Bài viết của phóng viên Minh Huệ ở Nội Mông Cổ, Trung Quốc

[MINH HUỆ 10-9-2017] Một cư dân thành phố Xích Phong đã bị buộc tội “sử dụng tổ chức tôn giáo để phá hoại việc thực thi pháp luật”, một tội danh thường được chính quyền cộng sản Trung Quốc sử dụng để vu khống và cầm tù các học viên Pháp Luân Công, một môn tu luyện tinh thần dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn.

Ông Dương Phúc Điền và vợ ông là bà Tôn Tinh đã bị bắt giữ tại nhà vào ngày 25 tháng 5 năm 2017. Mặc dù bà Tôn đã được thả ra sau đêm hôm đó, ông Dương vẫn bị giam giữ. Trong phiên tòa ngày 7 tháng 9, luật sư của ông Dương đã biện hộ vô tội cho ông, vì không có luật nào ở Trung Quốc cấm Pháp Luân Công.

Công tố viên Đan Cửu Tường đã trình bày hình ảnh các đồ vật tịch thu từ nhà ông Dương, bao gồm các sách Pháp Luân Công, các tập giấy in, một máy in, máy cắt giấy, máy tính và ổ đĩa cứng. Đan đã cáo buộc ông Dương có ý định sản xuất các tài liệu Pháp Luân Công bằng các vật dụng bị tịch thu, và cho đó là vi phạm pháp luật.

Luật sư của ông Dương đã phản bác rằng những vật dụng đó là tài sản hợp pháp của thân chủ mình và không gây hại cho ai cả, chứ đừng nói đến việc “phá hoại việc thực thi pháp luật”. Quan trọng hơn, giấy trắng chưa in gì lên đó thì không thể được coi là bằng chứng buộc tội ông Dương.

Sau đó, Đan nói rằng việc sở hữu các sách Pháp Luân Công của ông Dương là bất hợp pháp. Anh ta đã trích dẫn hai thông báo do Tổng cục Báo chí và Xuất bản ban hành năm 1999 về việc cấm xuất bản các sách của Pháp Luân Công. Luật sư phản bác rằng những thông báo đó đã được Tổng cục Hành chính bãi bỏ vào năm 2011.

Đan đã đề nghị kết án 3-6 năm tù đối với ông Dương, bằng việc trích dẫn giải thích điều luật 300 của Luật Hình sự do Tòa án Nhân dân Tối cao và Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao ban hành vào tháng 11 năm 1999, bốn tháng sau cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Bản giải thích chỉ ra rằng bất cứ ai tu luyện hoặc truyền bá Pháp Luân Công đều bị truy tố ở mức cao nhất.

Luật sư cho rằng bản giải thích đó đã được thay thế bằng một bản giải thích mới trong Luật Hình sự, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 2 năm 2017. Hơn nữa, Tòa án Nhân dân Tối cao và Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao không phải là cơ quan lập pháp; do đó, các giải thích cho điều luật do họ ban hành không thể được sử dụng làm cơ sở pháp lý để kết án.

Luật sư còn chứng minh thêm rằng các cảnh sát thực hiện vụ bắt giữ chưa bao giờ trình ra lệnh khám xét trong khi lục soát nhà ông Dương. Ngoài ra, công tố viên và tòa án địa phương cũng chưa từng cung cấp cho gia đình ông Dương bất cứ thông tin nào về vụ việc của ông.

Luật sư yêu cầu tuyên bố trắng án cho ông Dương. Ông Dương cũng tự biện hộ cho mình. Mặc dù vậy, thẩm phán Đổng Lợi Hạ liên tục ngắt lời ông Dương khi ông đang nói.

Thẩm phán Đổng cũng chỉ ra rằng ông Dương đã “tái phạm” vì ông từng bị đưa đến trại lao động cưỡng bức do không từ bỏ Pháp Luân Công. Ông Dương biện hộ rằng việc ông thực hiện quyền tự do tín ngưỡng theo hiến pháp của mình là hoàn toàn hợp pháp, còn những người bắt và đưa ông đến trại lao động mới là những người cần bị truy tố. Ông kết luận rằng việc trước đây ông bị cưỡng bức lao động không thể được sử dụng làm bằng chứng chống lại ông.

Thẩm phán Đổng đã hoãn phiên xét xử mà không đưa ra phán quyết.

Thẩm phán Đổng: +86-476-3517208, +86-13604762908

Công tố viên Đan Cửu Tường: +86-18547627533, +86-13514766898

Báo cáo liên quan:

Tổng Cục Báo chí và Xuất bản Trung Quốc bãi bỏ lệnh cấm xuất bản sách Pháp Luân Công


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/9/10/-353560.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/9/13/165398.html

Đăng ngày 19-9-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share