Bài viết của một đệ tử Đại Pháp ở Trung Quốc Đại Lục

[MINH HUỆ 03-02-2013] Gần đây có nhiều học viên ở địa phương của chúng tôi trải qua “nghiệp bệnh”. Trong tình huống này, đã xuất hiện nhiều thể ngộ và cách tiếp cận khác nhau. Có một số người đã phát triển chấp trước người thường sau một thời gian dài không thể loại bỏ được can nhiễu. Tôi hy vọng bài chia sẻ này có thể đem lại một nhận thức rõ ràng hơn về vấn đề này.

Thực ra, nếu “nghiệp bệnh” xảy ra với một nhóm học viên trong một khu vực nhất định, nó có nghĩa là các học viên ở địa phương này đã không đạt tiêu chuẩn của Pháp về vấn đề này. Nói cách khác, chỉnh thể các học viên ở địa phương đó đã không có một nhận thức rõ ràng về vấn đề này. Vì vậy, vấn đề này đã xuất hiện giống một lời nhắc nhở và “cảnh báo”. Nếu chúng ta có thể nâng cao nhận thức của mình, chúng ta có thể chuyển xấu thành tốt.

Theo tôi, có ba nhóm người cần được nhắc đến khi chúng ta xem xét tình huống này. Đó là những người tu luyện cá nhân có “nghiệp bệnh”, những học viên có người nhà cũng tu luyện bị nghiệp bệnh, và các bạn đồng tu khác. Tu luyện có những yêu cầu và cách tiếp cận khác nhau với từng nhóm người. Tuy nhiên, cách chung nhất là hướng nội vô điều kiện. Tôi sẽ làm sáng tỏ những nhận định của mình bằng cách nói về ba nhóm người mà tôi vừa đề cập ở trên.

1. Các học viên nên hướng nội

a. Kiên định chính niệm

Chúng ta phản ứng như thế nào khi các bạn đồng tu trải qua “nghiệp bệnh”? Điều đầu tiên chúng ta nghĩ đến là gì? Một số người có thể nghĩ: “Sơ hở lần này là gì đây?” Suy  nghĩ này có sai không? Chắc hẳn phải có một số kẽ hở mà tà ác đã lợi dụng để kiểm soát nghiệp bệnh này. Tuy nhiên, không có gì là tuyệt đối? Ví dụ như, giả sử một ai đó ngã xuống một hồ nước sâu. Điều chúng ta nghĩ đến trước tiên là nhanh chóng vớt anh ta ra khỏi nước, chứ không nghĩ đến việc tại sao anh ta lại ngã xuống nước.

b. Chỉnh lại nhận thức của chúng ta

Các học viên cần phải chỉnh lại nhận thức và suy nghĩ của chính họ để phát chính niệm mạnh mẽ và hoàn toàn phủ nhận bức hại mà tà ác đã gây ra cho các bạn đồng tu.

Quan điểm này đã được phổ biến ở khu vực của tôi trong một thời gian. Khi các bạn đồng tu trải qua sự can nhiễu, bất cứ ai nghe đến nó hoặc nhìn thấy nó đều cần phải hướng nội. Một khi tất cả các học viên khác đều hướng nội thì vấn đề này được giải quyết. Can nhiễu sẽ biến mất. Ví dụ như, những người bị tà ngộ sẽ chính lại bản thân họ. Những người bị bắt cóc sẽ có thể thoát ra khỏi tù. Những ai trải qua sự can nhiễu của “nghiệp bệnh” sẽ được thuyên giảm các triệu chứng của họ. Nhưng đối với người đang gặp phải can nhiễu, có lẽ nó sẽ không thành vấn đề nếu bản thân họ hướng nội. Ngoài ra, mọi người đều gọi đó là “hướng ngoại” khi ai nói về những vấn đề mà họ nhìn thấy ở những người khác.

Hướng nội là Pháp của Sư phụ và yêu cầu của Sư phụ đối với người tu luyện. Tất cả các học viên phải hướng nội. Khi chúng ta nhìn thấy các bạn đồng tu gặp chuyện rắc rối, chúng ta sẽ phải hướng nội và chỉnh lại bản thân chúng ta. Các học viên gặp vấn đề sẽ phải hướng nội nhiều hơn. Có thể có giải pháp nào cho đồng tu gặp phải can nhiễu không, khi chỉ những người khác hướng nội và đề cao? Làm thế nào mà chúng ta có thể tu luyện cho những người khác?

Khi các đệ tử hỏi làm cách nào để giúp đỡ các bạn đồng tu đang gặp khổ nạn, Sư phụ giảng:

“Vậy nói về việc giúp đỡ họ như thế nào, thì điều mà chư vị có thể làm ấy, một là giúp họ từ Pháp mà nhận thức và đề cao, một nữa là mọi người cùng nhau phát chính niệm, làm nhiều hơn nữa các việc mà đệ tử Đại Pháp nên làm để cứu độ chúng sinh, những việc đó đều có thể trợ giúp họ. (Giảng giải Pháp tại Pháp hội miền Tây ở Mỹ quốc vào tiết Nguyên Tiêu 2003)

Phát chính niệm một mình không giải quyết được vấn đề cơ bản.

Sư phụ giảng:

“Ngay tự họ còn không lý trí, thì chúng ta làm gì cũng bằng như không làm, phát chính niệm thanh lý mặt ngoài nhưng không thanh lý được trong tâm của họ. Người ta muốn làm gì là xuất từ một niệm của họ, ấy là họ muốn hay không. Tình huống loại này thì tôi thấy là nhất định có tâm kết chấp trước. [Họ nếu] thật sự làm không nổi thì chư vị có thể đi giúp, không thành vấn đề. Nghĩ biện pháp để họ từ Pháp Lý mà nhận thức, và học Pháp nhiều hơn”. (“Giảng giải Pháp tại Pháp hội miền Tây ở Mỹ quốc vào tiết Nguyên Tiêu 2003 (phần hỏi và trả lời vào buổi chiều)”)

Khi giúp đỡ học viên khác, chúng ta nên phát chính nhiệm và hướng nội để thanh lọc bản thể. Chúng ta cũng nên học Pháp với những học viên đang trải qua khổ nạn và chia sẻ để cùng nhau thăng tiến. Đây là giải pháp cơ bản.

Có ý kiến cho rằng những học viên khác không thể nói về những thiếu sót của các học viên đang trải qua khổ nạn. Một khi khổ nạn được nói ra, thì giống như là thêm một vật chất xấu vào trong trường của các học viên và làm cho khổ nạn của họ trở nên tệ hại hơn. Tình huống và cách thức mà ai đó dùng để nói, cũng cần phải được xem xét. Việc đồn thổi về các vấn đề của các học viên khác đằng sau lưng họ là không phù hợp. Ngay cả với người thường thì đây cũng là hành vi xấu. Khi chỉ ra những thiếu sót ở người khác, chúng ta cần để ý đến giọng điệu và tâm thái của mình.

Sư phụ đã dạy chúng ta:

“Sư phụ cũng nhất định khiến chúng biểu hiện ra, cũng nhất định phải để chúng đụng phải xung đột, cũng nhất định phải để mọi người nhìn thấy, mục đích là để họ buông bỏ đi. Nhìn thấy rồi thì mọi người cần chỉ ra cho họ. Chư vị không chỉ ra thì cũng là chư vị còn có tâm sợ đắc tội người khác”. (Giảng Pháp tại Pháp hội Quốc tế New York 2004)

Sư phụ cũng giảng:

“Nhưng hãy để tôi cho chư vị một ví dụ: Khi sư phụ nhìn thấy các tâm chấp trước của một người, thì ông chủ tâm phơi bày chúng cho chư vị và cho phép chư vị nhìn thấy chúng để chư vị có thể chỉ chúng ra với người đó. Vậy thì chư vị sẽ nói với anh ta về chúng? Vì mỗi người đều là đang tu luyện Chân – Thiện – Nhẫn, chư vị phải là người tốt trong mọi hoàn cảnh. Nếu chư vị nhìn thấy thiếu sót của anh ấy và nhìn thấy lúc anh ta không thể tiến lên, tại sao không ân cần chỉ chúng ra cho anh ấy? (Giảng Pháp tại Pháp hội ở Canada)

Khi chúng ta nhận thức được các vấn đề của một đồng tu và ân cần chỉ nó ra, là chúng ta đang đồng hoá với Pháp trong khi tu luyện bản thân. Nhưng chúng ta không nên làm điều này một cách thái quá. Chúng ta không thể dựa vào người khác để chỉ ra các vấn đề của chúng ta. Chúng ta không nên từ chối hướng nội khi ở trong xung đột.

Sư phụ đã chỉ dẫn rõ cho chúng ta:

“Tôi không phải là bảo không thể chỉ ra vấn đề của người khác; tôi là nói rằng chỉnh thể hình thức tu luyện của đệ tử Đại Pháp cần phải là hoàn cảnh mà ai ai cũng tự hướng nội mà tìm! (vỗ tay) Hoàn cảnh chỉnh thể của các đệ tử Đại Pháp quyết không thể là ai ai cũng đề cao trong khi chỉ trích lẫn nhau! (vỗ tay) Vậy nên là Sư phụ mà giảng, tôi chỉ có thể khích lệ chư vị tìm vào bên trong, khi xuất hiện vấn đề thì tìm vấn đề ở tự mình. Ai ai cũng có thể làm như vậy là tốt nhất, nhận thức không được [chỗ sai của mình] thì người chỉ cho, [điều ấy] tất nhiên không có gì sai; nhưng khi chỉ ra thì nhất định phải là thiện ý. Điều chư vị tu cũng là từ bi; cần thiện ý. Vậy nên hai điểm này đều phải được chú ý, đều cần làm được đến như vậy; tôi nghĩ rằng rất nhiều vấn đề đều sẽ dễ giải quyết”. (Giảng Pháp tại Pháp hội thành phố Los Angeles [2006])

Thông thường, các bạn đồng tu đang trải qua “nghiệp bệnh” không chấp nhận những lời phê bình. Điều này một phần do tình trạng thể chất của họ bị suy yếu. Vì vậy, khi chúng ta nhắc nhở họ về một số vấn đề nhất định, chúng ta nên hành động theo Pháp của Sư phụ:

“Tác phong của tôi cũng là để lưu lại cho chư vị, ngữ khí, thiện tâm trong công tác, thêm vào đó là đạo lý có thể cải biến nhân tâm, chứ mệnh lệnh vĩnh viễn không thể! (“Thanh tỉnh”, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Chúng ta nên dùng những từ ngữ mang tính tích cực để động viên họ và mang lại cho họ hy vọng. Tôi nghĩ rằng đây là sức mạnh của Thiện.

Khi giúp đỡ những người khác, chúng ta cũng nên để ý hơn tới tâm hoan hỷ, truy cầu, và sự thiếu kiên nhẫn của chúng ta. Khi phát chính niệm, các học viên ở địa phương của chúng tôi một lần đã thêm vào suy nghĩ “yêu cầu học viên có thể lập tức phục hồi”. Cá nhân tôi nghĩ rằng yêu cầu này là một biểu hiện của tâm truy cầu và thiếu kiên nhẫn.

Sư phụ đã giảng:

“Xuất hiện vấn đề gì thì mọi người đều không thể động tâm; mỗi học viên thì ngoại trừ rằng ‘là đệ tử Đại Pháp tôi có thể giúp gì cho chư vị thì tôi giúp’, còn không có gì là có thể phù động [tâm] cả; ‘tôi giúp chư vị không nổi’ thì cũng cần phải chính niệm đối đãi vấn đề ấy; cần làm gì thì làm nấy, đừng dùng nhân tâm [mà hãy] bỏ chấp trước, đừng khắc sâu thêm vấn đề đó vào trong tư tưởng, [mà hãy] bài xếp các quan hệ rất [ngay] chính, đừng coi nó rất nặng, [mà] bình tĩnh phi thường”. (Giảng Pháp tại Pháp hội San-Francisco năm 2005)

Khi các bạn đồng tu biểu hiện trạng thái tu luyện tốt, chúng ta đừng trở nên quá sốt sắng. Khi trạng thái tu luyện của họ không tốt, chúng ta cũng đừng mất kiên nhẫn. Chúng ta đừng nên để bị ảnh hưởng bởi trạng thái tu luyện lúc thăng lúc trầm ở bề mặt của học viên khác. Chúng ta chỉ tập trung vào điều chúng ta nên làm, hướng nội, cải thiện bản thân, và tu luyện chính mình cho thật tốt trong giai đoạn này. Bằng cách này, chúng ta đang thật sự giúp đỡ các bạn đồng tu.

2. Hướng nội thay cho các thành viên trong gia đình

Các học viên trong cùng một gia đình có trách nhiệm rất lớn với nhau. Họ có vị trí quan trọng trong việc ảnh hưởng lẫn nhau.

a. “Giữ thể diện”

Một số học viên vẫn lo lắng rằng nếu những người khác nhìn thấy họ có vấn đề trong một khoảng thời gian dài trong quá trình tu luyện, họ sẽ trở thành “chủ đề để đàm tiếu”? Vì vậy, bất cứ khi nào có vấn đề “nghiệp bệnh” xảy ra với một thành viên trong gia đình, các thành viên khác trong gia đình không muốn nói điều đó với bất kỳ ai. Họ chỉ đơn giản là phát chính niệm và hướng nội ở nhà. Thông thường, hướng nội và phát chính niệm thúc đẩy quá trình tu luyện của chúng ta và là việc chúng ta phải làm để nâng cao bản thân. Tuy nhiên, khi chúng ta hướng nội với tâm chấp trước mạnh mẽ vào việc “giữ để diện”, thì thực tế, chỉ là đang che đậy những chấp trước của chúng ta.

b. Phụ thuộc

Chính niệm của các bạn đồng tu chắc chắn là sự hỗ trợ rất lớn cho những người đang trải qua khổ nạn. Tuy nhiên các thành viên trong gia đình của các bạn đồng tu cũng nên cẩn thận, đừng quá phụ thuộc vào sự hỗ trợ của những học viên khác đến mức sinh ra tâm phụ thuộc. Khi các học viên khác đến phát chính niệm, các thành viên trong gia đình tỏ ra rất vui vẻ. Khi họ không thể làm được gì, các thành viên trong gia đình trở nên tuyệt vọng, thất vọng, hoặc thậm chí còn bực bội.

Chúng ta cần phải nhận thức rằng mỗi đệ tử đều cần phải làm tốt ba việc. Chúng ta phải cân bằng cuộc sống gia đình của chúng ta và môi trường xã hội bởi vì tu luyện Đại Pháp diễn ra trong xã hội người thường. Tất cả chúng ta đều rất bận và có nhiều trách nhiệm. Chuyện một ai đó vắng mặt là bình thường. Dù các học viên có mặt để phát chính niệm cho người khác hay không, là thành viên trong gia đình và là người tu luyện, chúng ta nên làm tốt việc chúng ta phải làm.

c. Loại bỏ cảm xúc của người thường

Khi các thành viên trong gia đình chúng ta trải qua “nghiệp bệnh”, để giữ tâm bất động là việc không dễ dàng gì. Khi một học viên bị ảnh hưởng, họ sẽ trở nên lo lắng và đưa ra những quan điểm của người thường. Liên tục nỗ lực loại bỏ tình chính xác là điều mà một người tu luyện cần phải trải qua trong quá trình tu luyện.

Sư phụ đã gợi ý cho chúng ta:

“Là người tu luyện đều cần phải hết sức hiểu rõ ràng điểm này; không được bị hãm vào trong [vòng] quan niệm ‘thân thích’ của người thường. Nên coi họ như chúng sinh, đến cứu độ như nhau với các chúng sinh khác, [thì] khi chư vị làm việc đó thì hiệu quả sẽ khác; bảo đảm là như vậy. Chư vị trước hết đừng coi họ là thân nhân của chư vị; chư vị coi họ là một đối tượng cần được cứu độ và đến giảng chân tướng thì sẽ khác. Thực ra phía bên minh bạch trong sinh mệnh của họ là [đã] biết, rằng ‘Tôi đời này là thân nhân của ông, đời sau thì tôi sẽ thành thân nhân của người khác’, bản chất sinh mệnh của họ là biết đó. Nhưng khi chư vị thật sự dùng chính niệm và cứu độ họ, [thì] chân niệm của họ là phân biệt rõ ràng, cũng sẽ không bị hãm vào trong cái ‘tình’ của người thường.” (“Giảng Pháp tại Pháp hội thành phố Los Angeles [2006]”)

Tôi nghĩ rằng việc giúp đỡ các bạn đồng tu đang gặp “nghiệp bệnh” và giảng chân tướng cho những người thân là giống nhau bởi vì nó giúp chúng ta tập trung vào những chấp trước vào tình của chúng ta. Chúng ta phải loại bỏ những cảm xúc của người thường. Nếu không, chúng ta sẽ không thể thật sự giúp đỡ được các bạn đồng tu của mình.

3. Hướng nội khi ở trong khổ nạn

a. Nhận thức rõ ràng

Tất nhiên, chúng ta có nợ thì phải trả. Tuy nhiên, khi “nghiệp bệnh” ảnh hưởng tới một học viên đến mức khiến họ không thể làm được ba việc, chúng ta phải nhận ra rằng đây chính là do cực thế lực gây ra. Đó hoàn toàn không phải là “trả nghiệp”. Và cũng không phải là sự an bài của Sư phụ. Tuy nhiên, điều này không áp dụng với những học viên mới.

Học viên đang gặp khổ nạn cũng nên nhận ra rằng họ phải có một chấp trước được ôm giữ rất chặt, nếu không tà ác sẽ không có cớ gì để dùi vào và thực hiện việc bức hại. Người đó cần hướng nội để tìm ra chấp trước căn bản của chính mình và kiên định bước theo Sư phụ một cách vô điều kiện.

Sư phụ đã giảng:

“Nhưng sao chư vị không thử suy nghĩ xem, vì sao can nhiễu chư vị? Tại sao có thể can nhiễu được đến chư vị? Có phải bản thân mình còn chấp trước nào không? Chưa bỏ được không? Tại sao không tự xét bản thân mình? Nguyên [nhân] thật sự đang ở trong chính mình, như thế chúng mới có thể dùi vào chỗ sơ hở!”

“Khi xuất [hiện] vấn đề, khi cảm giác [có gì] không đúng, nhất định phải tự xét mình! Tự xét xem bản thân có chỗ nào sai sót [nên] bị tà ác dùi vào sơ hở. Sai rồi thì cần phải nhận thức ra, cần thực thi cho tốt. (“Giảng Pháp và giải Pháp tại Pháp hội ở trung tâm thành thị New York”)

Một vấn đề khác đáng nói đến là việc hướng nội có thể giúp các học viên tránh được sự bức hại của tà ác. Tuy nhiên, mục đích của hướng nội không phải là để tránh sự bức hại của tà ác. Mà mục đích của hướng nội là để tu chỉnh lại bản thân chúng ta trong Pháp. Làm tốt ba việc là trạng thái tu luyện bình thường của một đệ tử Đại Pháp trong thời kỳ Chính Pháp.

b. Đột phá với chính niệm

Chính niệm của một học viên đang ở trong khổ nạn là rất quan trọng để vượt qua cuộc bức hại của tà ác.

Sư phụ đã giảng:

“Còn có một mục đích chính là [về] bản thân họ. Chính người xuất hiện nghiệp bệnh ấy tu như thế nào? Họ có thể trong trạng thái đó mà dùng chính niệm mạnh đến vậy để vượt qua không? Thật sự coi bản thân là một vị Thần, hoàn toàn là cái gì cũng không đặt trong tâm?” (“Giảng Pháp tại San Francisco, 2005”)

“Chính Pháp là tuyệt đối nghiêm túc, khi bắt đầu tu luyện thì những gì cần làm là Sư phụ đã làm cho chư vị rồi; hiện nay là phải dựa vào chính niệm của chư vị mà vượt quan. Chư vị chính niệm đầy đủ thì Sư phụ có thể giúp chư vị.”

“Nhưng Pháp Lý giảng rõ ràng đến mấy thì mức khó khăn của tu luyện sẽ không vì thế mà bớt đi, thậm chí có thể còn nghiêm [khắc hơn]; ví như về biểu hiện chỉ là ngộ được đến đó nhưng vẫn không đạt, [mà] phải chính niệm chính hành mới khả dĩ.” (“Giảng Pháp tại Pháp hội thành phố Los Angeles [2006]”)

Tôi nghĩ rằng chính niệm không phải chỉ là niệm đầu của chúng ta, mà nó còn là việc chúng ta phủ nhận hoàn toàn mọi an bài của cựu thế lực bằng hành động. Chúng ta cần giữ vững tâm tính, chú ý đến chất lượng của việc học Pháp, luyện các bài công pháp, và phát chính niệm.

Tôi xin phép được kết thúc bài chia sẻ này với lời giảng của Sư phụ:

“Nhưng có một điểm là, dù sao đi nữa, chư vị cứ chính niệm chính hành, chư vị sẽ không có ‘quan’ nào là không qua nổi.” (“Giảng Pháp tại San Francisco, 2005”)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/2/3/关于“病业假相”的思考-268692.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/3/6/138380.html

Đăng ngày 30-03-2013; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share