Bài viết bởi Trương Vận

[MINH HUỆ 22–07–2009] Ngày 20 tháng 7 năm 2009, đánh dấu 10 năm kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công ngày 20 tháng 7 năm 1999, hơn 200 học viên Pháp Luân Công tại Toronto và những người ủng hộ từ tất cả các tầng lớp xã hội tổ chức một cuộc mít tinh lớn ở trước Lãnh sự quán Trung Quốc. Họ phơi bày hơn nữa cuộc bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ và kêu gọi người dân thế giới phản đối tội ác chống lại loài người của ĐCSTQ và cùng nhau chấm dứt cuộc bức hại.

2009-7-21-213456-0--ss.jpg

2009-7-21-213456-1--ss.jpg

2009-7-21-213456-2--ss.jpg
Ngày 20 tháng 7 năm 2009, các học viên Pháp Luân Công tại Toronto đã tổ chức một cuộc mít tinh lớn ở trước tòa Lãnh sự quán Trung Quốc, kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại

Những người ủng hộ đã đến tham dự cuộc mít tinh để bày tỏ sự ủng hộ của mình gồm có Mạng lưới nhân quyền Trung Quốc, Mặt trận Dân chủ Trung Quốc, những người đại diện của Chính phủ tạm thời Trung Quốc và những người ủng hộ nhân quyền. Các tổ chức như tổ chức Người Canada chống Bức hại và Cảnh nô lệ tại Sudan và tổ chức Bảo vệ Quyền tự do đã gửi thư đến để bày tỏ sự ủng hộ của họ.

Kêu gọi người dân giữ vững lập trường

Người đại diện của Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Joel Chipkar đã đọc một bài phát biểu của Hiệp Hội Pháp Luân Đại Pháp Canada. Ông chỉ ra rằng ngày này cách đây 10 năm, ngày 20 tháng 7, đã đánh dấu sự khởi đầu của cuộc bức hại phi lý và tàn bạo nhất này trong xã hội ngày nay. Tính tới ngày hôm nay, 3290 học viên đã được xác định là mất đi cuộc sống của mình trong cuộc bức hại này. 87000 học viên đang phải chịu sự ngược đãi và hành hạ thô bạo được áp đặt lên họ bởi tay sai của ĐCSTQ, những kẻ đã sử dụng trên 100 hình thức tra tấn khác nhau. Một bài báo cáo của Hoa Kỳ cho biết rằng 66 % các nạn nhân của hình thức tra tấn ở các nhà tù của Trung Quốc là học viên Pháp Luân Công. Điều khủng khiếp hơn thế nữa là điều mà một số báo cáo cho biết rằng các học viên Pháp Luân Công đã bị mổ cắp nội tạng trong khi họ vẫn còn sống. Tuy nhiên, những nỗ lực của các học viên Pháp Luân Công kêu gọi một cách hòa bình và lan truyền sự hiểu biết về cuộc bức hại trong vòng 10 năm qua, cũng như việc gia tăng sự ủng hộ của người dân thế giới, đã mang đến hy vọng cho nhân dân Trung Quốc.

Ông Chipkar kêu gọi người dân thế giới giữ vững lập trường đúng đắn và cùng nhau kết thúc cuộc bức hại này. Ông nói rằng vào thời khắc lịch sử này, chúng tôi kêu gọi mọi người tiếp tục ủng hộ nhân quyền, và đặc biệt kêu gọi Chính phủ Canada sử dụng các kênh thông tin của mình để phản đối cuộc bức hại này.

Vạch trần cuộc bức hại tàn bạo

Học viên Pháp Luân Công Trương Thiên Khiểu đã chia sẻ trong bài phát biểu của cô về việc hai người mà cô yêu quý đã chết và một người thì mất tích trong cuộc bức hại tàn bạo đối với Pháp Luân Công của ĐCSTQ như thế nào.

Em rể của cô là Trâu Tùng Đào được cấp bằng thạc sĩ năm 1999, nhưng anh bị thất nghiệp vì tập Pháp Luân Công. Anh đã bị bắt trong một thời gian rất dài và nhà của anh bị lục soát nhiều lần. Vào tháng 10 năm 1999, anh đã đi đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công và bị bắt ngay khi trở về nhà ở thành phố Thanh Đảo. Sau đó, anh lại bị bắt lại vì tìm nhà cho các học viên Pháp Luân Công tổ chức một cuộc hội thảo chia sẻ kinh nghiệm tu luyện. Trong lúc bị giam giữ tại sở cảnh sát, một người phó sở cảnh sát đã dùng đế giày để vả lên mặt của anh, khiến cho anh Trâu bị mất ý thức. Anh đã bị thương rất nặng, do đó trung tâm giam giữ đã không chịu nhận anh.

Tháng 7 năm 2000, anh Trâu lại bị bắt một lần nữa và bị gửi tới trại lao động cưỡng bức để làm việc trong 2 năm. Ba tháng sau, anh đã chết trong trại lao động cưỡng bức. Thân thể của anh đã bị hỏa táng mà không có sự chấp thuận từ phía gia đình của anh.

Em gái của Trương Thiên Khiểu, Trương Vân Hạc là trưởng phòng tài chính của một công ty. Sau khi chứng kiến sự bức hại đối với chồng của mình là anh Trâu, chị đã tới quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh vào tháng 4 năm 2000, để nói cho mọi người biết sự thật về Pháp Luân Công. Sau đó chị đã bị bắt và bị giam tại trung tâm giam giữ tại Bắc Kinh. Bảy nhân viên cảnh sát đã đánh chị bất tỉnh. Vào tháng 2 năm 2002, chị lại bị bắt ở thành phố Thanh Đảo, và bị giam tại Trung tâm giam giữ Đại Sơn. Sáu tháng sau chị đã bị bí mật chuyển đi. Sự việc của chị đến nay là vẫn chưa được biết đến.

Mẹ của Trương Thiên Khiểu, bà Tất Vụ Thái thường xuyên bị cảnh sát địa phương quấy rầy. Con rể của bà bị tra tấn đến chết, con gái thì bị mất tích, và bà vẫn tiếp tục phải chịu đựng sự hành hạ không ngớt. Nỗi đau buồn và áp lực vượt qua sức chịu đựng của bà, và bà đã qua đời.

Nhiều người hơn nữa cần phải biết được điều gì đang diễn ra tại Trung Quốc

2009-7-21-213456-3--ss.jpg
Patrick Boyer, cựu nghị sĩ Canada, luật sư, nhà văn và nhà xuất bản

Patrick Boyer, cựu nghị sĩ Canada, luật sư, nhà văn và nhà xuất bản đã nói rằng nhân quyền và nhân phẩm là những đặc trưng của tất cả các quốc gia lớn. Ông và người dân ở phía bên kia của quả địa cầu yêu cầu chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công.

Khi chủ báo của Nhà Xuất Bản Bướm Xanh, ông Boyer giới thiệu cuốn sách mới xuất bản gần đây nhất có tiêu đề Ngôi chùa của Ánh sáng (Phiên bản tiếng Anh), miêu tả cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công.

Ông Boyer cho biết ông tin rằng trong thế kỷ 21 này, nhân phẩm và những quyền cơ bản nên được tôn trọng.

Phát biểu về lý do xuất bản cuốn sách này, ông Boyer cho biết cuốn sách kể về các câu chuyện của những cá nhân và gia đình của họ, và cũng làm lộ rõ bộ mặt thật của một chế độ chuyên quyền. Không kể đến đó có phải là Đức Quốc xã, Liên Bang Xô Viết cũ hay là ĐCSTQ, thì Chính phủ đó đều quy định cách nghĩ của nhân dân. Những người bất đồng quan điểm thì bị ném vào các trại tập trung, mặc dù ở Trung Quốc chúng được gọi là các trại “cải huấn qua lao động”. Việc xuất bản cuốn sách này là để cho nhiều người hơn nữa hiểu được điều gì đang diễn ra ở Trung Quốc.

Ông nói rằng ông kính trọng những người này (các học viên Pháp Luân Công) vì sự can đảm phi thường của họ.

ĐCSTQ tự sụp đổ trên chính đôi chân của mình

2009-7-21-213456-4--ss.jpg
Michael Craig, Chủ tịch Mạng lưới nhân quyền tại Trung Quốc phát biểu trong cuộc mít tinh

Ông Michael Craig, Chủ tịch Mạng lưới nhân quyền tại Trung Quốc nói rằng cái búa và cái liềm của người Cộng sản chuyên quyền đã được sử dụng để tấn công nhân dân. Các học viên Pháp Luân Công đã chịu đựng cuộc bức hại tàn bạo suốt 10 năm. Ông cho biết rằng vì ĐCSTQ bức hại một nhóm người tin vào các nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn, thì chắc chắn rằng ĐCSTQ đã tự hạ bệ trên chính đôi chân của mình, hướng sự chú ý của thế giới sang bản chất xấu xa của nó cùng những tội ác chống lại loài người.

Pháp Luân Công soạn một bản anh hùng ca của niềm vui chiến thắng

Phó Chủ tịch Mặt trận dân chủ Trung Hoa, bà Thịnh Tuyết, nói rằng ĐCSTQ không bao giờ ngừng việc bức hại người dân kể từ khi Nó nắm chính quyền tại Trung Quốc. Tất cả các cuộc phản kháng liên tiếp của người dân Trung Quốc đều bị ĐCSTQ đàn áp đẫm máu. “Trong 10 năm qua, nhóm Pháp Luân Công đã tiến hành một phong trào hòa bình chống lại cuộc bức hại trong khi đó phơi bày các tội ác của Đảng này, điều này làm nên một bản anh hùng ca về niềm vui chiến thắng cho lịch sử chống bức hại trên 60 năm qua trong xã hội Trung Quốc”.

Bà Thịnh Tuyết nói, “Trong sự phản kháng hòa bình đối với cuộc bức hại, những gì biểu lộ ra là tính kiên nhẫn, tính chân thành, lòng trắc ẩn và hợp lẽ phải, và các nguyên lý của Pháp Luân Công Chân – Thiện – Nhẫn. Vì toàn xã hội Trung Quốc, và vì hy vọng của người dân Trung Quốc, các học viên Pháp Luân Công đã cống hiến nhiều thời giờ, năng lượng, tiền của và thậm chí bất chấp cả an toàn cá nhân, và đứng lên tiên phong trong việc chống lại cuộc bức hại“.

Bà nói tiếp rằng Cửu Bình và xu hướng lớn của việc thoái ĐCSTQ, đã giúp cho các nhóm và những người dân Trung Quốc mà không thể thấy bất kỳ một hy vọng nào cho xã hội Trung Quốc nay lại thấy được niềm hy vọng đó. Cái Đảng chuyên quyền đó đã khởi động làn sóng phản đối trên khắp Trung Quốc. Người dân Trung Quốc hiện nay có sự đánh giá rõ ràng hơn về đúng và sai. Họ không còn chịu đựng được cuộc bức hại của ĐCSTQ lâu hơn nữa.

Bà Thịnh Tuyết tin rằng hành động kháng nghị hòa bình được khởi xướng bởi các học viên Pháp Luân Công nhất định sẽ thức tỉnh các nhóm người đang chịu sự bức hại ở xã hội Trung Quốc. Họ sẽ cùng nhau chống lại sự chuyên chế bạo ngược của ĐCSTQ, cho đến ngày khi mà những tư tưởng về dân chủ, nhân quyền, tự do và quy định của pháp luật được gìn giữ trong xã hội Trung Quốc.

Giải thể ĐCSTQ, công lý sẽ trở lại

Người đại diện của Chính Phủ lâm thời Trung Quốc tại Canada ông Trình Khởi Gia phát biểu rằng Pháp Luân Công là nhóm người phải chịu đựng cuộc bức hại khốc liệt nhất ở Trung Quốc. Tất cả những tội ác tại Trung Quốc đều có dính líu đến ĐCSTQ. Chính phủ lâm thời trù định rằng với sự giải thể của ĐCSTQ, công lý sẽ trở lại. Vì vậy, ông đã tới để ủng hộ nỗ lực chấm dứt bức hại của các học viên Pháp Luân Công.

Ông Trịnh cho biết rằng kể từ khi ĐSCTQ nắm được Chính quyền năm 1949, sự bức hại và các cuộc đấu tranh không bao giờ ngớt. Ông tin rằng ĐCSTQ không thể nào sửa đổi được mình bằng sáng kiến của chính bản thân Nó, hãy nhìn các lãnh tụ của Nó trong các thời kỳ khác nhau, họ hoặc là trở lên xấu xa hơn hoặc là trốn thoát khỏi ĐCSTQ. “Tôi đã rút khỏi Đoàn Thanh Niên bằng tên thật của mình. Xu hướng lớn thoái ĐCSTQ cho thấy rằng nó đã mất sự tín nhiệm của người dân“.

Phó Chủ tịch Mặt trận dân chủ Trung Quốc Canada, nhà văn Tô Minh phát biểu rằng nỗ lực 10 năm chống bức hại của Pháp Luân Công là một sự kiện rất lớn. Một nhóm dân chúng có đức tính cao cả như vậy, có thể kiên trì chống lại cuộc bức hại và phơi bày sự thật hơn 10 năm qua dưới sự đàn áp dã man và chế độ hung bạo. Đó là một thắng lợi lớn. Tính đến ngày hôm nay, mặc dù ĐCSTQ tự cho bản thân mình là mạnh mẽ và phồn thịnh, với một nhóm người như thế, nó chỉ đơn giản là không còn đường lui.

Càng ngày càng có nhiều người dân đã tỉnh ngộ

Khi cuộc mít tinh lớn bắt đầu, nó đã kéo dài cho đến giờ nghỉ ăn trưa của Lãnh sự quán Trung Quốc. Nhiều người đã xếp hàng ở bên ngoài chờ đợi các hoạt động ở bên trong, họ lặng lẽ lắng nghe các bài phát biểu trong cuộc mít tinh này.

Một sinh viên hải ngoại người Trung Quốc người không muốn tiết lộ tên của mình đã vỗ tay tán thưởng cuối mỗi bài phát biểu. Cậu ấy nói trong một cuộc phỏng vấn,

Tình cờ tôi nhận một tờ rơi Pháp Luân Công, và sau đó tôi vào các trang web để tìm hiểu thêm. Mãi cho đến sau này tôi mới hiểu được các học viên Pháp Luân Công là những người như thế nào, hoàn toàn khác với những gì mà ĐCSTQ tuyên truyền. Sau này, tôi may mắn được biết một vài học viên Pháp Luân Công, và họ có vẻ rất tử tế và thương người. Theo những lời khuyên của họ, tôi bắt đầu đọc cuốn Chuyển Pháp Luân, và sau đó học các bài Công Pháp. Tôi cảm thấy may mắn được ở trong xã hội tự do này. Tôi muốn nói với những người Trung Quốc khác những người mà đang sống trong xã hội tự do như thế này: Hãy biết quý trọng cơ hội để được hiểu hơn về Pháp Luân Công này, các bạn chắc cắn sẽ được hưởng lợi ích. Ngoài ra, tôi nghĩ cuộc bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ thực sự tước đoạt đi của nhiều người cái quyền được mưu cầu điều tốt đẹp và niềm hạnh phúc. Vì vậy tôi cảm thấy không tốt cho những ai ở nước ngoài mà không muốn biết sự thật về Pháp Luân Công”.

Monica đến từ Romania đi ngang qua cuộc mít tinh. Cô đã giơ tay lên và nói, “Tôi ủng hộ các bạn! Tôi ngưỡng mộ các bạn!” Khi phóng viên nhà báo phỏng vấn cô, cô cho biết:

Xin lỗi nhé, tiếng Anh của tôi có giới hạn, tôi chỉ có thể diễn tả bằng trái tim của mình. Tôi ngưỡng mộ nhóm người này đang ở đây ngày hôm nay. Họ có thể chịu đựng cuộc bức hại 10 năm này, nhưng vẫn không hề bị đánh bại. Tôi đến từ một đất nước mà bị cai trị bởi một chế độ độc tài cộng sản, vì thế tôi hiểu được tính tàn bạo của nó. Tôi ủng hộ nhóm người này đang ở đây ngày hôm nay. Tôi tin chắc chắn họ sẽ thành công”.

Chủ tịch tổ chức Bảo Vệ quyền Tự do trong bức thư của mình ông đã chỉ ra rằng cuộc bức hại 10 năm đối với Pháp Luân Công của ĐCSTQ đã vi phạm Hiến pháp Trung Quốc, cuộc bức hại này đã khiến cho hàng triệu gia đình bị tan nát, và hàng nghìn học viên được xác định đã mất đi cuộc sống của họ.

Tổ chức Người Canada chống Bức hại và Cảnh nô lệ tại Sudan đã viết thư gửi tới Thủ tướng Canada ông Harper, kêu gọi Thủ tướng đứng về phía những người Canada là những người thể hiện sự quan tâm trong suốt cuộc bức hại này khi họ lên án các tội ác của ĐCSTQ và yêu cầu ĐCSTQ dừng ngay cuộc bức hại khủng khiếp này.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/7/22/205058.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/7/23/109418.html
Đăng ngày 26-07-2009; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai cho sát với nguyên bản.

Share