Bài viết của Chính Tín
Tiếp theo Phần 3
[MINH HUỆ 25-5-2018] Ở Trung Quốc ngày nay, với tiêu chuẩn đạo đức đang ngày càng trượt dốc, các giáo viên không chỉ mất đi phẩm hạnh đạo đức tối thiểu, mà họ còn sách nhiễu và nhận tiền bạc từ học sinh.
Tuy nhiên, có một số giáo viên đã bước vào tu luyện Pháp Luân Công và chiểu theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn trong cuộc sống hàng ngày của họ. Bài viết này chia sẻ về bốn trường hợp giáo viên như vậy và cách họ đã kiên định đức tin của mình trong cuộc bức hại kéo dài ròng rã suốt 19 năm qua của chính quyền Cộng sản Trung Quốc.
Đôi vợ chồng về hưu ở Hà Bắc
Bà Lưu Tú Xuân cùng chồng là ông Trần Đồng Khánh đều là giáo viên phổ thông ở tỉnh Hà Bắc. Hai vợ chồng đều mắc nhiều bệnh. Chứng hen suyễn của ông Trần khiến ông quanh năm khó thở; bệnh viêm thấp khớp và thoát vị bẹn làm ông đi lại vô cùng khó khăn. Còn bà Lưu mắc bệnh yếu tim khi mới 30 tuổi và thường bị ngất. Bà cũng đau dạ dày và cao huyết áp. Tuy nhiên, chứng mất ngủ kinh niên mới khiến bà khổ sở nhất. Năm 1990, bà Lưu gặp vấn đề về họng khiến bà thở và nói chuyện rất khó khăn.
Hai vợ chồng chịu đựng bệnh tật dày vò mỗi ngày suốt những năm 80 và 90. Bà Lưu hay bảo với chồng: “Cuộc sống vợ chồng mình đã đến lúc kết thúc chưa?” Ông Trần thường đáp: “Nếu không phải vì con cái thì tôi tự vẫn cho rồi.”
Tháng 1 năm 1998, ông Trần nhận được cuốn “Chuyển Pháp Luân”, cuốn sách chính của Pháp Luân Công. Hai vợ chồng cùng đọc và đều kết luận rằng: “Đó là cuốn sách tuyệt vời.” Sau đó họ cùng tham gia vào một nhóm luyện công ở địa phương.
Một tháng sau, kỳ tích xuất hiện: hai vợ chồng đều khỏi hẳn bệnh. Con cái họ ngạc nhiên và vui mừng quá đỗi. Con trai cả bảo với mọi người chung quanh rằng; “Nhờ Pháp Luân Công mà bệnh tật của cha mẹ tôi đã lành hẳn. Bây giờ họ có thể đi làm và gia đình chúng tôi lại tràn ngập hạnh phúc. Pháp Luân Công thật là tốt!”
Không những sức khỏe mà tinh thần của họ cũng thay đổi – họ không cần tranh đấu vì lợi ích cá nhân.
Tháng 9 năm 1999, ông Trần bị xe hơi đâm trúng và văng xa trên đất cả 20 thước. Chiếc xe đạp hỏng hoàn toàn. Ở Trung Quốc, nhiều người bị nạn như thế sẽ tận dụng lấy cơ hội này mà vòi tài xế một khoản tiền kha khá. Tuy nhiên, khi người đi đường đến hỏi để xem liệu ông còn sống hay có cần đến bệnh viện không thì ông ngồi dậy và nói: “Các anh đi đi. Tôi không sao.” Ông Trần không hề lấy của tài xế một xu nào cả.
Cô giáo ở Nội Mông
Bà Lý Thục Hoa là giáo viên ở Thành phố Hoắc Lâm Quách Lặc, thuộc Nội Mông Cổ. Bà mắc bệnh tim mãn tính, cao huyết áp, viêm thấp khớp, viêm túi mật và nhiều bệnh khác. Bà thường xin nghỉ phép vì bệnh và thỉnh thoảng còn không làm nổi việc nhà. Thuốc men không đem lại mấy tác dụng và bà gần như mất hết hi vọng vào cuộc sống. Vì bệnh tình ngặt nghèo lẫn trí nhớ sa sút nên bà phải về hưu non vào tháng 6 năm 1998.
Tháng 3 năm 1999, bà bước vào tu luyện Pháp Luân Công. Chỉ trong vòng vài tháng, bà phục hồi hoàn toàn sức khỏe và có thể mang vác đồ nặng lên xuống cầu thang trong căn hộ chung cư. Bấy giờ bà có thể đảm đương nhiều việc lao động nặng nhọc mà trước đây vốn do chồng bà gánh vác.
Trong cuộc sống hàng ngày, bà Lý tuân theo nguyên lý “Chân – Thiện – Nhẫn”. Bà trở nên vị tha hơn với mọi người và bỏ đi tâm tranh đấu. Trước khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công, bà thường cãi nhau với chồng. Mối quan hệ vợ chồng họ giờ đây trở nên hòa hợp hơn và bà Lý cũng giúp đỡ hàng xóm cũng như sẵn sàng quét dọn khu vực dân cư xung quanh.
Giáo viên điển hình tỉnh Hồ Nam
Bà Lý Ngọc Liên ở thành phố Sầm Châu, tỉnh Hồ Nam nhận được nhiều giải thưởng “Giáo viên điển hình” các cấp thành phố, tỉnh, huyện từ năm 1985. Bà cũng dạy một số “lớp học kiểu mẫu”.
Tuy nhiên, cô giáo của các giải thưởng này phải chịu nhiều bệnh tật dày vò. Khi còn trẻ, bà Lý đã đau dạ dày, viêm đường mật, thận ứ nước, ung thư cổ tử cung và mất ngủ. Bà đã thử qua nhiều biện pháp trị liệu, nhưng bệnh tình lại ngày một nặng hơn.
Vào tháng 2 năm 1999, một đồng nghiệp đã giới thiệu cho bà Pháp Luân Công. Theo bà Lý, năm tháng trước khi Đảng Cộng sản Trung Quốc tiến hành đàn áp Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999, thì đó là khoảng thời gian hạnh phúc nhất trong cuộc đời bà. Bà biết được ý nghĩa chân chính của cuộc sống: Phản bổn quy chân. Bệnh tình của bà khỏi hẳn, tinh thần lẫn cảm xúc luôn thể hiện bằng nụ cười trên môi bà mỗi ngày.
Trước khi tu luyện, bà tự xem bản thân mình là người tốt. Nhưng khi đo lường bản thân theo nguyên lý “Chân – Thiện – Nhẫn”, bà tự nhận thấy bản thân mình còn ích kỷ và chấp trước vào lợi ích cá nhân. Khi sống theo nguyên lý của Pháp Luân Công, bà Lý từ chối những món quà biếu và tiền của phụ huynh.
Lời kết
Cũng như cả trăm triệu người dân Trung Quốc đang tập luyện Pháp Luân Công trước khi cuộc đàn áp của Đảng Cộng sản Trung Quốc bắt đầu vào năm 1999, những giáo viên ấy cũng bị đàn áp nghiêm trọng vì đức tin của mình.
Vợ chồng bà Lưu Tú Xuân và ông Trần Đồng Khánh đều bị tuyên án tù. Ông Trần bị tra tấn đến chết, con trai cả của họ vì sức ép tâm lý đến nỗi thần kinh không ổn định.
Bà Lý Thục Hoa bị bắt nhiều lần và bị giam giữ ở trại cưỡng bức lao động hai năm vì đức tin của mình vào Pháp Luân Công.
Bà Lý Ngọc Liên bị giam giữ nhiều lần và gia đình bà sống trong nỗi lo sợ suốt ngần ấy năm.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/5/25/366813.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/5/26/170547.html
Đăng ngày 20-6-2018; Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.