn không nhận ra chữ, vậy có lẽ em không đủ trình độ“.

Lời nói của chị làm tôi ngạc nhiên. Tôi đã tự hỏi làm thế nào một người như thế có thể là một người tu luyện nhỉ. Cô ấy làm không tốt, không có trách nhiệm, còn nói người ta không đủ trình độ, thật sự là không thể dùng lý lẽ để khuyên răn.

Tôi liền phát hoả, mắt nhìn thẳng chị nói: “Đoán không ra chữ chị viết là không đủ trình độ, làm giáo viên là để đoán chữ của chị sao? Nếu như tôi không đủ trình độ, lần sau chị đừng có đưa cho tôi nữa, còn bớt việc cho tôi”.

Trầm mặc một lúc lâu, chị đứng dậy hàm lệ rời đi, tôi không nói gì, cũng không tiễn chị.

Tôi dần tĩnh lại sau khi Yến rời đi. Tôi nhớ lại những gì đã xảy ra giữa chúng tôi. Lời nói của chị ấy không thân thiện, nhưng còn tôi thì sao? Chúng có phù hợp với một người tu luyện không? Càng nghĩ, tôi càng cảm thấy không thoải mái. Tôi liền tĩnh tâm học Pháp.

Sư phụ đã giảng:

“Đúng thế, mâu thuẫn chư vị gặp phải, bất kỳ sự việc chư vị gặp phải đều là đang khảo nghiệm nhân tâm chư vị, chư vị làm thế nào có thể phù hợp với người tu luyện? Chư vị làm thế nào có thể xứng đáng làm đệ tử Đại Pháp? Đó chẳng phải là tu luyện ư? Người thường có thể làm như vậy, nghĩ như vậy không? Gặp phải mâu thuẫn, bất kể mình đúng hay sai, đều nghĩ về bản thân: Việc này mình có chỗ nào không đúng? Có phải mình thật sự xuất hiện cái gì không đúng? Đều là đang nghĩ như vậy, niệm đầu tiên nghĩ chính mình, nghĩ vấn đề, ai không như vậy thì chư vị không phải là một người tu luyện Đại Pháp chân chính.”(Thế nào là Đệ tử Đại Pháp,Giảng Pháp tại Pháp hội New York năm 2011)

Lời của Sư phụ làm tôi chấn động. Đây chẳng phải đang nói tôi sao? Không có gì là ngẫu nhiên. Tại sao tôi không xem sự việc này như một cơ hội để tu luyện và hướng nội? “Không phải là một người tu luyện Đại Pháp chân chính” đây thật không phải là một vấn đề nhỏ. Tôi phải thực sự hướng nội để xét bản thân mình.

Nghĩ tới nghĩ lui, thật sự nhận ra lúc đó tôi quên mất bản thân là một người tu luyện. Tôi không dùng tâm chân thành đối đãi với đồng tu, không thiện ý, kiên nhẫn nói chuyện với chị. Tôi đã nói chuyện với chị ấy như một cấp trên nói chuyện với một người nhân viên và phân việc cho chị ấy. Tôi cư xử với chị ấy như một học sinh của mình. Chẳng những không tu luyện bản thân, còn giống như ác Đảng “Giả – Ác – Đấu? Gặp việc liền dùng biện pháp “Chỉnh” “Trị” đối đãi. Lời nói của tôi chế nhạo Yến và khắc nghiệt đến nỗi chị ấy bật khóc và lao ra ngoài.

Nếu như tôi có thể tỉnh táo bình tĩnh nghĩ đến bản thân là một người tu luyện và đối xử với chị ấy một cách thân thiện, từ bi, điều này sẽ không xảy ra. Đúng là chữ viết tay của chị ấy không đẹp, nhưng không phải là chị ấy muốn điều đó và nó không thể thay đổi một sớm một chiều được.

Chị ấy làm việc rất chăm chỉ, không sợ bức hại, đi lại gặp rất nhiều khó khăn và hàng ngày phải ra ngoài để cứu người. Đây chẳng phải là điểm đáng quý của chị sao? Tôi nên khoan dung, hợp tác và ủng hộ chị mới đúng. Khi nghĩ về điều này, tôi nhận ra rằng mình đã sai chứ không phải chị ấy sai. Lúc đó tôi không coi bản thân là người tu luyện, tôi đã làm tổn thương đồng tu và gia tăng mâu thuẫn.

Tại sao tôi không nhận ra điều này vào lúc đó? Văn hóa ĐCSTQ tà ác thật độc hại. Tôi đã làm mà không tự biết. Nó thực sự là một chướng ngại trong tu luyện. Nó là căn nguyên nảy sinh mâu thuẫn giữa Yến và tôi, tôi quyết tâm tranh trừ nó.

Khi nghĩ về điều này, tôi cảm thấy thật hổ thẹn. Tôi thấy những thiếu sót của mình trong tu luyện và cảm thấy có lỗi, xấu hổ với đồng tu, hổ thẹn bản thân không thực sự là một người tu luyện Đại Pháp chân chính.

Một tuần trôi qua. Tôi đã mong đợi Yến trở lại và chị ấy đã đến. Tôi chia sẻ với chị ấy chân thành và thẳng thắn. Tôi xin lỗi và chị cũng tự tìm những thiếu sót của mình.

Cuối cùng chúng tôi đã đi đến một thỏa thuận: khi chị ấy đưa cho tôi danh sách những người muốn thoái ĐCSTQ, chúng tôi sẽ cùng nhau duyệt từng cái tên một. Chúng tôi sẽ nhập tên lên trang web trong khi chị ấy ngồi bên cạnh. Bằng cách này, sẽ không có vấn đề gì về chữ viết.

Yến rất vui. Tôi cũng hạnh phúc vì đã bù đắp được những tổn thương gây ra cho đồng tu, thanh trừ trói buộc của văn hoá Đảng, dùng tiêu chuẩn của Pháp yêu cầu bản thân, tìm ra những thiếu sót bản thân.

Hướng nội tìm — việc nhỏ nhưng không nhỏ

Một buổi sáng Lệ mang cho tôi hai miếng bánh mì và hai miếng dưa chuột. Tôi hỏi tại sao trời lạnh giá như vậy còn mang đồ ăn tới. Cô ấy nói đó là thức ăn còn thừa lại từ hôm qua. Tôi vừa nghe có cảm giác muốn chuyện bé xé ra to, liền nói: “Vậy ít đồ ăn này em ăn đi nhé, đó cũng không phải chị mua, theo cách làm của em thì chị có nên mang thức ăn cho người khác không, có đáng không?

Lệ nghe tôi nói xong, trả lời: “Một mình em ăn không hết, chỗ chị thì nhiều người hơn”, chờ đợi một lúc liền nói có việc phải đi.

Sau khi cô ấy rời đi, tôi nhận ra rằng thái độ và ngữ khí của mình có chút không ổn, nhưng tôi cứ để nó trôi đi mà không suy nghĩ gì thêm. Hai ngày sau, Lệ gọi điện cho tôi và nói rằng cô ấy sẽ qua chỗ tôi.

Cô ấy qua, sắc mặt không vui nói: “Không được, em không thể nhịn được. Hôm nay chúng ta phải nói chuyện với nhau. Hôm đó, chị làm sao mà lại có thái độ như vậy với em? Em sai ở chỗ nào chị nói đi, em cũng phải nói ra chỗ sai của chị, được để em nói trước”.

Tôi có thể thấy cô ấy rất cáu giận, tôi biết là vì chuyện hôm đó, hối hận hôm đó tại sao lại không xin lỗi cô ấy! Trong tâm cảnh báo bản thân năm lần bảy lượt: “Đừng làm cho mâu thuẫn trở lên gay gắt, hãy để cho cô ấy nói xong đã.”

Tôi liền mỉm cười và nói, “Được rồi, được rồi, tiếp tục đi. Tôi sẽ lắng nghe.”

Cô ấy nói: “Chị quá coi trọng bản thân rồi, làm việc không nghĩ đến cảm thụ của người khác. Chị tiếp xúc với người là có mục đích, chị lôi kéo những đồng tu có kỹ thuật tới bên cạnh chị, muốn dùng ai thì dùng người đó, đồng tu X là em giới thiệu cho chị, nhưng các người có việc lại bỏ em sang một bên”.

Những lời của Lệ làm tôi bối rối vì tôi căn bản không biết cô ấy nói chính là chuyện gì, nhưng tôi không giải thích gì cả. Tôi chỉ biết rằng mình đã sai. Nếu ngày đó tôi không dùng quan niệm hình thành của bản thân tự cho là đúng để phán xét mọi việc và yêu cầu người khác, thì hôm nay tôi sẽ không chiêu mời rắc rối. Là tôi làm việc không phù hợp với Pháp và lời nói bất thiện mà tạo thành.

Bây giờ tôi nhận ra rằng Lệ đã chiểu theo Pháp bởi vì cô ấy có thể nghiêm khắc yêu cầu bản thân ngay cả trong những điều nhỏ nhặt, là biểu hiện trong Pháp, là điều người tu luyện nên làm. Chính là tôi nên học hỏi từ cô ấy, nhưng lúc đó tôi đã không nhận ra được điểm này, không tu bản thân, ngược lại còn nói người ta làm điều thừa. Nói ra chẳng đúng có sự chênh lệch khoảng cách giữa tôi và đồng tu sao?

Tôi thực sự nhận thức được tính nghiêm túc của tu luyện. Mỗi sự việc đều rất nghiêm túc. Chuyện nhỏ nhưng không nhỏ. Mỗi sự việc đều có thể nhìn ra cảnh giới tu luyện của một người đang ở đâu. Trong tu luyện không thể chểnh mảng, xem thường bất cứ sự việc gì, phải thời thời sự sự tự tìm bản thân, tu bản thân.

Nghĩ đến đây, tôi không tranh cãi với Lệ. Tôi thừa nhận sai lầm của mình và đề nghị cô ấy tha thứ. Tôi cảm ơn cô ấy vì đã chỉ ra những khuyết điểm để tôi có thể xem xét kỹ những lời nói và hành động của mình, nghiêm túc đối đãi trong tu luyện, quy chính bản thân trong Pháp.

Mâu thuẫn đã được giải quyết. Chúng tôi phối hợp bình thường trở lại và làm những gì chúng tôi nên làm.

Hai sự việc ở trên đều là rất nhỏ, lại tựa hồ như có chút nói hùa, nhưng tôi xác thực trong mỗi sự việc nhỏ đều có thể nhìn ra những thiếu sót của bản thân, khoảng cách chênh lệch với đồng tu trong Pháp.

Những điều nhỏ nhặt như vậy thường xảy ra khi chúng ta chứng thực Pháp. Trong những mâu thuẫn, nếu chúng ta không thể đề cao tâm tính hay hợp tác tốt, sẽ ảnh hưởng tiêu cực hoặc trì hoãn việc cứu người và tạo thành tổn thất cho chỉnh thể. Tà ác sẽ lợi dụng dùi vào những sơ hở của chúng ta, khiến Sư phụ đau lòng.

Về phương diện này thực sự là có rất nhiều giáo huấn, cho nên chúng ta phải tận dụng tốt Pháp bảo “Hướng nội tìm” mà Sư phụ ban cho, tu tốt bản thân, thuần tịnh bản thân, sớm ngày đạt tới yêu cầu tiêu chuẩn Pháp lý “Vô tư vô ngã” (Phật tính vô lậu-Tinh tấn yếu chỉ) để Sư phụ yên tâm.

Trên đây là thể ngộ cá nhân, nếu có chỗ nào không đúng, xin chỉ giúp.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/2/3/360360.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/6/20/170840.html

Đăng ngày 13-7-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share