Bài viết của một học viên ở Phần Lan

[MINH HUỆ 30-05-2013] Thủ đô Helsinki, Phần Lan, đã tổ chức Lễ hội Làng quê Thế giới thường niên ở công viên Kaisaniemi và Quảng trường Xe lửa vào ngày 26 tháng 05. Sự kiện nổi tiếng này được bắt đầu vào năm 1995 và đã thu hút hơn 85.000 khách tham quan. Các dân tộc từ khắp nơi trên thế giới đã đổ về đây để giao lưu chia sẻ văn hóa cũng như âm nhạc, ẩm thực, múa, sân khấu và nghệ thuật.

Tường thuật về cuộc bức hại của học viên khiến khán giả cảm động

Các học viên Phần Lan tham gia vào Lễ hội Làng quê Thế giới để nâng cao nhận thức về cuộc bức hại Pháp Luân Công của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Một học viên Trung Quốc đã đứng trước khán giả và kể lại trải nghiệm của mình trong 08 năm bị giam cầm phi pháp vì tu luyện Pháp Luân Công ở Trung Quốc.

Bà đã kể về việc bị cảnh sát gây áp lực trong 14 ngày đêm nhằm cố gắng buộc bà đồng ý ngừng tu luyện Pháp Luân Công như thế nào. Bên cạnh việc cấm ngủ, họ còn sốc bà bằng dùi cui điện và bắt bà đeo xiềng xích nặng.

Khán giả đã yên lặng lắng nghe và rất xúc động. Khi biết rằng chính phủ Phần Lan đã giúp đỡ giải cứu bà để bà có thể đoàn tụ với chồng mình sau 11 năm ly tán vì cuộc bức hại, khán giả đã vỗ tay vang dội.

Tổ chức Ân xá Quốc tế kêu gọi trả tự do cho bà Trần Chân Bình, người bị giam giữ bất hợp pháp ở Trung Quốc

Tổ chức Ân xá Quốc tế đã bày tỏ sự ủng hộ Pháp Luân Công bằng cách kêu gọi giải cứu cho bà Trần Chân Bình, một học viên sống ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Bà Anu Tuukkanen, người đại diện của Tổ chức Ân xá, đã nói về những vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc và cuộc bức hại Pháp Luân Công đang diễn ra. Bà kêu gọi khán giả cùng nhau hành động để giúp giải cứu bà Trần.

Hai con gái của bà Trần, cô Kim Chiêu Hoàn và cô Kim Chiêu Vũ, sống ở Phần Lan, cũng được mời đến nói chuyện với khán giả.

Bối cảnh

Năm 2008, bà Trần đã bị các nhân viên An ninh Quốc gia từ thành phố Trịnh Châu bắt giữ và bị Tòa án Nhân dân huyện Kim Thủy kết án bí mật 08 năm tù. Bà bị giam giữ ở Nhà tù nữ thành phố Tân Hương, tỉnh Hà Nam. Luật sư của bà Trần, ông Lý Tô Tân, đã không được phép gặp bà kể từ khi bà bị bắt. Hàng tuần, các lính canh nhắc nhở bà Trần không được nói cho ai biết rằng bà đã và đang bị bức hại.

Các lính canh ra lệnh cho nhiều tội phạm gây áp lực cho bà Trần từ bỏ Pháp Luân Công. Họ cấm bà ngủ trong thời gian dài và lấy cắp tiền và thẻ tín dụng mà gia đình gửi cho bà để bà có thể mua những nhu yếu phẩm hàng ngày.

Khán giả chăm chú lắng nghe, sau đó đã ký tên thỉnh nguyện kêu gọi trả tự do cho bà Trần.

Nhiều người đã dừng lại ở gian hàng Pháp Luân Công để hỏi thêm thông tin về môn tu luyện. Khi biết về cuộc bức hại, họ đã ký tên thỉnh nguyện.

Người dân tìm hiểu sự thật về Pháp Luân Đại Pháp

Các học viên biểu diễn các bài công pháp Pháp Luân Công

Người qua đường ký tên thỉnh nguyện lên án cuộc bức hại Pháp Luân Công

Sáu thanh niên đã bị sốc khi biết về nạn mổ cướp nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống của chính quyền Trung Quốc. Khi ký tên thỉnh nguyện, họ nói rằng họ sẽ nói cho những người họ biết về hiện trạng này.

Một phụ nữ lớn tuổi nói rằng bà đã tới Trung Quốc nhiều năm trước và đã thấy các học viên đang luyện năm bộ công pháp nhẹ nhàng ở các công viên khác nhau. Tuy nhiên, sau khi bà công khai ủng hộ Pháp Luân Công và các nhóm bị bức hại khác ở Trung Quốc, Đại sứ quán Trung Quốc hiện đã từ chối cấp thị thực cho bà.

“Tôi đã ký tên thỉnh nguyện,” bà nói, “nhưng hôm nay tôi tới để ký thêm một lần nữa. Tôi đã ủng hộ các bạn trong nhiều năm nay, bởi vì tất cả các bạn đều là người tốt!”

Một học viên đã đưa một số tài liệu Đại Pháp cho một cô gái trẻ người Phần Lan, sau đó cô rời đi. Khoảng hai tiếng sau, cô quay lại gian hàng và ký tên thỉnh nguyện. Một số người thốt lên: “Mọi người đều tham gia là điều rất quan trọng!”

Cảnh người dân xếp hàng để chờ ký tên thỉnh nguyện thật sự cảm động!


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/5/30/芬兰世界村-民众谴责中共迫害(图)-274691.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/6/7/140340.html

Đăng ngày 25-06-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share