Bài viết của một học viên ở Canada

[MINH HUỆ 04-02-2013] Chiều ngày 01 tháng 02 năm 2013, một hội thảo nhằm nâng cao nhận thức về nạn mổ cướp nội tạng cưỡng bức từ các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ bởi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã được tổ chức tại trường đại học Manitoba, Canada. Hơn 50 sinh viên và giảng viên đã tham dự hội thảo này. Buổi hội thảo được đồng khởi xướng và tổ chức bởi 05 khoa và viện nghiên cứu thuộc trường đại học Manitoba, bao gồm Khoa Công tác Xã hội, Khoa Xã hội học, Trung tâm Nghiên cứu châu Á, Trung tâm Arthur V. Mauro vì Hòa bình và Công lý, và Trung tâm Nghiên cứu Nhân quyền.

Trường đại học Manitoba được thành lập năm 1877, là trường đại học lâu đời nhất tại Tây Canada. Buổi hội thảo là một trong những hoạt động gần đây mà Nhóm Sinh viên Pháp Luân Công tham gia.

Buổi hội thảo nâng cao nhận thức về mổ cướp nội tạng cưỡng bức của ĐCSTQ ở Trung Quốc được tổ chức tại trường đại học Manitoba, Canada

Ông David Matas, một luật sư nhân quyền nổi tiếng, đã có bài thuyết trình dài 45 phút. Ông là một trong hai nhà nghiên cứu chính, và là đồng tác giả của một báo cáo điều tra dựa trên những cáo buộc về mổ cướp nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống. Bằng những thông tin chi tiết và đáng tin cậy, cùng với những phân tích chính xác, ông Matas đã thu hút được sự chú ý, quan tâm của các học giả và sinh viên về tội ác mổ cướp nội tạng cưỡng bức của ĐCSTQ.

Ông đã đề xuất 12 bước cụ thể để ngăn chặn tội ác mổ cướp nội tạng cưỡng bức, bao gồm: Chính phủ Canada cần đặt ra các tiêu chuẩn và quy định về việc thực hiện cấy ghép nội tạng ở nước ngoài của công dân Canada, những điều luật và thủ tục của Canada về chống tra tấn cần phải được cải thiện, và văn kiện miễn giảm cho các tội phạm thực hiện các tội ác chống lại nhân loại cần phải được xem xét lại. Đây là những đề xuất đầy đủ và khả thi nhất về việc làm thế nào để tạo ra một ngoại lực từ cộng đồng quốc tế nhằm chấm dứt nạn mổ cướp nội tạng cưỡng bức và bức hại các học viên Pháp Luân Công. Các quốc gia, tổ chức và cá nhân liên quan quyết tâm tạo nên một sự khác biệt có thể tham khảo những đề xuất này.

Sau bài phát biểu của ông Matas, một số người tham dự đã đặt các câu hỏi về cuộc bức hại Pháp Luân Công, một số người đã chia sẻ kinh nghiệm hay những câu chuyện của họ ở Trung Quốc, và một số người nói rằng những tội ác tương tự như mổ cướp nội tạng cưỡng bức cũng đã xảy ra ở các quốc gia và khu vực khác. Nhưng việc thực hiện một cách có hệ thống và được nhà nước tổ chức như vậy ở Trung Quốc là đặc biệt kinh khủng, và mức độ nguy hại gây ra cho các nạn nhân là thực sự nghiêm trọng.

Nhiều người tham dự đã ký vào đơn thỉnh nguyện, kêu gọi chính phủ Canada hành động để ngăn chặn các vi phạm nhân quyền này. Một số giáo viên và sinh viên đã ghi lại tên và thông tin liên hệ để phối hợp trong tương lai. Hãng truyền thông địa phương Manitoban cũng đã đưa tin về buổi hội thảo này.

Ngoài buổi hội thảo, Nhóm Sinh viên Pháp Luân Công của trường đại học cũng đã tham gia các hoạt động của “Tuần lễ Sinh viên” được tổ chức từ ngày 21 đến 24 tháng 01 tại khuôn viên trường. Họ đã dựng một quầy thông tin để giải thích cho hàng ngàn sinh viên về chân tướng Pháp Luân Công và những vi phạm nhân quyền đang diễn ra ở Trung Quốc. Hàng trăm sinh viên và giáo viên đã ký vào đơn thỉnh nguyện gửi chính phủ Canada. Nhóm cũng trình chiếu bộ phim tài liệu “Ranh giới sinh tử”, miêu tả việc cưỡng bức mổ cướp nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống. Một số sinh viên Trung Quốc ở nước ngoài đã xem bộ phim và quyết định thoái xuất khỏi ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/2/4/中共活摘器官报告会在加拿大曼尼托巴大学举行-268750.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/2/8/137436.html

Đăng ngày 19-2-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share