[MINH HUỆ 07-07- 2013] Vào ngày 05 tháng 07 năm 2013, Sư phụ Lý Hồng Chí, để chỉ đạo giáo viên và học sinh tại Học viện Phi Thiên, nhắm đến Học viện Phi Thiên, đã tự mình viết bài viết “Múa cổ điển Trung Quốc là gì?” Toàn văn như sau:

Múa cổ điển Trung Quốc là gì?

Múa cổ điển Trung Quốc có nền tảng 5000 năm văn hóa Trung Hoa đồ sộ, là một hình thức biểu diễn hình thể trong thể hệ nghệ thuật.

I. Đặc điểm của múa cổ điển Trung Quốc

A. Múa cổ điển Trung Quốc có động tác vũ đạo phong phú, có thể biểu hiện các loại tình cảm con người, vô luận là cao hứng, bi thương, hỷ, nộ, ai, lạc, ưu hoan li hợp, phong, điên, si, bệnh, túy ý, trang nghiêm, ti tiện, vĩ đại, văn hý, võ hý, cho đến tính cách nhân vật và tình tiết cố sự.

B. Múa cổ điển Trung Quốc dựa vào ý dẫn động hình thể, nghĩa là do tình tự nội tâm dẫn động hình thể mới có thể đạt được triển hiện đầy đủ của vũ đạo.

C. Cái mà múa cổ điển Trung Quốc sử dụng là năng lực tự nhiên của cơ thể người, không cần người ta huấn luyện một cách riêng biệt các cơ bắp mong muốn, tức là khi người ta khi đi bộ, chạy, nhảy, leo cầu thang, đạp xe, v.v. Thì tự nhiên hình thành năng lực của cơ bắp, phần trên của cơ thể cũng là dùng lao động công tác mà tự nhiên hình thành năng lực cơ bắp, trong huấn luyện sẽ tự nhiên gia cường các năng lực cơ bắp được hình thành tự nhiên này.

D. Múa cổ điển Trung Quốc có 4 bộ phận hạng mục huấn luyện:

1. Huấn luyện thân pháp (tổ hợp vũ đạo và luyện tập cơ bản với tay vịn)

2. Huấn luyện thân vận (đây là thủ pháp sử dụng tình cảm đặc định bên trong thông qua thân pháp mà thể hiện ra ngoài)

3. Huấn luyện kỹ xảo vũ đạo (cũng chính là huấn luyện các động tác vũ đạo khó)

4. Huấn luyện kỹ năng trên thảm (chủ yếu là các kiểu nhào lộn và huấn luyện cơ sở)

E. Múa cổ điển Trung Quốc trong biểu diễn vũ kịch còn có bộ phận biểu diễn vũ đạo. Biểu diễn vũ đạo khác với điện ảnh, kịch nói, ca kịch, hí khúc và biểu diễn ca vũ Broadway ở Mỹ. Biểu diễn múa cổ điển Trung Quốc là sự phối hợp biểu cảm với động tác hình thể cùng sử dụng hình thức biểu hiện khoa trương.

II. Quá trình hình thành và lưu truyền múa cổ điển Trung Quốc

Vài nghìn năm trước Trung Quốc đã xuất hiện võ thuật. Đương thời rất nhiều nghệ thuật biểu diễn hình thể đều chịu ảnh hưởng bởi động tác, kỹ xảo và nhào lộn trong võ thuật, rất nhiều nguyên hình động tác của múa cổ điển Trung Quốc với võ thuật là giống nhau, chỉ là phương thức biểu hiện là khác nhau, yêu cầu khác nhau. Sau đó múa cổ điển Trung Quốc trên nền tảng văn hóa Trung Quốc 5000 năm mà không ngừng phong phú, đây chính là thân vận của múa cổ điển Trung Quốc. Đây cũng là trong quá trình lưu truyền múa cổ điển Trung Quốc mà hình thành phong cách. Hình thái phong vận của chủng dân tộc triển hiện đặc điểm động tác hình thể, tự nhiên mang theo vận vị động tác của dân tộc Trung Hoa. Nhưng trong việc giáo dục thực tiễn phát hiện rằng các tộc duệ khác thông qua huấn luyện thân vận và thân pháp cũng có thể học được loại vận vị này.

Múa cổ điển Trung Quốc trong quá trình lưu truyền có nhiều loại phương thức, hí kịch là bộ phận chủ yếu, vũ đạo cung đình các triều đại đều có đặc điểm kỹ thuật khác nhau. Phần nhiều lưu truyền trong dân gian là dựa vào phương thức học tập bắt chước lẫn nhau mà lưu truyền, tạp nghệ phần lớn là dựa vào kỹ xảo võ thuật là chủ yếu. Trước thời Tần Hán đã có các nghệ nhân dùng các bài võ thuật để biểu diễn. Nghệ nhân tạp kỹ đa phần dựa vào nhào lộn làm chủ. Thời kỳ Đường Tống rất nhiều vũ đạo và tạp kỹ đều mang theo hình thái và kỹ xảo kỹ thuật cơ bản của thời đầu của múa cổ điển Trung Quốc, đặc biệt là bộ phận nhào lộn, gần như tất cả tạp nghệ đều sử dụng, đây cũng là ảnh hưởng tương hỗ của các kỹ xảo nghệ thuật khác nhau trong phạm vi văn hóa Trung Quốc.

Khái niệm triều đại Trung Quốc là khác với vương quốc của dân tộc cổ đại khác. Hình thức hoán đổi triều đại cũng là hoán đổi đặc điểm văn hóa triều đại khác nhau, một triều Thiên tử một triều tân nhân, một triều văn hóa, múa cổ điển Trung Quốc chính là trên nền tảng văn hóa lịch sử như thế này mà không ngừng phong phú, không ngừng hoàn thiện.

Tại Trung Quốc cổ đại không có phương thức giáo dục hiện đại như thế này, trong hí kịch là dựa vào phương thức thế hệ trước dẫn dắt đồ đệ mà truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Đồ đệ từ thuở thiếu niên đã bái sư học nghệ, thông thường gọi là xuất thân chính quy. Vũ đạo trong cung đình là dựa vào truyền giữa tỉ muội với nhau mà học nghệ; rất nhiều tạp nghệ là lấy gia truyền là chủ yếu; bộ phận võ thuật là dựa vào tổ truyền, sư truyền; trong tôn giáo của hai gia Phật Đạo là sau khi đệ tử xuất gia thì sư phụ truyền thụ. Phương thức giáo dục hệ thống hóa hiện đại là trên nửa thế kỷ trước mới bắt đầu.

III. Sự khác nhau giữa múa cổ điển Trung Quốc với tân võ thuật hiện đại

Sau khi lối đánh võ hiện đại trong phim ảnh xuất hiện, rất nhiều người tô điểm các động tác võ thuật và làm thành các động tác hoa chân múa tay, biểu hiện trong các tình tiết phim ảnh, thoạt xem rất giống với vũ đạo, kỳ thực nó với múa cổ điển Trung Quốc là hoàn toàn khác nhau. Về căn bản thì:

A. Múa cổ điển Trung Quốc coi triển hiện động tác hình thể làm đệ nhất tính, trong khi võ thuật là coi việc hoàn thành động tác nhanh mạnh làm đệ nhất tính. Võ thuật càng nhanh càng có thể đạt được mục đích.

B. Động tác hình thể của múa cổ điển Trung Quốc là với thân vận bên trong kết hợp lẫn nhau.

C. Múa cổ điển Trung Quốc là một loại ngôn ngữ hình thể, để biểu đạt biểu hiện nhân vật và tình tiết cho trọn vẹn, cần hình thể kéo giãn đến mức tối đa, vì vậy khi chiêu sinh học sinh múa yêu cầu chân dài là điều kiện tối cơ bản. Sử dụng loại kéo giãn này trong võ thuật đối kháng là nguy hiểm.

D. Võ thuật cũng không thể khắc họa tình tiết, khắc họa nhân vật khác nhau và tình tự tình cảm khác nhau như múa Trung Quốc.

E. Võ thuật không có việc yêu cầu về thân vận trong múa cổ điển Trung Quốc.

IV. Ảnh hưởng của múa cổ điển Trung Quốc với các loại hình múa và kỹ năng hình thể khác

Kỹ thuật kỹ xảo và nhào lộn của múa cổ điển Trung Quốc thuận theo cái gọi là khai mở cải cách đột nhiên xuất hiện trên vũ đài thế giới, đặc biệt là kỹ xảo và bộ phận nhào lộn đối với giới vũ đạo toàn thế giới gây chấn động rất lớn. Múa ba lê do vậy cũng sử dụng một vài các động tác kỹ xảo của múa cổ điển Trung Quốc, ba lê hiện đại càng sử dụng kỹ xảo của múa cổ điển Trung Quốc nhiều hơn. Nhưng họ không hiểu những tiêu chuẩn yêu cầu về kỹ thuật này, sử dụng rất không quy phạm, mà cái gọi là múa đường phố lại càng không hiểu yêu cầu và quy phạm của kỹ thuật, đem múa cổ điển Trung Quốc ra sử dụng rất xấu tệ.

Ảnh hưởng của múa cổ điển Trung Quốc đối với thể dục cũng rất lớn, trước những năm 70 của thế kỷ trước thể thao tự do, cầu thăng bằng, xà đơn xà kép, chỉ có các động tác ba lê và huấn luyện nghệ thuật hình thể giản đơn, đoàn thể thao Trung Quốc đem kỹ thuật kỹ xảo và nhào lộn của múa cổ điển Trung Quốc vận dụng lượng lớn trong các sự kiện thể thao. Trong những năm 70 của thế kỷ trước ngay khi nó xuất hiện tại thi đấu quốc tế, các đoàn thể thao các nước rất kinh ngạc. Có tuyển thủ Trung Quốc một lần đã có thể đoạt năm hạng quán quân toàn năng, thể thao các nước đều bắt đầu học tập các kỹ xảo và nhào lộn này của múa cổ điển Trung Quốc, ngay lập tức khiến các môn thể thao hướng đến cạnh tranh kỹ thuật một tầm cao hơn.

Kỳ thực toàn thế giới rất nhiều loại hình múa và nghệ thuật hình thể và các môn thể thao đều đang sử dụng kỹ thuật kỹ xảo và nhào lộn của múa cổ điển Trung Quốc, một số thì bắt chước tốt một chút, có một số thì rất sai lệch, rất không chuẩn xác, cũng không tiêu chuẩn, thậm chí tệ hại, làm méo mó tinh hoa văn hóa 5000 năm.

Đây là kiến thức cơ bản về múa cổ điển Trung Quốc.

Lý Hồng Chí
Ngày 05 tháng 07 năm 2013

Chú thích của người dịch:

cố sự tình tiết: tình tiết câu chuyện, tình tiết vở kịch
hỷ nộ ai lạc: thích giận sầu vui (diễn nghĩa đại khái)
phong, điên, si, bệnh: cuồng, điên, si ngốc, và bệnh ốm
ưu hoan: ưu lo và vui mừng hoan hỷ; ly hợp chia cách và hợp lại
tuý ý: cảm giác say say; tuý → say
văn hý, võ hý: trong vũ đạo (múa) dùng thế tay hoặc các dấu hiệu để biểu hiện ra ý mà muốn diễn đạt thì là văn hý, còn dùng các động tác võ thuật, mạnh bạo để biểu đạt thì là võ hý; → kịch


Dịch từ bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2013/7/7/276383.html
Có tham khảo bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/7/8/140927.html
Đăng ngày 02-08-2013; Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

Share