[MINH HUỆ 28-07-2014] Dumskaya là một hãng tin trực tuyến có trụ sở tại Odessa, thành phố lớn thứ ba của Ukraine. Gần đây, hãng đã đưa tin về một vụ can nhiễu của viên chức ngoại giao Trung Quốc đối với các hoạt động của Pháp Luân Công.

Trong bài viết ngày 23 tháng 07 năm 2014, họ đã đăng hình ảnh ngồi thiền an hòa của các học viên, cũng như biểu ngữ vạch trần cuộc đàn áp dã man tại Trung Quốc. Bài viết còn kết luận rằng các hoạt động của Pháp Luân Công tại Ukraine không nên bị ngăn cấm.

Bài viết gốc tiếng Nga đã được dịch lại ở dưới đây:

“Các tài liệu đã cho thấy rõ rằng Tổng Lãnh sự­­ quán của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHNDTH) đã gây áp lực lên các viên chức thành phố Odessa và các cơ quan hành pháp ở Ukraine. Mục đích của những nhân viên ngoại giao này là ngăn cản những hoạt động của Pháp Luân Công và thậm chí để cấm Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Ukraine, một tổ chức được đăng ký hợp pháp tại Ukraine.”

“Phong trào Pháp Luân Công xuất hiện ở Trung Quốc vào đầu thập niên 90. Đó là một môn tu luyện tinh thần dựa trên khí công của Trung Quốc bao gồm các yếu tố của Phật gia, Đạo gia và tín ngưỡng dân gian. Được sáng lập bởi Sư phụ Lý Hồng Chí, Pháp Luân Công đề cao các nguyên lý cơ bản Chân-Thiện-Nhẫn và dạy năm bài công pháp tràn đầy năng lượng.”

“Phong trào này nhanh chóng lan rộng ở Trung Quốc và ở nước ngoài. Sư phụ Lý Hồng Chí đã nhận nhiều giải thưởng từ chính phủ Trung Quốc cũng như các giải thưởng quốc tế. Cuối thập niên 90, số người tập luyện đã vượt quá 100 triệu. Do nó quá phổ biến, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã coi nó như một mối đe dọa.”

“Đúng 15 năm trước, ĐCSTQ đã cấm Pháp Luân Công vào ngày 22 tháng 07 năm 1999 và tuyên bố nó là một giáo phái. Sau đó là một cuộc đàn áp tàn bạo, ở cả trong và ngoài Trung Quốc.”

“Ngay cả Odessa cũng không phải ngoại lệ. Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp địa phương, một nhóm khoảng 30 công dân, trong đó có một vài người Trung Quốc, đã tổ chức hoạt động thường xuyên để nâng cao nhận thức [về cuộc bức hại], đặc biệt vào tháng 07 hàng năm, tháng kỷ niệm cuộc đàn áp. Như đã đăng tin, nhóm này liên tục bị quấy rối, mà nguyên nhân là từ Tổng Lãnh sự quán của nước CHNDTH và các tổ chức liên đới – Trung tâm Văn hóa Trung Hoa thuộc Đại học Quốc gia Mechnikov tại Odessa.”

“Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc đã gửi cho văn phòng thị trưởng một bức thư vào ngày 16 tháng 06 năm 2014. Số hiệu của văn bản này là 030/2014, nó yêu cầu văn phòng thị trưởng chấm dứt các hoạt động của Pháp Luân Công.”

“Có lẽ chúng ta nên nhắc nhở Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc về Công ước Viên (Áo) về quan hệ lãnh sự. Rõ ràng đây không phải lần đầu tiên những chuyện như thế này xảy ra. Năm 2010, một nhân viên hành chính đã xác nhận rằng một buổi diễn Nghệ thuật Thần Vận, với một vài tiết mục vạch trần cuộc bức hại Pháp Luân Công, đã bị cưỡng ép hủy bỏ theo lệnh của nhân viên ngoại giao Trung Quốc.” [đoạn này đã được in đậm trong bài viết gốc]

“Tổng Lãnh sự quán của nước CHNDTH cũng gửi thư đến Bộ nội vụ Ukraine, yêu cầu cấm các hoạt động khác của Pháp Luân Công. Các nhà ngoại giao nói rằng sự kiện ngày 15 tháng 07 là chống lại Trung Quốc và nó sẽ “ảnh hưởng đến quan hệ phát triển Trung Quốc – Ukraine.”

“Ngoài ra, Ban Quan hệ Quốc tế thuộc chính quyền thành phố cũng viết một lá thư gửi ngài thị trưởng vào ngày 07 tháng 07 năm 2014 yêu cầu hủy các hoạt động của Pháp Luân Công biểu tình chống lại các viên chức Trung Quốc…”

“Như chúng ta đã biết, Ukraine bảo hộ cho công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và quyền lập ra các tổ chức xã hội. Khi một tòa án Ukraine nhận được những khiếu nại như vậy từ các cơ quan nước ngoài, viên chức tòa án thường bị đặt vào tình thế khó xử. Tuy nhiên, theo hiến pháp, viên chức tòa án chỉ tuân theo pháp luật Ukraine, chứ không phải thư của lãnh sự quán nước khác. Chúng ta có thể cân nhắc “mức độ hợp tác với Trung Quốc”. Nhưng câu hỏi là, điều nào sau đây quan trọng hơn: quyền của công dân Ukraine hay những đòi hỏi của lãnh sự quán nước ngoài?”

“Cũng cần chú ý rằng, hội đồng thành phố hay cảnh sát cũng không thể ngăn cấm các hoạt động của tổ chức phi chính phủ. Công lý là tuân theo pháp luật và hệ thống tòa án. Như vậy, những ngăn cấm này không có cơ sở pháp lý. Nhưng các đối tác Trung Quốc lại không chịu đứng ngoài chuyện này, vì vậy các viên chức Ukraina lại trở thành những người ngăn cấm các học viên Pháp Luân Công. Tuy nhiên, theo Điều 170 Luật Hình sự, bất kỳ ai cản trở các hoạt động hợp pháp của tổ chức công chúng phải chịu mức phạt tù lên đến 3 năm.”

“Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp đã yêu cầu tổ chức mít-tinh cạnh Tổng Lãnh sự quán của nước CHNDTH vào ngày 23 và 24 tháng 07. Dự kiến cả 30 thành viên của tổ chức đều tham gia sự kiện này.” “Tuy nhiên, chính quyền thành phố đã đề nghị cấm các hoạt động này vì một vài viên chức luật pháp tại Kiev đã mạnh tay cấm một vài hoạt động Pháp Luân Công nhất định.”…

“Nhưng lần này, các viên chức luật pháp đã không nhượng bộ. Sau khi xem xét kỹ lưỡng tình hình, bao gồm cả tình hình chính trị bất ổn và tính chất phi chính trị của Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp cùng số lượng các học viên, họ đã quyết định không cấm. Các viên chức cũng lưu ý rằng Sư phụ Lý Hồng Chí đã từng được đề cử giải Nobel Hòa bình 2 lần; và vào năm 2011 Quốc hội châu Âu đã từng kêu gọi chính quyền Trung Quốc tôn trọng nhân quyền đối với quyền luyện tập Pháp Luân Công.”

Cuối cùng, các học viên Ukraine và Nga đã tổ chức các sự kiện tại Odessa ngày 23 và 24 tháng 07 theo đúng lịch trình. Họ đã biểu diễn các bài công pháp, trưng bày biểu ngữ vạch trần cuộc đàn áp tàn bạo, và thu thập chữ ký kêu gọi chấm dứt vi phạm nhân quyền khủng khiếp này. Nhiều người qua đường đã bị ấn tượng bởi sự an hòa của Pháp Luân Công và ký tên ủng hộ.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/7/28/乌克兰媒体报道中领馆干扰法轮功学员活动-295311.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/7/30/2303.html

Đăng ngày 25-09-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share