Bài viết của Vũ Minh, một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc

[MINH HUỆ 16-6-2018] Sư phụ Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp, giảng:

“…khó Nhẫn, chư vị hãy cứ Nhẫn xem sao; thấy thật khó làm, nói là khó làm, chư vị cứ làm xem cuối cùng có làm được chăng.” (Chuyển Pháp Luân)

Sư phụ cũng dạy chúng ta rất nhiều về Pháp lý “bất thất bất đắc” (Chuyển Pháp Luân) của vũ trụ.

Hai vợ chồng tôi đều là học viên Pháp Luân Đại Pháp, cả hai luôn nghĩ xem làm cách nào để có thể đề cao tâm tính dựa trên Pháp.

Nhận thức Pháp của chúng tôi đã được khảo nghiệm khi chúng tôi thành lập một phòng khám Trung y vào năm 2009.

Nhận người học việc

Phòng khám của chúng tôi nằm tại một vị trí hẻo lánh nên việc mua sắm các vật phẩm hàng ngày tương đối khó khăn. Đôi lúc, có người hàng xóm thường chia sẻ các tạp phẩm của anh cho chúng tôi, và chúng tôi trở nên khá thân thiết. Con trai của anh đang theo học ở một trường dạy nghề, nhưng trước khi cháu tốt nghiệp, cha mẹ cháu đã bắt cháu ra trường và muốn cháu học việc tại phòng khám của chồng tôi.

Chồng tôi có 40 năm kinh nghiệm về Trung y, nhưng anh chưa từng có ý định nhận học trò. Có lẽ là do duyên phận mà chồng tôi đã đồng ý dạy cho cậu con trai 17 tuổi của người hàng xóm. Vì thế cháu đã chuyển đến ở với chúng tôi và chúng tôi xem cháu như người nhà.

Vì không được giáo dục tốt lúc đi học hoặc có lẽ là do tính cách cháu bướng bỉnh, nên cháu không chủ dộng làm việc, và dành hết thời gian của mình để đọc sách thuốc.

Trở thành một học viên Đại Pháp

Sau khi sống với chúng tôi được ba tháng. Chúng tôi đã nói cho cháu biết về Pháp Luân Đại Pháp và cuộc đàn áp của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Chúng tôi cho cháu biết về vụ tự thiêu giả mạo ở Quảng trường Thiên An Môn, và tặng cháu đĩa DVD Cửu Bình, cùng nhiều tài liệu Đại Pháp khác.

Không lâu sau, cháu bắt đầu tu luyện và thay đổi thành một người khác. Cháu trở nên nghiêm túc, làm việc chăm chỉ và nhanh chóng trưởng thành.

Lúc 15 tuổi, cháu từng vào Đoàn và bây giờ cháu đã quyết định thoái. Cháu có chấp trước mạnh mẽ vào danh lợi. Cháu đã giấu chúng tôi lấy trộm tiền và các sách dược của phòng khám, nhưng tính nết của cháu đã cải thiện sau khi trở thành một học viên Pháp Luân Đại Pháp.

Một ngày nọ cháu quỳ xuống trước mặt chồng tôi và khóc. Cháu nói mình đã phạm lỗi và cháu rất hối hận. Cháu đã trả lại 600 nhân dân tệ tiền mặt và những cuốn sách mà cháu đã đánh cắp. Sau đó, chúng tôi nhận ra rằng cháu đã trở thành một học viên Đại Pháp chân chính.

Chúng tôi đã không đối xử với chàng thanh niên trẻ tuổi này như nhân viên học việc mà xem cháu như một thành viên trong gia đình, quan trọng hơn là như một học viên Pháp Luân Đại Pháp. Tất cả chúng tôi cùng nhau làm ba việc, và cháu đã có thể bỏ được rất nhiều tâm chấp trước vào danh, lợi, tình.

Quay trở lại quê hương chúng tôi

Vì nhiều lý do khác nhau, chúng tôi đã đóng cửa phòng khám và quay lại quê nhà để mở một phòng khám ở đó. Sau đó, cậu thanh niên trẻ tuổi này đã ghi danh vào học tại một trường điều dưỡng ở địa phương và đã tốt nghiệp ba năm sau đó.

Chúng tôi được biết cháu đã ngừng tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vì sợ hãi và do cha mẹ, bạn bè và bạn cùng trường tác động. Cháu trở nên bối rối không biết phải làm gì và cuộc sống của cháu trở nên hỗn loạn. Gia đình cháu đã lo lắng về điểm số và chi phí sinh hoạt của cháu.

Hai vợ chồng tôi nghĩ rằng vì chúng tôi là những học viên, nên chúng tôi cần có trách nhiệm giúp cháu. Trước hết, cháu cần có môi trường tu luyện và thu nhập ổn định. Chúng tôi cũng phải xóa tan những hiểu lầm của gia đình cháu về Pháp Luân Đại Pháp, vì họ nghĩ rằng tu luyện Đại Pháp đã dẫn đến các vấn đề của con trai họ.

Chúng tôi quyết định thuê cháu với mức lương 4.000 nhân dân tệ mỗi tháng. Sau khi cộng thêm chi phí ăn ở, chúng tôi đã chi cho cháu mỗi tháng 5.000 nhân dân tệ, một khoản chi phí chưa từng thấy trong khu vực của chúng tôi. Nhưng chúng tôi tin rằng quan trọng hơn là cháu có một môi trường tu luyện tốt, để cháu có thể đề cao và ổn định cuộc sống.

Tuy nhiên, lúc đầu cháu đã không làm ba việc mà một học viên cần làm. Thay vào đó cháu dành toàn bộ thời gian của mình vào việc học và lấy chứng chỉ y tế. Kỹ năng y tế của cháu được cải thiện và không lâu sau cháu đã có thể làm việc độc lập.

Nhờ các học viên động viên, cháu đã tham gia luyện công và học Pháp.

Chấp trước vào tiền

Đôi lúc chúng tôi để cháu làm việc một mình ở phòng khám. Không lâu sau chúng tôi biết được cháu đang ăn cắp khoảng 100-300 nhân dân tệ mỗi ngày từ phòng khám.

Chúng tôi đã sốc khi phát hiện ra những việc cháu đang làm, và không hiểu sao một học viên lại có thể làm một việc như vậy.

Hai vợ chồng tôi đã chia sẻ với nhau, và kết luận rằng ý định ban đầu của chúng tôi là giúp đỡ cháu. Trong suốt ba năm đi học, cháu đã mất môi trường tu luyện. Vì thế cháu đã quên mất cách tu luyện và nuôi dưỡng nhiều tâm sợ hãi. Cộng thêm ba năm chi phí ăn học đã tạo thêm áp lực cho cháu. Không có Đại Pháp chỉ đạo, cháu đã dùng các cách thức không đúng để trả các món nợ của mình.

Sư phụ giảng:

“Thời kỳ mạt Pháp là không phải chỉ nói đến Phật giáo; mà còn nói về rất nhiều không gian từ một tầng rất cao trở xuống đều đã bại hoại rồi. Mạt Pháp không chỉ nói đến mạt Pháp của Phật giáo, mà còn là xã hội nhân loại không [còn] duy trì tâm Pháp [để] ước [chế câu] thúc đạo đức nữa.” (Chuyển Pháp Luân)

Chúng tôi ngộ được rằng trong xã hội ngày nay mọi người sẽ làm mọi thứ vì tiền.

Sự việc xảy ra giữa chúng tôi với cậu thanh niên trẻ tuổi này cũng là cơ hội để tôi và chồng đề cao. Chúng tôi hướng nội và nhận ra chúng tôi cũng có tâm chấp trước vào tiền. Chúng tôi có hai người con chưa lập gia đình và phải lo rất nhiều chi phí trong nhà, vì vậy chúng tôi sẽ tận dụng mọi cơ hội để kiếm được nhiều tiền hơn.

Cả hai chúng tôi đã trượt ngã trong tu luyện ở điểm này, nhưng bài học này đã cho phép chúng tôi nhìn ra được những chấp trước của mình.

Chúng tôi quyết định cùng học Pháp với cậu thanh niên này, chia sẻ và giúp cháu nhìn ra những thiếu sót của mình. Chúng tôi muốn xem cháu như con trai của chúng tôi, hỗ trợ cháu trong mọi mặt cuộc sống và giúp cháu đề cao trong tu luyện.

Một ngày nọ, cháu đã quỳ xuống trước mặt chúng tôi. Cháu khóc và xin lỗi. Cháu đã trả lại cho chúng tôi 8.000 nhân dân tệ. Và để giảm áp lực cho cháu, con trai tôi đã vay 4.000 nhân dân tệ để giúp cháu trả nợ khoản vay đi học của cháu.

Cháu cũng quỳ xuống trước ảnh của Sư phụ để đọc các sách Đại pháp. Cháu đã quay lại tu luyện sau sáu tháng. Chúng tôi đã không nói gì với ai kể cả gia đình cháu về những chuyện đã xảy ra.

Chúng tôi đã có thể ngộ sâu sắc về lời giảng sau của Sư phụ qua trải nghiệm này.

Sư phụ giảng:

“Từ bi năng dung thiên địa Xuân

Chính niệm khả cứu thế trung nhân”

(Pháp Chính Càn KhônHồng Ngâm II)

Diễn nghĩa:

“Từ bi có thể hoà tan trời đất thành mùa Xuân

Chính niệm có thể cứu con người ở thế gian”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/6/16/369848.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/7/9/171055.html

Đăng ngày 18-7-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share